• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Đạo đức lớp 2 trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 Bài 7: Tiếp xúc với người lạ | Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Đạo đức lớp 2 trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 Bài 7: Tiếp xúc với người lạ | Cánh diều"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 7: Tiếp xúc với người lạ

Câu hỏi Khởi động trang 35 SGK Đạo đức lớp 2: Trò chơi Người lạ - Người quen Hình ảnh: Trang 35 SGK

- Tổ chức trò chơi.

- Liên hệ đến bài học.

Lời giải chi tiết Cách chơi:

- Khi quản trò hô “Người lạ” (hoặc Người không không quen biết, người xa lạ) thì người chơi phải đứng im, giữ nguyên nét mặt.

- Khi quản trò hô “Người quen” (hoặc Người thân, Bố, Mẹ, ...) thì người chơi phải giơ tay lên, nét mặt thể hiện sự vui mừng.

- Người chơi nào làm sai sẽ bị phạt làm theo các yêu cầu của người thắng (Ví dụ: múa, hát, ...).

Câu hỏi Khám phá trang 36 SGK Đạo đức lớp 2:

Bài 1

Đọc thơ và trả lời câu hỏi:

Hình ảnh: Trang 36 SGK

(2)

a. Mèo con đã gặp chuyện gì?

b. Mèo con đã làm gì khi ấy?

c. Em có đồng tình với việc làm của Mèo con không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Đọc – Hiểu bài thơ.

- Thảo luận nhóm.

Trả lời

a. Mèo con đã gặp phải một người lạ nguy hiểm khi đang chơi một mình ở trước sân nhà.

Người lạ đã giả vờ bị mệt, nhờ Mèo dìu đến chỗ ô tô đang đậu bên hè phố nhằm mục đích bắt cóc Mèo con.

b. Mèo con đã không nghe theo lời của người lạ vì cô đã thấy vừa rồi người lạ bước đi rất nhanh nhẹn, giờ thì kêu mệt và mèo đã gọi to bố đến giúp.

(3)

c. Em rất đồng tình với việc làm của Mèo con. Vì Mèo con đã nhận ra hành vi xấu của người lạ, không nghe theo người lạ và gọi bố đến giúp. Việc làm này của Mèo đã giúp bạn ấy thoát khỏi mục đích của kẻ xấu.

Bài 2

Tìm hiểu một số tình huống khi tiếp xúc với người lạ

a. Những tình huống nào em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ?

b. Vì sao em cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong những tình huống trên?

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời

(4)

a.

Tình huống 1:

Hình ảnh: Trang 37 SGK

Bạn nhỏ đứng ở trước cửa nhà một mình, có một người lạ nhìn thấy, giả vờ làm người quen của mẹ để rủ đi theo. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ có thể bị bắt cóc hoặc làm hại.

Tình huống 2:

Hình ảnh: Trang 37 SGK

Bạn nhỏ đang chơi trong công viên thì có người lạ đến gần và cho kẹo – đồ ăn được trẻ con rất ưa thích. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu như ăn kẹo của người lạ, bạn nhỏ có thể ăn phải thuốc mê, thuốc ngủ do người xấu đã cho vào kẹo hoặc có thể bị người lạ sai khiến, làm hại.

Tình huống 3:

Hình ảnh: Trang 37 SGK

(5)

Bạn nhỏ đứng ở trước cổng trường đợi người thân đến đón thì người lạ đã đến bên nói chuyện, lôi kéo, rủ rê cho quà, đồ chơi. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự giúp đỡ trong trường hợp này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ không những không có đồ chơi mà còn có thể bị bắt cóc, làm hại.

Chú ý:

Mở rộng: Ngoài những tình huống trên thì còn rất nhiều tình huống người xấu bày ra nhằm những mục đích xấu đối với trẻ em như: Giả vờ là bố, mẹ các em nơi đông người; Bán đồ ăn, đồ chơi có tẩm thuốc ngoài cổng trường; ...

b. Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong những tình huống trên vì họ sẽ giúp em thoát khỏi những kẻ xấu, những kẻ có mục đích làm hại trẻ em; tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra đối với các em như bị bắt cóc, bị làm hại, bị sai khiến làm những điều xấu.

Chú ý: 2 điều cần có để ứng phó với người lạ

- Sức khỏe (giúp chạy nhanh, giãy giụa mạnh để thoát khỏi người lạ khi bị bắt).

- Trí thông minh, sự bình tĩnh, sự nhanh nhẹn (giúp quan sát được tình hình, nghĩ ra phương pháp để đối phó với người lạ).

Bài 3

Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ Hình ảnh: Trang 38 SGK

a. Ai là người em có thể nhờ giúp đỡ?

b. Em sẽ làm gì trong những tình huống dưới đây?

(6)

c. Em sẽ nói gì với người em định nhờ giúp đỡ?

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời a.

Những người đáng tin cậy em có thể tìm kiếm sợ trợ giúp: thầy, cô giáo; cô, chú công an;

bác bảo vệ; nhân viên mặc đồng phục ở các cửa hàng, cơ quan, ...; đàn ông hoặc phụ nữ đi cùng con nhỏ (vì thường những người có con nhỏ thì họ sẽ có khuynh hướng bảo vệ trẻ nhỏ).

b.

(7)

- Khi người lạ hỏi thông tin cá nhân thì em không được cho họ biết. Vì họ có thể dựa vào đó để thực hiện những hành vi xấu như trộm cắp, tìm cơ hội bắt cóc hoặc làm hại em.

- Khi có người lạ cho quà thì em không được nhận, kiên quyết từ chối, không được đụng vào món quà đó vì có thể người lạ đã tẩm thuốc vào những món đồ đó để thực hiện hành vi xấu của mình, khiến em có thể bị gây mê, bắt cóc hoặc bị làm hại.

- Khi người lạ rủ đi theo thì em không được đồng ý, kiên quyết từ chối vì người lạ có thể dẫn em đến một nơi lạ để thực hiện hành vi xấu, em sẽ bị bắt cóc, bị làm hại.

- Khi bị người lạ bắt đi, em cần hô to để gây chú ý với mọi người xung quanh để họ thấy được tình hình lúc đó và cứu giúp em thoát khỏi âm mưu của kẻ xấu.

c.

Hình 1:

Hình ảnh: Trang 38 SGK

- Với những tình huống nguy cấp như đang bị ai đó đuổi theo, em cần hô to nhằm thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh, để mọi người có thể thấy được tình hình và sẵn sàng giúp đỡ em lúc đó. (Ví dụ: Cứu cháu! Giúp cháu với!).

- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.

Hình 2:

(8)

Hình ảnh: Trang 38 SGK

- Với tình huống chưa thật nguy cấp, em có sự nghi ngờ rằng đang có người lạ theo dõi mình thì em có thể tiến lại gần người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ (chú công an), bình tĩnh nói rõ ràng chuyện em đang bị người lạ theo dõi và đề nghị người ấy giúp đỡ một cách lịch sự (Ví dụ: “Cháu đang bị một người lạ theo dõi, chú giúp cháu với ạ”.).

- Sau khi được giúp đỡ, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành.

Câu hỏi Luyện tập trang 39 SGK Đạo đức lớp 2:

Bài 1

Nhận xét hành vi

Em có nhận xét gì về cách xử lí của bạn trong tình huống dưới đây?

Hình ảnh: Trang 39 SGK

Phương pháp giải:

(9)

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời Hình 1:

Bạn nhỏ đang bị một người là mặt bắt cóc, khống chế (“Cấm kêu”) và bạn nhỏ đang tìm cách để có thể thoát khỏi tên xấu này.

Hình 2:

Bạn nhỏ đã rất bình tĩnh để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi đi ngang qua một đôi nam nữ, bạn nhỏ đã giật mạnh tóc của người nam thanh niên, khiến người đó kêu “Oái”.

Hình 3:

(10)

Người nam thanh niên này cho rằng người lạ mặt kia đã giật tóc mình, quay lại hỏi bằng một giọng tức giận: “Tại sao anh giật tóc tôi” và cả hai người đã xảy ra cuộc tranh cãi.

Hình 4:

Nhân cơ hội hai người đàn ông kia đang cãi nhau, cậu bé đã nhanh chân chạy thoát khỏi tên bắt cóc. Anh thanh niên cũng biết rõ là cậu bé đã giật tóc mình và biết được sự nguy hiểm của cậu bé lúc này. Vì vậy, anh đã cố tình gây sự vói người lạ mặt kia để bạn nhỏ có cơ hội chạy thoát.

Hình 5:

Bạn nhỏ đã chạy thoát khỏi tên bắt cóc và gặp lại mẹ của mình. Sau đó, bạn nhỏ và mẹ đã gửi lời cảm ơn chân thành đến anh thanh niên.

Nhận xét: Qua câu chuyện trên, em đã thấy rõ được cách xử lí của bạn nhỏ khi bị một người lạ mặt bắt và khống chế. Bạn nhỏ đã rất bình tĩnh quan sát để tìm kiếm sự giúp đỡ, tạo rắc rối cho chính kẻ lạ mặt để tìm cơ hội chạy thoát, đây là một cách xử lí thông minh, nhanh trí. Bên cạnh đó, còn thấy được bạn nhỏ là một người lễ phép, ngoan ngoãn khi đã biết gửi lời cảm ơn đến anh thanh niên đã giúp đỡ mình.

Chú ý:

- Trong một số tình huống bị khống chế, không thể nói hay kêu cứu thì việc ra dấu hiệu cho người khác biết có thể giúp em tìm kiếm được sự hỗ trợ phù hợp.

(11)

- Việc tạo rắc rối cho kẻ định bắt cóc mình bằng hành động nào đó cũng là một cách vì khi họ cãi nhau với kẻ bắt cóc thì mình cần nhanh chóng chạy thoát, nhập vào đám đông hoặc chạy đến nhà bảo vệ, ... để kẻ bắt cóc khó tìm thấy mình.

- Sau khi đã được cứu giúp, em nên cùng người thân tìm cách liên hệ với người đã hỗ trợ mình để nói lời cảm ơn và xin lỗi vì em đã làm ảnh hưởng đến họ nhưng cũng nhờ đó mà em được giải thoát khỏi tên bắt cóc.

Bài 2

Xử lí tình huống

Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?

Hình ảnh: Trang 40 SGK.

Tình huống 1

Tình huống 2

Tình huống 3

Phương pháp giải:

(12)

- Trực quan.

- Phân tích tình huống.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời

Tình huống 1: Người lạ gặp ở công viên nhờ em đi tìm giúp chú chó bị lạc.

- Trong tình huống này, em đang ở một mình. Việc nghe lời, đi theo người lạ tiềm ẩn rủi ro nếu người lạ đó là người xấu, người ấy có thể làm hại em mà không ai biết.

- Để an toàn, tốt nhất là em nên từ chối và đi về phía chú bảo vệ đang đứng gần đó, nói rõ mọi chuyện đang xảy ra cho chú biết.

- Trong trường hợp em muốn giúp đỡ người lạ thì cần phải có người thân đi cùng.

Tình huống 2: Người lạ lấy cớ là người thân của em (bố / mẹ) nhằm tránh sự nghi ngờ của mọi người xung quanh để có ý định bắt cóc em.

- Trong tình huống này, em hãy cố hét thật to rằng: “Ông không phải bố tôi. Tôi không biết ông là ai”, rồi hỏi người lạ đó: “Mẹ tôi tên gì? Tôi học trường nào?”.

(13)

- Nhân lúc người lạ đang lúng túng với những câu hỏi đó, em hãy cố gắng nhờ sự giúp đỡ của những người gần đó, chạy đến chỗ quán nước. Nếu nhớ được số điện thoại của người nhà, hãy nhờ họ gọi để xác nhận và giúp em thoát khỏi người lạ đang giả danh là bố mình.

Tình huống 3: Người lạ giả làm người quen của mẹ đến đón em sau giờ tan trường.

- Trong tình huống này, em có thể nhờ bác bảo vệ trường gọi điện cho mẹ để xác minh xem đúng người lạ đó là bạn của mẹ hay không, nhằm tránh tình huống xấu xảy ra.

Bài 3 Liên hệ

Chia sẻ một lần em gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với người lạ (nếu có) và cho biết em sẽ làm gì nếu gặp lại tình huống như thế?

Phương pháp giải:

- Hồi tưởng.

- Thuyết trình trước lớp.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời

Xin chào thầy / cô và các bạn. Em tên A. Sau đây em xin phép được kể câu chuyện của mình trong một lần nguy hiểm tiếp xúc với người lạ.

Buổi chiều hôm đấy, do có việc bận nên mẹ đã đón em khá muộn. Trong khi em đang đứng đợi mẹ trước cổng trường thì có một cô đi qua, nhận là bạn thân của mẹ em và nói mẹ nhờ cô ấy đón. Em thấy cô ấy rất lạ, không phải một trong những người bạn thân của mẹ mà

(14)

em từng biết. Em đã từ chối không đi theo nhưng cô cương quyết cầm tay em để kéo lên xe. Thật may lúc này mẹ em đã đến kịp để giúp em thoát khỏi người lạ mặt đó. Sau này, nếu như em gặp lại tình huống như vậy mà mẹ chưa đến kịp, em sẽ nhờ bác bảo vệ trường gọi điện thoại cho mẹ để xác nhận xem đúng đó có phải là bạn thân mà mẹ nhờ đến đón mình hay không.

Câu hỏi Vận dụng trang 41 SGK Đạo đức lớp 2: Ghi lại số điện thoại trợ giúp

- Hồi tưởng.

- Lập bảng.

- Làm việc cá nhân.

Lời giải chi tiết

Cần ghi nhớ các số điện thoại trợ giúp (của người thân, thầy/cô giáo, cảnh sát, ...) để gọi trong trường hợp cần thiết.

Ví dụ:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cần phải nhờ người đi đường gần đó giúp đỡ để tránh khỏi sự nguy hiểm từ người lạ đó..2. Những tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ

- Vì suy nghĩ và việc làm của H cho thấy bạn chưa có đức tính tự tin trong học tập, mà đó là biểu hiện của sự nhút nhát, thụ động, thiếu tính tự tin, thiếu tinh thần tham

- Nếu không tìm kiếm được sự hỗ trợ kịp thời khi ở nhà, ở trường, rất có thể chúng ta sẽ bị thương hoặc gặp nguy hiểm về tính mạng... Bạn nam không biết đọc nhạc, liền

Nếu em là bạn, em sẽ nhờ các bạn xung quanh tìm giúp, hỏi mọi người xem có ai nhìn thấy balo của em không hoặc hỏi bác bảo vệ xem có ai nhặt được và gửi bác không.. Bạn

- Hân trở nên mạnh dạn, tự tin và tiến bộ trong học tập vì Hân đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập, xung phong tham gia

Đây là một cuộc thi có giải thưởng vì thế mình muốn nhường cơ hội phát huy điểm mạnh này cho một bạn khác và mình sẽ tham gia môn đá cầu đúng với sở trường của mình để

Bài văn gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể: các tiếng rao trên các con thuyền.. Tác giả có sử dụng các biện pháp tu từ khi

GVKL: Với những tình huống các bạn chưa biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ thì các bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ của thầy, cô giáo, chú bảo vệ... hoặc người lớn khác khi