• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương X: Chủ đề: NỘI TIẾT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chương X: Chủ đề: NỘI TIẾT"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chương X: Chủ đề: NỘI TIẾT

(Gồm 5 bài: 55,56,57,58,59)

Bài 55:

GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT

I. MỤC TIÊU

- Trình bày được sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

- Nêu được tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.

- Trình bày được tính chất và vai trò của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết, từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống.

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Mở bài: Cùng với hệ thần kinh, các tuyến nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà các quá trình sinh lý trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiết là gì? Có những tuyến nội tiết nào?

Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM HỆ NỘI TIẾT Tiểu kết:

- Tuyến nội tiết sản xuất các hoóc môn theo đường máu (đường thể dịch) đến các cơ quan đích.

Hoạt động 2: PHÂN BIỆT TUYẾN NỘI TIẾT VỚI TUYẾN NGOẠI TIẾT

Mục tiêu: - Phân biệt được tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.

- Nắm được vị trí của các tuyến nội tiết chính.

Tiểu kết:

- Tuyến ngoại tiết: Chất tiết theo ống dẫn tới các cơ quan tác động.

- Tuyến nội tiết: Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích.

- Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết. Ví dụ:

tuyến tụy.

- Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là hoóc môn.

(2)

Hoạt động 3 HOOC MÔN

Mục tiêu: Trình bày được tính chất, vai trò của hoóc môn, từ đó xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết.

Tiểu kết:

a.Tính chất của Hoóc môn

- Mỗi Hoóc môn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.

- Hoóc môn có hoạt tính sinh học rất cao.

- Hoóc môn không mang tính đặc trưng cho loài.

b. Vai trò của Hoóc môn

- Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể.

- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

C.H ỏi

1. Hoàn thành bảng sau

Đặc điểm so sánh Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết - Khác nhau

+ Cấu tạo + Chức năng - Giống nhau

2. Nêu vai trò của Hoóc môn, từ đó xác định tầm quan trọng củahệ nội tiết?

(3)

Bài 56:

TUYẾN YÊN - TUYẾN GIÁP

I. MỤC TIÊU

- Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên.

- Nêu rõ được vị trí và chức năng của tuyến giáp.

- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do Hoóc môn của các tuyến đó tiết ra quá ít hoặc quá nhiều.

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cơ thể.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Mở bài: Tuyến yên và tuyến giáp là 2 tuyến có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể.

Hoạt động 1 TUYẾN YÊN Tiểu kết:

- Vai trò:

+ Tiết Hoóc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác.

+ Tiết Hoóc môn ảnh hưởng tới một số quá trình sinh lý trong cơ thể.

Hoạt động 2 TUYẾN GIÁP Tiểu kết:

- Hoóc môn là Tiroxin, có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hoá ở tế bào.

- Tuyến giáp cùng tuyến cận giáp có vai trò trong điều hoà trao đổi can xi và phốt pho trong máu.

C.Hỏi

1. Lập bảng tổng kết vai trò của các tuyến nội tiết theo mẫu bảng 56.2 (tr. 178 SGK)

2. Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iôt.

(4)

Bài 57:

TUYẾN TỤY & TUYẾN TRÊN THẬN

I. MỤC TIÊU

- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dựa trên cấu tạo của tuyến.

- Sơ đồ hoá chức năng của tuyến tụy trong sự điều hoà lượng đường trong máu.

- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến.

Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Mở bài: Tuyến tụy và tuyến trên thận có vai trò quan trọng trong điều hoà lượng đường trong máu.

Hoạt động 1 TUYẾN TỤY Tiểu kết:

- Tuyến tụy vừa làm chức năng ngoại tiết vừa làm chức năng nội tiết.

- Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy thực hiện.

+ Tế bào : Tiết Glucagôn.

+ Tế bào : Tiết insulin.

- Vai trò của các Hoóc môn:

+ Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại Hoóc môn  tỉ lệ đường huyết luôn ổn định  đảm bảo hoạt động sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường.

Hoạt động 2 TUYẾN TRÊN THẬN

Tiểu kết:

- Chức năng: SGK (tr. 180).

C.Hỏi

1. Hoàn thành sơ đồ sau (+) kích thích (-) ức chế

(5)

Khi đường huyết… Khi đường huyết…

(+) (+)

Đảo tụy

Tế bào  Tế bào 

(-) (-)

... ...

Glucôzơ ... Glucôzơ

Đường huyết giảm Đường huyết tăng đến mức bình thường lên mức bình thường 2. Trình bày vai trò của tuyến trên thận?

(6)

Bài 58:

TUYẾN SINH DỤC

I. MỤC TIÊU

- Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.

- Kể tên các hoóc môn sinh dục nam và hoóc môn sinh dục nữ.

- Hiểu rõ ảnh hưởng của hoóc môn sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.

Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

Giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ cơ thể.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Mở bài: Khi phát triển đến độ tuổi nhất định cơ thể các em bắt đầu có những biến đổi. Những biến đổi đó do đâu mà có  bài mới. Sau đó GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin  tìm hiểu chức năng kép của tinh hoàn và buồng trứng.

Hoạt động 1

TINH HOÀØN VÀ HOOC MÔN SINH DỤC NAM Tiểu kết:

- Tinh hoàn:

+ Sản sinh tinh trùng.

+ Tiết hoóc môn sinh dục nam Testosteron.

- Hoóc môn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam.

- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam (Bảng 58.1) Hoạt động 2

BUỒNG TRỨNG VÀ HOOC MÔN SINH DỤC NỮÕ Tiểu kết:

- Buồng trứng:

+ Sản sinh trứng.

+ Tiết hoóc môn sinh dục nữ Ostrogen.

+ Ostrogen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ.

- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nữ (Bảng 58.2).

C.Hỏi

1. Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng?

(7)

2. Nêu chức năng của tuyến sinh dục? Vì sao nói tuyến sinh dục vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?

3. Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ

(8)

Bài 59: SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

I. MỤC TIÊU

- Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động .

- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Mở bài: Cũng như hệ thần kinh, trong hoạt động nội tiết cũng có cơ chế tự điều hoà để đảm bảo lượng hoóc môn tiết ra vừa đủ nhờ các thông tin ngược. Thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động nội tiết và cơ thể sẽ lâm vào tình trạng bệnh lý  Bài hôm nay sẽ tìm hiểu sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.

Hoạt động 1

ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT Tiểu kết:

- Tuyến yên tiết hoóc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết.

- Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoóc môn do các tuyến nội tiết tiết ra  đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược.

Hoạt động 2

SỰÏ PHỐI HỢÏP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

(9)

Tiểu kết:

- Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động  đảm bảo các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường.

C.Hỏi

1. Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết.

2. Lấy ví dụ, nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững được tính ổn định của môi trường trong.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan