• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật (mới 2022 + Bài Tập) - Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật (mới 2022 + Bài Tập) - Vật lí 9"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 10. Biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật

I. Biến trở

1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở

- Có nhiều loại biến trở, chúng có thể khác nhau về chất liệu cấu tạo, hình dáng, … có thể phân loại biến trở theo:

+ Chất liệu cấu tạo: biến trở dây quấn, biến trở than, …

+ Bộ phận điều chỉnh: biến trở con chạy, biến trở tay quay, …

(2)

- Cấu tạo chung của biến trở gồm có hai bộ phận chính:

+ con chạy hoặc tay quay

+ cuộn dây bằng hợp kim có điện trở suất lớn được quấn đều đặn dọc theo một lõi bằng sứ.

- Có thể sử dụng kí hiệu biến trở như các hình a hoặc hình b hoặc hình c hoặc hình d.

- Hoạt động: Khi di chuyển con chạy (hoặc tay quay) thì sẽ làm thay đổi chiều dài của cuộn dây có dòng điện chạy qua ⇒ làm thay đổi điện trở của biến trở.

Ví dụ:

+ Khi dịch chuyển con chạy về đầu M thì chiều dài phần điện trở tham gia vào mạch điện giảm dẫn đến điện trở của biến trở giảm theo.

+ Khi dịch chuyển con chạy về đầu N thì chiều dài phần điện trở tham gia vào mạch điện tăng dẫn đến điện trở của biến trở lúc này tăng theo.

(3)

2. Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện

Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện và sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó.

II. Các điện trở dùng trong kĩ thuật

- Trong kĩ thuật, chẳng hạn trong các mạch điện của radio, tivi… người ta cần sử dụng các điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể tới vài trăm megavon (1MΩ = 106Ω ). Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lõi cách điện (thường bằng sứ).

- Có 2 cách ghi trị số các điện trở:

+ Cách 1: Trị số được ghi trên điện trở

+ Cách 2: Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở

(4)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một yếu tố x nào đó (ví dụ như chiều dài dây dẫn) thì cần phải đo điện trở của các dây dẫn có yếu tố x khác nhau nhưng

Vì nếu mắc 2 đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C không làm thay đổi chiều dài cuộn dây có dòng điện chạy qua.. Nếu mắc

+ Chiều dài dây dẫn: Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm cùng từ một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây: RR. + Tiết diện dây

+ Bước 2: Xác định các giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện đã biết trong mạch + Bước 3: Vận dụng định luật Ôm kết hợp với đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp,

lưu ý: là chiều dài dây thực tế sẽ gấp đôi khoảng cách kéo dây (do cần một đường dây “đi” và 1 đường dây “về” để đảm bảo mạch điện kín). Hãy tính

A. Tính điện trở tương đương của mạch và cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở khi đó. Hãy tính chiều dài của dây dẫn quấn biến trở. Điều chỉnh biến trở để

- Cách làm tăng lực từ của nam châm: có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số

- Có thể chế tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây. - Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm điện