• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

VIẾT

THÁCH THỨC THỨ HAI: SÁNG TẠO CÙNG TÁC GIẢ Môn: Ngữ văn 6

Số tiết: 04 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Xác định chủ đề và lựa chọn được cuốn sách có nội dung phù hợp để đọc và giới thiệu

- Chia sẻ được những điều thú vị nhất về cuốn sách đã đọc - Giới thiệu tên cuốn sách hay và thuyết phục các bạn cùng đọc.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập và lựa chọn được cuốn sách phù hợp, hay, bổ ích.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách

- Năng lực phân tích, so sánh đánh giá, liên hệ những vấn đề trong cuộc sống được gợi ra từ cuốn sách.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực, yêu sách , trân quý những tình cảm cao đẹp được gợi ra từ sách.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT số 1,2, - Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ

Em thích những nhân vật, những cuốn sách, nhân vật nào? Đã bao giờ em thử vẽ một nhân vật trong câu chuyện đó chưa? Nếu có hãy chia sẻ về trải nghiệm và sản phẩm này?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(2)

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vô bài

Sáng tạo một sản phầm cùng tác giả là một hoạt động thú vị. Vậy làm thế nào để hoạt động này hiệu quả, thiết thực, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật

a. Mục tiêu: Biết cách thể hiện, minh hoạ cho nội dung một cuốn sách b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Chọn cuốn sách muốn minh hoạ.

+ Chọn chi tiết, nhân vật định minh hoạ

+ Nêu ý tưởng minh hoạ và thể hiện bằng hình thức phù hợp (vẽ tranh, dựng mô hình)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động

- Hs khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

Hoạt động 2: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu I. Tìm hiểu yêu cầu

(3)

Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Từ những gì được trình bày trong phần viết này, hãy nêu lên những yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm

- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

Yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

- Nêu được tên sách và tác giả.

- Nêu được hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách và ý kiến của em về hiện tượng đó.

- Sử dụng được lí lẽ và bằng chứng đểlàm rõ hiện tượng.

Hoạt động 3: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

a. Mục tiêu: Nắm được các đặc điểm của một bài văn trình bày yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ

HS đọc bài viết tham khảo Nỗi đau của Ken-ga và trách nhiệm của con người với môi trường.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm những câu hỏi sau:

1. Bài viết giới thiệu tên cuốn sách, tác giả ở đâu? Như thế nào?

2. Hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra là gì? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng đó?

3. Tìm và nhận xét về những lí lẽ, dẫn chứng mà bài viết sử dụng để làm rõ hiện tượng?

4. Phần thực tế đời sống ở đâu? Liên hệ như vậy đã phù hợp và sát với thực tế hay chưa?

5. Ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra

II. Phân tích bài viết tham khảo

Nỗi đau của Ken-ga và trách nhiệm của con người với môi trường.

- Phần mở bài:

+ Giới thiệu tên sách, tác giả

+ Nêu hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra: suy nghĩ về trách nhiệm của con người đối với môi trường sống trên TĐ

- Phần thân bài”

+ Bằng chứng: Ken-ga

(4)

từ cuốn sách này là gì? Phát biểu ý kiến của em?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm

- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

- Trình bày về hiện tượng ô nhiễm môi trường.

1. Tên cuốn sách và tác giả ở phần đầu, giới thiệu trực tiếp nhưng rất thú vị.

2. Hiện tượng đời sống được gợi ra: ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của con người.

Chia sẻ suy nghĩ cá nhân: đau xót, lo lắng…

3. Lí lẽ, dẫn chứng:

- “Thứ chất lỏng… mạng sườn của cô”.

- Con người đã gây ra nỗi đau cho Ken-gan.

- Ô nhiễm môi trường ở khắp mọi nơi.

hợp lí, có tính thuyết phục.

4. Liên hệ: (ngay sau phần lí lẽ, dẫn chứng):

- Nâng cao ý thức cá nhân của mỗi con người.

- Thu gom rác thải, ý thức giữ gìn môi trường xanh – sạch- đẹp dù là ở bất kì nơi nào.

- Sử dụng năng lượng một cách hợp lí.

- Hạn chế việc thải những lượng rác thải độc hại vào môi trường.

5. Tầm quan trọng , ý nghĩa của hiện tượng:

- Đây là một hiện tượng nóng bỏng, vừa có tính thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài.

- Câu chuyện nhỏ nhưng có giá trị to lớn, gióng lên hồi chuông thức tỉnh ý thức trách nhiệm của con người.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

vùng vẫy, tuyệt vọng, toàn thân ngập trong lớp váng dầu ma con người đã vô tình để dầu tràn ra từ con tàu.

+ Lĩ lẽ: khi môi trường sống bị ô nhiễm, sự sống của tất cả các sinh vật trên TĐ đều bị đe doạ nghiêm trọng

+ Liên hệ thực tế: ý thức, những biện pháp của con người để bảo vệ môi trường

- Kết bài: Nêu lên tầm quan trọng của cuốn sách + Giúp người đọc có thêm hiểu biết về thiên nhiên, tình yêu thương và chia sẻ + Hiểu rõ hơn về những điều có thể làm để góp phần gìn giữ TĐ

Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu: Nắm được cách viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

(5)

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv hướng dẫn HS đọc phần mục đích viết và đối tượng người đọc để xác định yêu cầu về mục đích.

+ GV có thể đưa ra yêu cầu: Chọn một cuốn sách em yêu thích và suy nghĩ về một hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra. (Gv gợi mở một số đề tài: Gió lạnh đầu màu, chi tiết chị em Sơn mang áo bông cho cái Hiên->chia sẻ, giúp đỡ trong bão lũ hoặc dịch bệnh; Cô bé bán diêm:

người đi đường thờ ơ, vô cảm cô bé-> hiện tượng vô cảm trong xã hội,

+ Hướng dẫn học sinh tìm ý theo PHT số 1, trình chiếu ví dụ

+ Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo PHT số 2 - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm

- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV2: Hướng dẫn học sinh viết bài, sửa bài Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Yêu cầu học sinh viết thành một bài văn hoàn chỉnh (ở nhà hoặc trên lớp)

+ Hướng dẫn dùng bảng kiểm để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết; sau đó dùng bảng kiểm để nhận xét bài của bạn

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

III. Các bước tiến hành 1. Trước khi viết

- Xác định thời gian, địa điểm, xác định đề tài, mục đích

- Lựa chọn đề tài - Tìm ý

- Lập dàn ý

2. Viết bài

- Triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý.

- Phân biệt mở bài, thân bài, kết bài.

- Có thể tách các ý trong phần thân bài thành các đoạn văn.

- Quan điểm (ý kiến) về hiện tượng phải rõ ràng, nhất quán.

- Các câu văn, đoạn văn có

(6)

- Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

sự liên kết, mạch lạc.

3. Chỉnh sửa bài viết

TRẢ BÀI

Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận ra ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.

Nội dung:

- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.

c) Sản phẩm: Bài viết của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.

B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ - HS làm viện theo nhóm B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- HS nhận xét bài viết.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Nh c HS chu n b n i dung b i nói d a trên d n ý c a b i vi t. ị ộ à à à ế

Gợi ý Điều em muốn viết liên quan tới cuốn

sách nào? Ai là tác giả?

Dế Mèn phiêu lưu kí Chi tiết, sự vật, nhân vật nào để lại

cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

- Em ấn tượng với nhân vật Dế Mèn - Chi tiết Dế Mèn ỷ mạnh ức hiếp, bắt nạt Dế Choắt

Chi tiết, sự vật, nhân vật đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào?

- Hiện tượng bắt nạt học đường. Hiện nay, trong trường học, có một số bạn thích thể hiện bản thân chuyên đi ức hiếp, bắt nạt các bạn khác

Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đời sống đó

Đây là một hiện tượng xấu, để lại nhiều hệ lụy

PHT số 2: Phiếu Dàn ý

(7)

Mở bài Giới thiệu tên sách, tác giả, hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra ...

...

...

Thân bài

Nêu ý kiến (suy nghĩ) về hiện tượng

...

...

Lí lẽ

...

...

Bằng chứng

...

...

Chi tiết, sự việc, nhân vật gợi lên hiện tượng cần bàn

...

...

Kết bài

Bảng kiểm

Tiêu chí Đạt Chưa

đạt Bài văn có bố cục đầy đủ ba phần:MB, TB, KB

Giới thiệu được tên sách, tác giả

Giới thiệu được hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra

Sử dụng lí lẽ để làm rõ hiện tượng

Sử dụng bằng chứng để làm rõ hiện tượng Liên hệ với thực tế đời sống

Nêu được tầm quan trọng, ý nghĩa của hiện được đời sống được gợi ra từ cuốn sách

Đảm bảo chính tả, ngữ pháp

PHIẾU TÌM Ý

Họ và tên HS: ……….

Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái.

Điều em muốn viết liên quan đến cuốn

sách nào? Của ai? ………

Chi tiết, sự việc, nhân vật nào trong sách để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

………

Chi tiết, nhân vật, sự việc đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào?

………

Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đó?

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

+ Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, … của nhân vật).. + Nghệ

- Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm.. - Nêu được

+ Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản; ví dụ: Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng và yêu quý

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh.. Bạo lực