• Không có kết quả nào được tìm thấy

TIẾNG VIỆT (NGÀY 18/10/2021)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TIẾNG VIỆT (NGÀY 18/10/2021)"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thứ hai, ngày tháng năm 2021

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Người lính dũng cảm

Các em mở SGK TV3 Tập 1 , trang 38-39 Bài đọc:

Người lính dũng cảm

1. Bắn thêm một loạt đạn mà vẫn không diệt được máy bay địch. Viên tướng hạ lệnh : - Vượt rào, bắt sống nó !

Hàng rào là những cây nứa tép dựng xiên ô quả trám. Cậu lính bé nhất nhìn thủ lĩnh, ngập ngừng:

- Chui vào à ?

Nghe tiếng "chui", viên tướng thấy chối tai : - Chỉ những thằng hèn mới chui.

2. Cả tốp leo lên hàng rào, trừ chú lính nhỏ. Chú nhìn cái lỗ hổng dưới chân hàng rào rồi quyết định chui qua đó. Nhưng chú mới chui được nửa người thì hàng rào đổ.Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ. Hàng rào thì đè lên chú lính.

Chiếc máy bay (là một chú chuồn chuồn ngô) giật mình cất cánh. Quân tướng hoảng sợ lao ra khỏi vườn.

3. Giờ học hôm sau, thầy giáo nghiêm giọng hỏi :

- Hôm qua em nào phá đổ hàng rào, làm giập hoa trong vườn trường ?

(2)

Thầy nhìn một lượt những gương mặt học trò, chờ đợi sự can đảm nhận lỗi. Chú lính nhỏ run lên.

Chú sắp phun ra bí mật thì một cú véo nhắc chú ngồi yên.

Thầy giáo lắc đầu buồn bã :

- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.

4. Khi tất cả túa ra khỏi lớp, chú lính nhỏ đợi viên tướng ở cửa, nói khẽ :”Ra vườn đi!”

Viên tướng khoát tay : - Về thôi !

- Nhưng như vậy là hèn.

Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.

Những người lính và viên tướng đứng sững lại nhìn chú lính nhỏ.

Rồi, cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.

Theo Đặng Ái - Nứa tép : nứa nhỏ

- Ô quả trám : ô có hình thoi, giống hình quả trám.

- Thủ lĩnh : người đứng đầu.

- Hoa mười giờ : loài hoa nhỏ, thường nở vào khoảng mười giờ trưa.

- Nghiêm giọng : nói bằng giọng nghiêm khắc.

- Quả quyết : dứt khoát, không chút do dự.

I. Mục đích, yêu cầu:

A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Cần chú ý các từ, tiếng khó hoặc dễ nhầm lẫn: loạt đạn, hạ lệnh, ngập ngừng, lỗ hổng, buồn bã…..

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo)

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài : nứa tép,ô quả trám,thủ lĩnh,hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.

- Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.

B. Kể chuyện

1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa trong SGK, kể lại được câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng nghe II. Dạy bài mới:

Tập đọc 1. Luyện đọc:

Hướng dẫn đọc :

(3)

Giọng người dẫn chuyện: gọn, rõ, nhanh. Nhấn giọng tự nhiên ở những từ ngữ: hạ lệnh, ngập ngừng, chui, chối tai…

Giọng viên tướng: tự tin, ra lệnh.

Giọng chú lính nhỏ: rụt rè, bối rối ở phần đầu truyện, chuyển thành quả quyết (trong lời đáp: Nhưng như vậy là hèn) ở cuối truyện.

Giọng thầy giáo: lúc nghiêm khắc, lúc dịu dàng, buồn bã.

Hướng dẫn đọc từng câu, đoạn :

- Các em hãy đọc từng câu, sau đó đọc từng đoạn cho đến khi hết bài.

GV lưu ý HS đọc đúng các câu mệnh lệnh, câu hỏi…VD:

+ Lời viên tướng: Vượt rào,/ bắt sống nó!// - Chỉ những thằng hèn mới chui. – Về thôi!

(mệnh lệnh, dứt khoát)

+ Lời chú lính nhỏ: Chui vào à? (rụt rè, ngập ngừng) – Ra vườn đi! (khẽ, rụt rè) – Nhu7nh như vật là hèn (quả quyết)

- Đọc lại nhiều lần những từ hay sai, sau đó đọc lại câu, đoạn có từ đó.

- Sau đó các em sẽ tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ mới trong từng đoạn ở phía dưới bài đọc:

- Giải nghĩa các từ mới: nứa tép,ô quả trám,thủ lĩnh,hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.

- Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Để tìm hiểu được nội dung bài đọc hôm nay các em sẽ đi tìm hiểu bài bằng cách các em hãy đọc lại các đoạn của bài văn( 4 đoạn). Sau đó trả lời các câu hỏi ở cuối bài.

- Sau đây các em đọc thầm lại đoạn 1 để trả lời câu hỏi nhé!

- Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? Ở đâu? (Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò bắn máy bay địch trong vườn trường.)

Em hãy đọc đoạn 2 của truyện

- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? (Chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào vì chú sợ làm đổ hàng rào của vườn trường.)

- Việc leo rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì? (Việc leo rào của các bạn khác đã làm hàng rào bị đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, còn hàng rào đè lên chú lính.) Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

- Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp? (Thầy giáo chờ đợi học sinh trong lớp biết tự giác và can đảm nhận lỗi.)

- Vì sao chú lính nhỏ “run lên” khi nghe thầy giáo hỏi? (vì chú sợ hãi) Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.

- Phản ứng chủa chú lính như thế nào khi nghe lệnh “Về thôi” của viên tướng? (Chú nói: “Nhưng như vậy là hèn.”, rồi quả quyết bước về phía vườn trường.)

- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ? (Mọi người sững nhìn chú, rồi bước nhanh theo chú như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm)

- Ai là "người lính dũng cảm" trong truvện này? (Chính chú bé chui rào là "người lính dũng cảm" trong truyện này, chú đã kiên quyết sửa lỗi bằng cách đi ra sửa lại hàng rào và luống hoa.)

2. Luyện đọc lại:

- Các em đọc lại toàn bài. Cần đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật, chọn giọng đọc phù hợp với lời thoại.

- Chú ý những chỗ cần nghỉ hơi, những từ ngữ cần nhấn giọng:

Ví dụ:

(4)

- Về thôi !//

- Nhưng như vậy là hèn.//

- Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.//

- Những người lính và viên tướng/ sững lại/ nhìn chú lính nhỏ.// (giọng ngạc nhiên) - Rồi, /cả đội bước nhanh theo chú,/ như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.//

(giọng vui, hào hứng)

Các em cần đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật.

Kể chuyện

1. Nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện trong SGK, tập kể lại câu chuyện Người lính dũng cảm.

2. Hướng dẫn kể chuyện:

HS quan sát lần lượt 4 tranh minh họa trong SGK (nhận ra: chú lính nhỏ mặc áo xanh nhạt, viên tướng mặc áo xanh sẫm)

Câu hỏi gợi ý:

- Tranh 1:Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao?

- Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả ra sao?

- Tranh 3: Thầy giáo nói gì với học sinh? Thầy mong điều gì ở các bạn?

- Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?

GV nhắc HS: Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách. Có thể kể kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ như là đang đóng một màn kịch nhỏ .

(5)

Yêu cầu khi kể:

- Về nội dung: Kể có đúng yêu cầu không? Kể có đủ ý và đúng trình tự không?

- Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?

- Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?

Củng cố, dặn dò

Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì? (Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.)

Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, dám sửa chữa khuyết điểm của mình là người dũng cảm.

- Các em hãy kể lại câu chuyện cho người thân của mình nghe nhé .

CHÚC MỪNG CÁC EM ĐÃ HOÀN THÀNH BÀI HỌC CỦA MÌNH!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thầy chờ mong học sinh nhận lỗi và sửa lại hàng rào, luống hoa. +Ai là : “Người lính dũng cảm” trong

Tìm ví dụ về tinh thần lạc quan, yêu đời : - Người chiến sĩ cách mạng bị địch giam cầm vẫn tin vào thắng lợi của cách mạng, vui sống để tiếp tục chiến đấu ( như Bác Hồ

Làm rào bảo vệ: Trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm thành hàng rào xung quanh.. Phát quang: Chặt bỏ dây leo, cây

Khi sử dụng những đồ dùng bằng điện ta không để nước vào để tránh bị hư hỏng và

*Âm thanh thường nghe được vào ban ngày: tiếng chim hót líu lo; tiếng trống tùng tùng; tiếng vù vù của gió; tiếng lao xao, rì rào của hàng cây;….. *Âm thanh thường

tiêu và rào chắn là chỉ dẫn trên đường nhằm góp phần đảm bảo an toàn

Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám

Bạn nhỏ muốn trở thành đầu bếp để những chiếc bánh ngọt thật đẹp, nấu món mì siêu ngon.. c) Bạn nhỏ trong khổ thơ thư ba mong muốn làm