• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường :TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ: KHXH Nguyễn Thị Thu Hoài

ÔN TẬP KÌ I (1 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố các kiến thức cơ bản của phần lịch sử học kì I:

+ Xã hội nguyên thủy và cổ đại.

+ Các quốc gia cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã 2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ, tự học: tư duy độc lập, tự mình thực hiện những nhiệm vụ được phân công.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp, đối thoại, hợp tác với bạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến bài học.

- Năng lực đặc thù:

+ Tìm hiểu kiến thức LS: Khai thác và sử dụng được thông tin lịch sử, tư liệu lịch sử.

+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:

- Nhận thức và tư duy lịch sử

+ Lập sơ đồ, bảng biểu ôn tập lịch sử thời nguyên thủy, thời cổ đại

+ Tóm tắt được những nét chính về đời sống của con người thời nguyên thuỷ

trên thế giới và Việt Nam.

+ Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của con người thời nguyên thuỷ và xã hội loài người.

+ Trình bày được những thành tựu văn hóa tiêu biểu thời cổ đại

+ Phát triển năng lực vận dụng: vận dụng kiến thức giải quyết được vấn đề trong thực tiễn.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ ) Tập tìm hiểu lịch sử giống như một nhà sử học (viết văn bản lịch sử dựa trên chứng cứ lịch sử).

+) Vận dụng kiến thức lịch sử để mô tả sơ đồ xã hội cổ đại ở Ấn Độ.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước: biết ơn con người thời xưa đã phát minh công cụ lao động và những thành tựu văn hóa tiêu biểu.

- Nhân ái: Biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia trong lao động, trong cuộc sống. Biết đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong xã hội.

(2)

- Chăm chỉ: Biết chăm chỉ lao động, quý trọng những thành quả lao động của tập thể, của nhân loại…

- Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm, biết cách gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử…

- Trung thực: HS biết tôn trọng sự thật, trung thực, khách quan khi đánh giá, nhận xét, câu trả lời của bạn học…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, Ti vi - Đề cương ôn tập 2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ1. Mở đầu – xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế sẵn sàng vào bài học mới thông qua kiểm tra bài tập bằng cách tổ chức trò chơi ô chữ.

b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trong ô chữ hàng ngang, nếu trả lời được 2/3 số câu hỏi thì được trả lời câu hỏi hàng dọc

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS d) Tổ chứcthực hiện:

B1. Chuyển giao nhiệm vụ (GV) HS chọn câu hỏi và trả lời.

B2. Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ

B3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv mời ngẫu nhiên 1 – 3 HS chia sẻ.

B4. Đánh giá kết quả hoạt động

GV nhận xét, sau đó kết nối vào bài mới HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2. 1. Hoạt động 1: Nguồn gốc của loài người. Quá trình tiến hoá từ Vượn thành Người.

a. Mục tiêu

- Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất.

b.Nội dung:

- HS đọc SGK, kết hợp với kênh hình hoàn thành nội dung vào phiếu học tập để trống, thời gian 15p

- Thảo luận cặp đôi, hoàn thành mục tiêu đặt ra.

- HS nhận xét các kĩ thuật 321 c. Sản phẩm:

(3)

- Sản phẩm phiếu bài tập của HS.

- HS ghi bài vào vở những nội dung chính.

Con người có nguồn gốc từ đâu ?

Quá trình tiến hoá trải qua bao nhiêu giai đoạn? Kể tên các giai đoạn Người ?

Hãy cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn người?

Loài Vượn người

3 giai đoạn.

Vượn người Khoảng 5 – 6 triệu năm cách nay

Người tối cổ Khoảng 4 triệu năm đến 15 vạn năm cách nay

Người tinh khôn Khoảng 15 vạn năm- 4000 năm cách nay

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin mục 1 và hình 1 SGK trang 17, thảo luân theo từng cặp đôi các vấn đề sau:

Con người có nguồn

gốc từ

đâu ?

Quá trình tiến hoá trải qua bao nhiêu giai đoạn? Kể tên các giai đoạn Người ?

Hãy cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn người?

giai đoạn .

1…………

2…………

3………….

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm cặp đôi đọc sách kèm theo quan sát hình ảnh để hoàn thành nhiệm vụ.

- Trong quá trình học sinh hoạt động cá nhân, giáo viên chú ý đến các các học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn.

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- Sau khi hoàn thành nhóm cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau

* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Giáo viên yêu cầu 2-3 học sinh trình bày sản phẩm của mình, học sinh trong lớp theo dõi và bổ sung hoàn thiện.

- Giáo viên chốt lại kiến thức:

(4)

=> Nguồn gốc loài người là từ 1 loài Vượn cổ tiến hoá thành.

2. 1. Sự phát hiện ra kim loại và bước tiến của xã hội nguyên thủy a) Mục tiêu: Giúp HS

- Trình bày được quá trình phát hiện kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

- Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông.

b) Nội dung:

- HS quan sát H1, H2 kết hợp đọc toàn bộ thông tin mục 1 SGK, thảo luận cặp đôi để hoàn thiện phiếu học tập trong 5 phút.

PHIẾU HỌC TẬP

-HS quan sát H4 tr22, H3,4 bài 6 kết hợp đọc toàn bộ thông tin SGK - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hoá xã hội thành “người giàu” và c) Sản phẩm: Phiếu học tập ,câu trả lời đúng của HS

- HS thảo luận cặp đôi (5) theo nhiệm vụ được phân công - Trình bày sản phẩm của nhóm

(5)

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh và làm việc theo nhóm phân công.

- Thảo luận cặp đôi 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập . B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ được phân công

- HS chia sẻ cặp đôi trong thời gian 5 phút, kết quả trên phiếu học tập.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động

- Gv gọi ngẫu nhiên hai cặp lên trình bày.

- HS chú ý lắng nghe và bổ sung cho nhóm bạn B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả, hướng dẫn HS ghi chép.

2. 2. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun)

b) Nội dung:

1.Thời đại đồ đồng ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào? ở đâu?

2. Quan sát lược đồ Hình 4 Lược đồ di chỉ thời đổ đá và đồ đồng ở Việt Nam trang 22 và sơ đồ hình 4 trang 26 các em hãy tìm các di chỉ thuộc thời đại đồ đồng thau và trả lời câu hỏi:

3. Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua những nền văn hoá khảo cổ nào?

4. Nêu những đặc điểm tương đồng giữa các nền văn hoá đồ đổng trên đất nước ta?

5. Quan sát hình 2 kể tên một số công cụ, vũ khí được tìm thấy thuộc văn hóa Gò mun? sự xuất hiện đồ kim khí trên lãnh thổ Việt Nam cho em biết điều gì?

(6)

6. Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại đã có những tác động như thế nào đối với đời sống kinh tế, xã hội?

c) Dự kiến sản phẩm:

- Cá nhân, và nhóm hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

1. Thời đại đồ đồng ở VN xuất hiện: khoảng 4000 năm trước.

- Địa điểm: Địa bàn trên khắp cả nước. (HS kể tên địa điểm) 2. Văn hóa sa huỳnh, văn hóa Đồng Nai

3. Đặc điểm tương đồng giữa các nền văn hóa: Có nhiều nét tương đồng giữa các nền văn hóa.

4. HS xác định được vị trí xuất hiện các nền văn hóa.

6. Tác động làm thay đổi đ/s của con người d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS quan sát H4 tr22, H3,4 bài 6 kết hợp đọc toàn bộ thông tin SGK để trả lời các câu hỏi.

- HS làm việc cá nhân, nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát hỗ trợ học sinh trong hoạt động B3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời 3 – 5 HS trả lời nhanh từng câu hỏi - HS nhận xét theo kĩ thuật 3-2-1

B4: Đánh giá kết quả hoạt động

- Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức

1.3. Hoạt động 3. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TIÊU BIỂU

a) Mục tiêu: HS nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, Lưỡng Hà và trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hoá của nhân loại.

(7)

b) Nội dung: yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát lược đồ, hình 5,6,7 trao đổi theo nhóm để trả lời các câu hỏi:

- Chia lớp thành 4 nhóm vẽ sơ đồ tư duy

1. Nhóm 1,3: Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu của Ai Cập.

2. Nhóm 2,4: Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu của Lưỡng Hà.

c) Sản phẩm: vẽ được sơ đồ tư duy thể hiện những thành tựu và lý giải được thành tựu ấn tượng nhất

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm thực hiện 2 nhiệm vụ Nhóm 1,3

- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu của Ai Cập.

(8)

Nhóm 2,4

- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu của Lưỡng Hà.

Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động - HS các nhóm nhậ nhiệm vụ của nhóm mình

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần bằng các định hướng gợi Bước 3. HS báo cáo

GV điều khiển các nhóm cử đại diện trình bày từng nội dung, các nhóm khác nhận xét, bổ sung theo kỉ thuật 3-2-1

Bước 4: GV Nhận xét cách trình bày và góp ý của các nhóm cuối cùng chốt ý (kết luận)

1.4. Hoạt động 4. CHẾ ĐỘ XÃ HỘI Ở ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

a) Mục tiêu:- Hiểu được về sự phân chia xã hội theo đẳng cấp dựa trên sự khác biệt về tộc người và màu da và đánh giá được đó là chế độ bất bình đẳng

b) Nội dung: Cho HS đọc thông tin trong SGK/36 và quan sát sơ đồ và đọc thông tin sgk để trả lời các câu hỏi:

1. Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại?

2. Hãy dựa vào H.3 sách giáo khoa để hoàn thiện sơ đồ chế độ đẳng cấp Vac-na và vẽ lại vào vở. Và nêu khái niệm “đẳng cấp” là gì”

c) Sản phẩm: xác định được cơ sở phân chia đảng cấp và vị trí các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại

1. Người Đra-vi-đa: được biết đến là chủ nhân của nền văn minh ven bờ sông Ấn - nền văn minh cổ xưa nhất ở Ân Độ. Ngày nay, họ là những tộc người thiểu số cư trú ở miền Nam bán đảo Ấn Độ.

Sự xâm nhập của người A-ri-a vào miền Bắc Ấn, mở ra thời kì chuyển biến sang xã hội có giai cấp và nhà nước. Người A-ri-a đã tạo ra chế độ đẳng cấp Vác- na, chia xã hội ẤnĐộ thành bốn đẳng cấp dựa trên sự khác biệt vế tộc người và màu da, mỗi đẳng cấp có bổn phận, nghĩa vụ khác nhau.

2. HS hoàn thiện vào sơ đồ (mô tả)

1) Đẳng cấp Brahman: giới tăng lữ, chuyên tế lễ thần linh, thống trị xã hội về tinh thần

(9)

2) Đẳng cấp Kasatoria: quý tộc, võ sĩ -> cai trị dân, quản lý nhà nước, chinh chiến.

3) Đẳng cấp Vaisya: nông dân, thợ thủ công, thương nhân -> lao động sản xuất, nộp tô thuế, làm lao dịch

4) Đẳng cấp Sudra: phải làm mọi việc để kiếm sống, phục dịch cho 3 đẳng cấp trên

Đẳng cấp dưới phải phục tùng đẳng cấp trên, việc tiếp xúc giữa những người khác đẳng cấp là ô uế, nghiêm cấm kết hôn không cùng đẳng cấp.

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Hoạt động cá nhân

Nhiệm vụ 2 Hoạt động nhóm (4 phút): Hoàn thiện sơ đồ đẳng cấp.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Nhóm, cá nhân thực hiện nhiệm vụ học tập - GV theo dõi HS làm việc và hỗ trợ học sinh Bước 3. HS báo cáo kết quả hoạt động

- GV tổ chức HS báo cáo kết quả và nhận xét hoạt động theo kĩ thuật 321 (3 – ưu điểm, 2 – hạn chế, 1 – góp ý).

Bước 4: GV Nhận xét phần trình bày và bổ sung của các nhóm sau đó chốt ý (kết luận)

1.4. HOẠT ĐỘNG 2. NHÀ NƯỚC THÀNH BANG VÀ NỀN DÂN CHỦ CỔ ĐẠI Ở HI LẠP.

a. Mục tiêu: Biết được nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp b. Nội dung: GV sử dụng tư liệu hình ảnh, kênh chữ SGK, vấn đáp hướng dẫn HS c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV cung cấp thêm khái niệm “nhà nước thành bang” là những nhà nước nhỏ, có một thành thị là trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt.

GV:Vì sao ở Hy Lạp lại hình thành nhiều nhà nước thành bang?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ học sinh Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gọi đại diện hai HS trả lời, HS khác theo dõi, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

(10)

GV có thể mở rộng để rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét cho HS bằng cách đặt câu hỏi: Theo em, hạn chế của nền dân chủ ở A-ten cổ đại là gì?

GV chốt kiến thức

- Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, ở Hy Lạp đã hình thành hàng trăm nhà nước thành bang (hay thị quốc). Đó là những thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng nhất là bến cảng.

- Thành bang quan trọng nhất là A-ten

1.5. HOẠT ĐỘNG 3. NHÀ NƯỚC ĐẾ CHẾ LA MÃ CỔ ĐẠI

a. Mục tiêu: HS nắm được quá trình phát triển và suy tàn của đế chế La Mã; tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã

b. Nội dung: Những mốc chính trong quá trình phát triển và suy tàn của đế chế La Mã; tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV cho HS đọc thông tin trong SGK và quan sát Sơ đồ tổ chức Nhà nước đế chế ở La Mã

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gọi đại diện hai HS trả lời, HS khác theo dõi, nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

HĐ 3: Luyện tập

(11)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung:

Lập bảng theo mẫu sau và điền những nội dung phù hợp.

Nền văn hoá Niên đại Công cụ tìm thấy

Phùng nguyên ? ?

Đồng Đậu ? ?

Gò Mun ? ?

Sa Huỳnh Đồng Nai

d) Dự kiến sản phẩm:

- câu trả lời đúng của HS

Lập bảng theo mẫu sau và điền những nội dung phù hợp.

Nền văn hóa Niên đại Công cụ tìm thấy

Phùng nguyên 2000 TCN những mẩu gỉ đồng, màu đồng thau nhỏ, mảnh vòng hay đoạn dây chì

Đồng Đậu 1500 TCN Hiện vật bằng đồng khá phổ biến gồm: đục, dùi, cần dao, mũi tên, lưỡi câu...

Gò Mun 1000 TCN vũ khí (mũi lên, dao, giáo..), lưỡi câu, dùi, rìu (đặc biệt rìu lưỡi xéo), đục

Sa Huỳnh Công cụ đồng: Đục , Lao, lưỡi câu

Đồng Nai Công cụ đồng: Đục Rừu, lao có ngạnh, mũi tên, lưỡi câu

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh, chọn thông tin phù hợp điền vào phiếu học tập (5')

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ Các nhóm, cá nhân nhận nhiệm vụ thảo luận trong thời gian (5) hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Trong quá trình làm việc nhóm, GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi các em gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

+ GV gọi đại diện hai nhóm trình bày sản phẩm

(12)

+ Các nhóm khác lắng nghe, góp ý, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động

+ GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động

+ Tuyên dương nhóm, cá nhân hS có ý thức học tập tốt, khuyến khích những em chưa hoàn thiện sẽ cố gắng hơn.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5p)

a. Mục tiêu: Tập tìm hiểu lịch sử giống như một nhà sử học (viết văn bản lịch sử dựa trên chứng cứ lịch sử). Vận dụng kiến thức lịch sử để mô tả một số hiện tượng trong cuộc sống (những đồ vật xung quanh em thừa hưởng phát minh ra kim loại từ thời kì nguyên thuỷ).

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi (giao nhiệm vụ về nhà). Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

- HS chọn 1 trong ba yêu cầu của bài tập 1 để viết bài

Bài tập 1 hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một thành tựu văn hóa thời cổ đại?

c. Dự kiến sản phẩm: Bài giới thiệu của HS

d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS làm bài tập Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ cho HS

+ HS hoàn thành bài tập, đầu giờ sau sẽ báo cáo ở trên lớp Bước 2. Nhận nhiệm vụ học tập

+ HS nhận nhiệm vụ được giao Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

+ HS trao đổi với bạn bè, với cô giáo để hoàn thành nhiệm vụ trong giờ học sau Bước 4 . Đánh giá kết quả hoạt động

- Gọi 2 đến 3 HS trình bày vào đàu giờ buổi sau, HS trong lớp theo dõi, nhận xét - GV đánh giá kết quả học tập, vận dụng của HS

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.. - Gv chuyển giao

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa

- Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV nhận xét, đánh giá các sản phẩm của HS, thái độ học tập, kết quả hoạt động, cho điểm HS và kết luận, chốt kiến thức chuẩn cho HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mớia. HS: Lắng nghe, vào bài

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: thảo luận nhóm hoàn thành nội dung Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: Trình bày kết quả.. GV: Lắng nghe, gọi HS

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, xem clip B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định (GV):.. Nhận xét câu trả lời của HS và

Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS, GV DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1:.. Thảo luận

- HS vận dụng kiến thức và thực hiện yêu cầu.. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của