• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

I. Khái quát chung

- Tây Nguyên bao gồm có 5 tỉnh : Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông (từ 2004)và Lâm Đồng.

- Diện tích gần 54,7 nghìn km2, dân số gần 4,9 triệu người (16,5% DT, 5,8% DS cả nước) - Tiếp giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển -> Thuận lợi giao lưu với các vùng, có vị trí chiến lược về quốc phòng và xây dựng kinh tế.

II. Phát triển cây công nghiệp lâu năm (Atlat trang 18, 28) 1.Thuận lợi

+Đất badan màu mỡtập trung ở những mặt bằng rộng lớn thuận lợi hình thành các nông trường và vùng chuyên canh có quy mô lớn.

+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài, mùa khô thuận lợi cho phơi sấy và bảo quản sản phẩm. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao: các cao nguyên 400- 500m,khí hậu nóng thuận lợi trồngcây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới (cà phê, cao su….), các cao nguyên trên 1000m khí hậu rất mát mẻ trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt(chè).

+ Người dân có kinh nghiệm, thị trường rộng lớn, cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ sản xuất và chế biến cây công nghiệp ngày càng hiện đại.

2. Khó khăn:mùa khô mực nước ngầm hạ thấp, làm thủy lợi khó khăn, tốn kém ->thiếu nướccho sản xuất và sinh hoạt,mùa mưa đất bị xói mònnếu lớp phủ thực vật bị phá hoại.

3. Hiện trạng sản xuất và phân bố

+Cà phê:quan trọng số một ở Tây Nguyên chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước,Đăk Lăk trồng nhiều nhất. Cà phê chè trồng ở khí hậu mát (Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), phê vối trồng ở khí hậu nóng( Đăk Lăk). Cà phê Buôn Mê Thuột nổi tiếng thơm ngon.

+ Chè:trồng chủ yếu ở Lâm Đồng - tỉnh trồng nhiều nhất nước&Gia Lai.

+Cao su: đứngthứ 2 sau Đông Nam Bộ, chủ yếu ởGia Lai & Đắk Lắk.

4. Ý nghĩa

+ Thu hút được nhiều lao động từ vùng khác đến, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên, phát triển rộng rãi mô hình kinh tế vườn.

+ Giống như trồng rừnggiúp điều hòa khí hậu, nguồn nước, hạn chế xói mòn đất.

5. Giải pháp nâng cao hiệu quả

- Quy hoạch vùng chuyên canh và mở rộng diện tích cây công nghiệp, đi kèm với bảo vệ rừngphát triển thủy lợi.

- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp hạn chế rủi ro thị trường tiêu thụ và sử dụng hợp lí tài nguyên

- Đẩy mạnh chế biến sản phẩm và xuất khẩu sản phẩmcây công nghiệp,xây dựng cơ sở hạ tầng.

III. Khai thác và chế biến lâm sản

1.Hiện trạng: Lâm nghiệp là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên, là “kho vàng xanh ”của nước ta, đầu thập niên 90 của TK XX rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ, chiếm36% diện tích và 52% sản lượng gỗ khai thác; có nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật), nhiều chim thú quý (voi, bò tót, gấu)

2.Tình hình khai thác và xuất khẩu:

- Sản lượng khai thác gỗ giảmtừ 600- 700 nghìn m3 còn khoảng 200-300 nghìn m3/ năm.- Gỗxuất khẩu chủ yếu dưới dạnggỗ tròn chưa qua chế biến; một phần gỗ cành, ngọn chưa tận thu.

(2)

3.Nguyên nhân và hậu quả:nạn phá rừngngày càng gia tăng dẫn đến giảm độ che phủ rừng và sản lượng gỗ, đe dọa môi trường sống của các loài động vật,hạ thấp mực nước ngầmvào mùa khô, xói mòn đấtvào mùa mưa.

4.Biện pháp

- Ngăn chặn nạn chặt, phá rừng, du canh, du cư.

- Khai thác hợp lítài nguyên rừng, đi đôi với khoanh nuôi và trồng rừng mới.

- Đẩy mạnh công tácgiao đất giao rừng cho người dân.

- Đẩy mạnhchế biến gỗ tại địa phương.

- Hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

IV. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi

- Thủy điện của Tây Nguyên đượcphát triển trên 3 hệ thống sông:Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai.

- Đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim(160 MW), Đrây H’Linh (12MW).

- Những năm 90 (TK XX) xây dựng hệ thống bậc thang thủy điệntrên 3 hệ thống sông.

* Ý nghĩa:

- Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hộiở Tây Nguyên.

- Góp phầnphát triển công nghiệpnhất làkhai thác chế biến bột nhôm.

- Hồ thủy điệncung cấp nước tướivào mùa khô, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bên cạnh việc khai thác gỗ và lâm sản, nghề trồng rừng của nước ta đang ngày càng

- Thực vật: Cây nhiều tầng ( 5-6 tầng), dưới là các cây gỗ lớn, các cây bụi thấp cùng với hệ thống dây leo chằng chịt với hàng trăm nghìn loài thực vật.. Động vật phong

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực,vốn và thị trường ...ở cả trong nước và ngoài

   * GD BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..);  Tây Nguyên

* Chúng ta cần bảo vệ rừng, không khai thác gỗ , phá rừng bừa bãi?. Cần có kế hoạch trồng cây gây rừng, phủ xanh

Trên thực tế, phát hiện này cần được kiểm định thêm ở các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến mối quan hệ giữa chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể với sự hạnh phúc, và sự

Trong các vật liệu che phủ thì tàn dư cây lạc cho kết quả tốt nhất về các chỉ tiêu tổng chiều dài cành/cây, độ dày lá và năng suất lá của cây dâu; tằm ăn lá dâu khi

- Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng một số loài sinh vật: sự săn bắt, khai thác quá mức, mất môi trường sống, khí hậu thay đổi khiến một số loài không kịp