• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả Địa lí | Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Cánh Diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả Địa lí | Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Cánh Diều"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 6. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả Địa lí Câu hỏi trang 122 sgk Địa Lí 6: Em có biết con người và tất cả mọi vật trên bề mặt Trái Đất vẫn liên tục quay quanh trục Trái Đất hay không? Vì sao con người lại không cảm nhận được điều này? Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đã tạo ra các hệ quả địa lí nào?

Trả lời:

- Con người và tất cả mọi vật trên bề mặt Trái Đất vẫn liên tục quay quanh trục Trái Đất.

- Con người không cảm nhận được do Trái Đất tự quay quanh trục, quán tính quay từ khi hình thành và chịu tác động của các lực.

- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đã tạo ra các hệ quả địa lí là + Hiện tượng ngày – đêm trên Trái Đất.

+ Giờ trên Trái Đất.

+ Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

A/ Câu hỏi giữa bài

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày – đêm trên Trái Đất

Câu hỏi trang 123 sgk Địa Lí 6: Dùng quả Địa Cầu để mô tả chuyển động quay quanh trục của Trái Đất và chứng minh rằng: Sự quay quanh trục đã làm cho Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau ở Khắp mọi nơi.

Trả lời:

Tia sáng Mặt Trời mang lại ánh sáng cho Trái Đất. Nhưng do Trái Đất có dạng hình cầu nên bao giờ cũng chỉ có một nửa Trái Đất được chiếu sáng, còn nửa kia bị bóng tối bao phủ. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Đồng thời, do Trái Đất quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm luân phiên nhau.

Giờ trên Trái Đất

Câu hỏi trang 124 sgk Địa Lí 6:

- Trái Đất quay một vòng là 3600 trong thời gian 24 giờ. Hãy tính xem một khu vực giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến.

- Quan sát hình 6.2, hãy cho biết khu vực giờ số 0 có điểm gì đặc biệt.

(2)

Trả lời:

- Trái Đất quay một vòng là 3600 trong thời gian 24 giờ. Vậy một khu vực giờ rộng là:

360 : 24 = 150 kinh tuyến.

- Khu vực giờ số 0 có điểm đặc biệt là: Đây chính là đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn nước Anh.

Câu hỏi trang 125 sgk Địa Lí 6:

- Quan sát hình 6.3, hãy cho biết khi Hà Nội là 7 giờ thì các thành phố Luân-đôn, Bắc Kinh, Tô-ky-ô, Mát-xcơ-va, Niu Y-óoc là mấy giờ?

- Quan sát hình 6.4, hãy giải thích tại sao mỗi đồng hồ ở khách sạn lại chỉ một giờ khác nhau.

(3)

Trả lời:

- Khi Hà Nội 7 giờ thì các thành phố sẽ là:

+ Luân Đôn: 0 giờ.

+ Bắc Kinh: 8 giờ.

+ Tô-ky-ô: 9 giờ.

+ Mát-xcơ-va: 3 giờ.

+ Niu Y-óoc: 19 giờ.

- Mỗi đồng hồ ở khách sạn lại chỉ một giờ khác nhau vì: Ở các khách sạn là nơi lưu trú của nhiều khách du lịch đến từ nhiều quốc gia khác nhau, các đồng hồ trên là đại diện ở một địa điểm khác nhau. Khi có nhiều đồng hồ có giờ khác nhau sẽ thuận tiện cho việc tính giờ, xem giờ của du khách.

Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

Câu hỏi trang 126 sgk Địa Lí 6: Quan sát hình 6.5, hãy cho biết:

(4)

- Ở bán cầu Bắc, các vật thể chuyển động lệch theo hướng nào so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.

- Ở bán cầu Nam, các vật thể chuyển động lệch theo hướng nào so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.

Trả lời:

Quan sát hình 6.5 ta thấy:

- Ở bán cầu Bắc, các vật thể chuyển động lệch bên phải so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.

- Ở bán cầu Nam, các vật thể chuyển động lệch bên trái so với hướng chuyển động thẳng ban đầu.

B/ Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 126 sgk Địa Lí 6: Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm?

Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

Trả lời:

Trái Đất có dạng hình khối cầu nên trên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Đồng thời Trái đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang Đông nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng và có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

(5)

Câu 2 trang 126 sgk Địa Lí 6: Quan sát hình 6.2 và xác định: Việt Nam nằm ở khu vực giờ số mấy? Kinh tuyến nào là kinh tuyến trung tâm để xác định khu vực giờ của Việt Nam?

Trả lời:

Quan sát hình 6.2 ta thấy:

- Việt Nam nằm ở khu vực giờ số 7.

- Kinh tuyến 1050 là kinh tuyến trung tâm để xác định khu vực giờ của Việt Nam.

Câu 3 trang 126 sgk Địa Lí 6: Người mẹ tham gia đoàn công tác tới Pa-ri (thủ đô nước Pháp).

Trước khi đi Pa-ri, mẹ giao hẹn với cơn trai ở Hà Nội là hằng ngày hai mẹ con sẽ nói chuyện qua intenet. Tuy nhiên, có một số trở ngại về mặt thời gian: Theo giờ Pa-ri, từ 7 giờ đến 12 giờ mẹ làm việc với đoàn và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy người con không liên lạc được với mẹ.

Tương tự như vậy, theo giờ Hà Nội, từ 7 giờ đến 12 giờ người con đi học và từ 21 giờ đến 5 giờ là thời gian ngủ. Ở những khung giờ ấy, người mẹ không liên lạc được với con.

Theo em, hai mẹ cơn sẽ chỉ nói chuyện được với nhau trong những khoảng thời gian nào trong ngày (theo giờ Pa-ri và theo giờ Hà Nội)?

(6)

Gợi ý: Kẻ bảng theo mẫu sau rồi tô màu ô trống những khoảng thời gian mà mẹ, con bận:

Trả lời:

- Tô màu những khoảng thời gian trống mà mẹ, con bận:

=> Như vậy, hai mẹ con có thể nói chuyện với nhau từ lúc 19 giờ đến 20 giờ Hà Nội và lúc đó ở Pa-ri là từ 13 giờ, 14 giờ.b

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì sẽ có ngày dài, đêm ngắn nên là mùa hạ.. Ngược lại, bán cầu ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm

- Tự bảo vệ bản thân: Khi động đất xảy ra bất ngờ, hãy tránh xa các đồ đạc có thể bị đổ và nấp dưới bàn làm việc hoặc bàn ăn, giữ bình tĩnh và chạy ra ngoài nếu

- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời như sau: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.. Hình

- Hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục kết hợp với dạng hình khối cầu của Trái Đất nên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt

- Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng vì thời gian này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt

Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập bị nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ

- Ngày 23/9 không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia nắng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với Xích đạo, ánh sáng và nhiệt phân bố đều cho cả