• Không có kết quả nào được tìm thấy

LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI): 1"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19 TUẦN 05 (TỪ 04/10 ĐẾN 09/10)

1. MÔN: MỸ THUẬT 8

BÀI 3 : TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ (TIẾT 1)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Quan sát, nhận xét :

− Mặt nạ thường được dùng để trang trí, biểu diễn trên sân khấu, múa trong lễ hội hoặc cho thiếu nhi vui chơi vào dịp Tết Trung thu, Halloween…

− Mặt nạ có nhiều hình dáng khác nhau :hình tròn, hình trái xoan,... có thể là mặt người hay mặt thú.

− Có loại mặt nạ trông dữ tợn (về hình,về màu) ; có loại hài hước, hóm hỉnh, hiền lành.

− Mặt nạ được cách điệu cao về hình,mảng và màu nhưng vẫn giữ được dáng vẻ của hình thực.

− Mặt nạ thường được làm bằng bìa cứng, nhựa hoặc đan bằng nan sau đó bồi giấy lên khuôn hình đã được tạo dáng.

2. Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ : Tìm dáng mặt nạ :

− Chọn loại mặt nạ.

− Tìm hình dáng chung và kẻ trục cho cân đối.

Tìm mảng hình trang trí cho phù hợp với dáng mặt nạ :

− Mảng trang trí hình mềm mại, uyển chuyển.

− Mảng hình sắc nhọn, gãy gọn.

Tìm màu

Vẽ màu phù hợp với nhân vật.

Ví dụ :

− Màu sắc nhẹ nhàng với nhân vật thiện.

− Màu sắc tương phản, mạnh mẽ với nhân vật ác, dữ tợn, phản diện,...

B. LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn thành các yêu cầu sau:

Tạo dáng và trang trí một mặt nạ cho thiếu nhi vào dịp Tết Trung thu.

---HẾT---

(2)

2A. MÔN: TOÁN ĐẠI SỐ LỚP 8

CHỦ ĐỀ

PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 1. Phương pháp đặt nhân tử chung:

A. LÝ THUYẾT

– Tìm nhân tử chung là những đơn, đa thức có mặt trong tất cả các hạng tử.

- Phân tích mỗi hạng tử thành tích của nhân tử chung và một nhân tử khác.

- Viết nhân tử chung ra ngoài dấu ngoặc, viết các nhân tử còn lại của mỗi hạng tử vào trong dấu ngoặc (kể cả dấu của chúng).

Ví dụ . Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.

a) 28a2b2 - 21ab2 + 14a2b

= 7ab(4ab - 3b + 2a) b) 3(2x+y) – x(2x+y)

= (2x+y)(3-x)

c) 2x(y – z) + 5y(z –y )

= 2(y - z) – 5y(y - z)

= (y – z)(2 - 5y)

B. LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn thành các yêu cầu sau:

Bài 1: Phân tích thành nhân tử:

a) 20x – 5y b) 4x2y – 8xy2+ 10x2y2 c) 5x(x – 1) – 3x(x – 1) d) 20x2y – 12x3

e) x(x + y) – 6x – 6y f) 3x(x +1) – 5y(x + 1) g) 3x3(2y – 3z) – 15x(2y – 3z)2 h) 3x(x – 6) – 2(x – 6) i). 4y(x – 1) - (1 – x) k). 18x2(3 + x) + 3(x + 3) Bài 2 : Tìm x biết.

a). 4x(x + 1) = 8(x + 1) b). x(x – 1) – 2(1 – x) = 0 c). 2x(x – 2) – (2 – x)2= 0 d). 5x(x – 2) – (2 – x) = 0 e) 5x(x – 2000) – x + 2000 = 0 f) x2– 4x = 0

2. Phương pháp dùng hằng đẳng thức

A. LÝ THUYẾT

- Dùng các hằng đẳng thức đáng nhớ để phân tích đa thức thành nhân tử - Cần chú ý đến cách thức vận dụng hằng đẳng thức khi giải bài toán.

Ví dụ . Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.

a) 9x2 – 4

= (3x)2 – 22

= ( 3x– 2)(3x + 2) b) 8 – a3

= 23 – a3

= (2 – a)( 4 + 2a + a2) c) 25x2– 10xy + y2 = (5x)2 – 2.5x.y+ y2 = (5x - y)2

B. LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn thành các yêu cầu sau:

Bài 1 : Phân tích đa thức thành nhân tử.

a) 4x2 + 12x + 9 b) x2 – 4xy + 4y2 c) 9x2 – 16y2 d) (x - y)2- 4

(3)

e) x4+ 2x2 + 1 f) 4x2 - 4xy + y2 g) x3 – 27 h) 8y3 + 1

2B. MƠN: TỐN. HÌNH HỌC LỚP 8

§7. HÌNH BÌNH HÀNH A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I/ Định nghĩa

II/ Tính chất

GT ABCD h.bình hành AC cắt BD tại O a) AB = CD, AD = BC KL b) Aˆ=Cˆ, Bˆ= Dˆ

c) OA = OC, OB = OD Chứng minh

(SGK trang 91)

III/ Dấu hiệu nhận biết:

1. Tứ giác cĩ các cạnh đối song song là hình bình hành 2. Tứ giác cĩ các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành

3. Tứ giác cĩ 2 cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành 4. Tứ giác cĩ các gĩc đối bằng nhau là hình bình hành

5. Tứ giác cĩ 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành B. LUYỆN TẬP:

Bài 47 trang 93:

GT ABCD là hình bình hành

AH DB, CK DB, OH = OK KL a) AHCK là hình bình hành b) A, O, C thẳng hàng.

Chứng minh a) Ta cĩ: AH DB, CK DB

Suy ra AH // CK (1) Xét AHD và CKB cĩ:

AD = BC (tính chất hbh)

ˆ1

B = Dˆ1(so le trong, AB // DC)

A B

D C ABCD là hình bình hành

 AB // CD và AD // BC

A B

C D

O

A B

D C

1

1 H

O K

(4)

Aˆ = Kˆ = 900 Vậy AHD = CKB

Suy ra AH = CK (2) Từ (1) và (2) AHCK là hình bình hành b) hình bình hành AHCK có:

AC, BD là đường chéo O là trung điểm BD

 O cũng là trung điểm AC  A, O, C thẳng hàng.

BTVN: 48; 49/93 SGK

---HẾT---

(5)

3. MÔN: HÓA 8

LUYỆN TẬP CHƯƠNG I A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

KIM LOẠI

ĐƠN CHẤT

PHI KIM

VẬT THỂ CHẤT

(VTTN, VTNT) HỢP CHẤT VÔ CƠ

HỢP CHẤT

HỢP CHẤT VÔ CƠ

HÓA TRỊ CÔNG THỨC HÓA HỌC

B. BÀI TẬP

Chọn đáp án đúng

Câu 1: Nhóm vật thể chỉ bao gồm các vật thể nhân tạo:

A. Sông, núi, xe đạp. B. Xe máy, bàn, sách.

C. Cây mía, máy bay, bút. D. Điện thoại, nhà, biển.

Câu 2: Cho các công thức sau: H2S, MgS, Al2S3. Sulfur có hóa trị:

A. I, II. B. II. C. I, III. D. I, II, III.

Câu 3: Cho dãy kí hiệu hóa học các nguyên tố sau: O, Ca, N. Tên của các nguyên tố theo thứ tự là:

A.Oxygen, calcium, nitrogen. B. Oxygen, carbon, aluminium.

C. Oxygen, calcium, sodium. D. Oxygen, carbon, nitrogen.

Câu 4: Để chỉ 2 phân tử khí oxygen ta viết:

A. O2 B. 2 O C. 4 O D. 2 O2

Câu 5: Cho dãy gồm các chất sau: Cl2, Cu, Mg, P, N2, Al. Nhận xét nào đúng:

A. Dãy trên có 3 đơn chất phi kim. C. Dãy trên có 2 đơn chất phi kim.

B. Dãy trên có 4 đơn chất kim loại. D. Dãy trên có 2 đơn chất kim loại.

Câu 6: Hợp chất của X với nhóm SO4 là X2(SO4)3. Hợp chất của Y với H là YH3. Hợp chất giữa X và Y có công thức hóa học là:

A. XY2. B. XY3. C. XY. D. X2Y3.

Câu 7: Phân tử khối của H2SO4 là bao nhiêu? (Biết H = 1, S = 32, O = 16)

A. 98 đvC B. 90 đvC C. 80 đvC D. 49 đvC

Câu 8: Biết 1đvC = 0,16605.10-23g, Fe = 56 đvC. Khối lượng tính bằng gam của một nguyên tử Fe là:

(6)

A. 8,2988.10-23g. B. 9,9288.10-23g. C. 8,8829.10-23g. D. 9,2988.10-23g.

Câu 9: Một nguyên tử carbon nặng hay nhẹ, bằng bao nhiêu lần một nguyên tử magnesium. (Biết C = 12, Mg = 24).

A. Nặng hơn, bằng 2 lần. C. Nhẹ hơn, bằng 0,5 lần.

B. Nặng hơn, bằng 4 lần. D. Bằng nhau.

Câu 10: Dãy nào gồm các hợp chất hữu cơ:

A. HCl, CH4, CO2. B. CH4, C2H2, C2H5OH.

C. H2O, H2SO4, CO2. D. CaCO3, C2H4, H2S.

Câu 11: Công thức hóa học Na2CO3 cho biết điều gì? (C =12, O =16, Na =23).

A. Do 3 nguyên tố Na, C, O tạo nên chất. C. Phân tử khối là 106 đvC.

B. Gồm 2 Na, 1 C, 3 O trong phân tử. D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 12: Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị I của N:

A. NO. B. N2O. C. N2O3. D. NO2.

Câu 13: Phân tử copper (II) sulfate gồm 1Cu, 1S, 4O có công thức hóa học là:

A. CuSO4. B. CUSO4. C. CuSO4. D. 4CuSO.

Câu 14: Một nguyên tử X có khối lượng là 3,9852.10-23 g, X là nguyên tố.

Biết 1 đvC = 0,16605.10-23g.

A. Copper (Cu = 64) B. Iron (Fe = 56).

C. Magnesium (Mg = 24). D. aluminium (Al = 27).

Câu 15: Theo hóa trị của aluminium (Al) có trong công thức Al2O3. Hãy chọn công thức đúng của nhôm với nhóm SO4(II):

A. AlSO4. B. Al2SO4. C. Al3(SO4)2. D. Al2(SO4)3.

Câu 16: Một phân tử khí O2 nặng hay nhẹ, bằng bao nhiêu lần một phân tử SO2 (Biết O = 16, S =32).

A. Nặng hơn, bằng 2 lần. B. Nhẹ hơn, bằng 2 lần. C. Nặng hơn, bằng 0,5 lần. D. Nhẹ hơn, bằng 0,5 lần.

Câu 17: Cho các công thức hóa học sau: MgCl, HCl, K2O, Ba2SO4. Công thức nào viết đúng:

A. MgCl, HCl. B. K2O, Ba2SO4. C. HCl, K2O. D. MgCl, K2O.

Câu 18: Cho biết chất nào là hợp chất:

A. Sulfuric acid tạo nên từ H, S, O. C. Khí oxygen tạo nên từ 2 nguyên tử O.

B. Kim loại magnesium tạo nên từ Mg. D. Khí hydrogen tạo nên từ 2H.

Câu 19: Phân tử nitric acid có phân tử khối là 63 đvC gồm 1H, 1N còn lại là nguyên tử oxygen (Biết H =1, N =14, O = 16). Công thức hóa học của nitric acid là:

A. HNO B. HNO2 C. HNO3 D. HNO4.

Câu 20: Biết một nguyên tử của nguyên tố X bằng 3,5 lần một nguyên tử oxygen (biết O

=16). Vậy X là nguyên tố:

A. Calcium(Ca = 40) B. Sodium (Na = 23) C. Magnesium (Mg = 24) D. Iron (Fe = 56)

---HẾT---

(7)

4. MÔN: TIẾNG ANH 8

NỘI DUNG TRỌNG TÂM

TIẾT 13, 14, 15: UNIT 3 – AT HOME LISTEN, SPEAK and READ A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

VOCABULARY

- precaution (n) sự phòng ngừa, sự đề phòng

- safe (adj) an toàn ≠ unsafe (adj) không an toàn, safely (adv), safty /ˈseɪf.ti/ (n) sự an toàn - fire (n) lửa

- cause a fire (v) gây ra cháy - kill (v) chết

- start (v) bắt đầu ≠ finish (v) kết thúc

- understand – understood -understood (v) hiểu - make sure (v) chắc chắn, rõ

- try (v) cố gắng, thử - keep -kept -kept (v) giữ

- out of children : ngoài tầm với của trẻ em

- include (v) bao gồm, including /ɪnˈkluː.dɪŋ/ (prep) - leave -left -left (v) để lại, rời khỏi

- chemical /ˈmed.sən/ (n) hóa chất - drug (n) thuốc

- bead (n) hạt tròn nhỏ ( hạt cứng)

- community (n) cộng đồng, communal /kəˈmjuː.nəl/ (adj) thuộc về cộng đồng, communally (adv) có tính tập thể

- counter (n) quầy

- destroy /dɪˈstrɔɪ/ (v) tàn phá, phá hoại , tiêu hủy / destruction /dɪˈstrʌk.ʃən/ (n) sự phá hủy / destructive (adj) phá hoại / destructively (adv) một cách hủy diệt

- cover (v) che phủ, bao phủ

- dangerous /ˈdeɪn.dʒər.əs/ (adj) nguy hiểm, dangerously (adv), danger (n) sự nguy hiểm {in danger}, endanger /ɪnˈdeɪn.dʒər/ (v) gây nguy hiểm

- electricity /ˌel.ɪkˈtrɪs.ə.ti/ (n) điện, electric /iˈlek.trɪk/ (adj) , { an electric fan (n) quạt điện }

electrical (adj) {an electrical socket (n) ổ điện}, electrify /iˈlek.trɪ.faɪ/ (v) truyền điện , điện khí hóa

- injure (v) làm bị thương , injured (adj) bị thương, the injured (n) người bị thương, injury (n) vết thương

- household appliance (n) đồ đạc trong gia đình - lock (v) khóa, locked (adj) bị khóa

- poster (n) tấm áp phích treo tường - cushion /ˈkʊʃ.ən/ (n) cái gối tựa - househole object (n) đồ vật trong nhà

(8)

- match (n) que diêm - rug (n) tấm thảm

- item (n) đồ vật, the position of each item: vị trí của mỗi đồ vật

- suitable /ˈsuː.tə.bəl/ (adj) phù hợp ≠ unsuitable (adj) không phù hợp, suitably (adv) , suitability /ˌsuː.təˈbɪl.ə.ti/ (n) sự phù hợp, suit (v) phù hợp

Ex: The city lifestyle seems to suit her - she looks great. (Lối sống thành phố có vẻ phù hợp với cô ấy - cô ấy trông rất tuyệt.)

- soft drink (n) nước ngọt có ga - cupboard (n) tủ, chạn

- pot (n) nồi - garlic (n) tỏi

- ham /hæm/ (n) thịt giăm bông - pea (n) đậu hà lan

- green pepper (n) ớt chuông - delicious (adj) ngon = yummy!

- smell (v) có mùi

- hang on (v) treo (hang -hung -hung)

GRAMMAR:

STRUCTURE 1: Cấu trúc tính từ theo sau bởi một động từ.

Use :Dùng để nêu lên trạng thái như thế nào của ai đó khi làm điều gì.

Ex: It is safe to keep medicine in locked cupboard.  Keeping medicine in locked cupboard is safe.

 To keep medicine in locked cupboard is safe.

STRUCTURE 2: Cấu trúc tính từ theo sau bởi một mệnh đề.

Use : Dùng để nêu lên ý "ai đó cảm thấy như thế nào về một sự việc".

Ex: I am disappointed that you failed the test. (Tôi thấy thất vọng vì bạn đã trượt kỳ thi.) IT + be + ADJ + (FOR OBJECT) + TO V …  V-ing …..be + ADJ  To V …be + ADJ

Ex: It was dangerous for Peter to drive fast. (Thật là nguy hiểm khi Peter lái xe nhanh.)

S1 + be + ADJ + THAT + S2 + V

(9)

STRUCTURE 3 : WHY - BECAUSE

Ex: Why do we have to get up on time?

Because we have to go to school.

REMEMBER:

LET + O + V-inf

Ex: You must not let children play in the kitchen

- so that : để mà

S + V so that S + V

Ex: You must cover electrical sockets so that children do not try to put anything into them.

PREPOSITIONS OF PLACE (prep)

- beneath /bɪˈniːθ/ ở dưới , under , below - beside :bên cạnh, next to, by

- near: gần

- in front of ≠ behind

- to the left of ≠ to the right of

- on the right side of ≠ on the left side of - inside ≠ outside

- opposite /ˈɒp.ə.zɪt/ : đối diện { They sat opposite each other.}

- in {in the garden, in London}

- on { on the wall}

- at { at the top of the page}

- against - across from - above , over

WHY + + DO/DOES/DID + S + V?

(Cấu trúc chung)

DON’T/DOESN’T/DIDN’T

WHY + DO/DOES/DID + S + HAVE TO + V?

(Cấu trúc cho modal verb: Have to) DON’T/DOESN’T/DIDN’T

WHY + MUST + S + HAVE TO + V?

(Cấu trúc cho modal verb: MUST) MUSTN’T

BECAUSE + S + V (Để trả lời)

MUST + S + V?

(10)

- between /bɪˈtwiːn/ ở giữa - among : ở giữa

- in the middle of : ở chính giữa {The cat in the middle of the dogs and the monkeys}

Notes:

1/ Between

* Between thường theo sau là 02 danh từ. Danh từ theo sau “between” có thể ở dạng số ít, số nhiều hoặc không đếm được.

….+ between + noun(s)

Ex: Standing between the two adults was a small child. (Đứng giữa hai người lớn là một đứa trẻ nhỏ.)

Between….and….

Ex: He shared the cake equally between Jake and Mary. (Anh ấy chia bánh đều cho Jake và Mary.)

The cat is between the dog and the monkey.

2/ Among:

Danh từ theo sau “among” thường là cụm từ số nhiều.

…+ among + plural nouns

Ex: Her house is among the trees. (Nhà cô ấy nằm giữa rừng cây.) 3/ In the middle of (something) :

Ex: When she called, I was in the middle of making dinner. (Khi cô ấy gọi, tôi đang chuẩn bị bữa tối.)

B. LUYỆN TẬP:

SPEAK (Pages: 28, 29)

1/ Look at the picture. Work with a partner. Talk about the position of each item.

(Hãy nhìn tranh. Hãy cùng bạn em nói về vị trí của mỗi đồ vật.)

(11)

Clues:

Gợi ý

- The table is in the middle of the kitchen.

- The flowers are on the table.

- The plate is on the table near the flowers.

- The clock is on the wall above the refrigerator.

- The cupboard is on the wall above the counter.

- The are some knives on the wall under the cupboard.

- The rice cooker is on the counter near the dish rack.

- The bowl of fruit is on the counter next to the disk rack.

- The calendar is on the wall above the sink.

- The sink is next to the stove.

- The saucepans and the frying pan are above the stove and the sink.

2. Mrs. Vui bought new furniture for her living-room, but she can not decide where to put it.

Work with a partner and arrange the furniture. You must reach an agreement.

(Bà Vui mua đồ gỗ mới cho phòng khách nhà bà nhưng bà không biết nên đặt chúng ở đâu.

Em hãy cùng bạn em sắp xếp những đồ gỗ này. Các em phải thống nhất ý kiến với nhau.) ---THE END---

(12)

5. MÔN: ÂM NHẠC KHỐI 8

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 5:

- Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò - Tập đọc nhạc: TĐN số 2 - Nhạc lí: Gam thứ - Giọng thứ 1. Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò:

- Yêu cầu tập hát và học thuộc lời bài hát Lí dĩa bánh bò - Tập trình bày bài hát có tình cảm

2. Tìm hiểu bài Tập đọc nhạc: TĐN số 2 : CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI:

1. Bài TĐN 2 viết ở nhịp gì?

Nhịp 3/4

2. Nốt nhạc nào cao nhất và nốt nhạc nào thấp nhất trong bài?

Nốt đố cao nhất và nốt là thấp nhất 3. Những hình nốt nào có trong bài?

Nốt đen, nốt móc đơn, nốt trắng 4. Trong bài có kí hiệu âm nhạc nào?

Dấu lặng đen

5. Bài TĐN chia làm mấy ô nhịp?

8 ô

6. Bài TĐN chia làm mấy câu?

4 câu ( mỗi câu 2 ô nhịp)

3. Nhạc lí: Gam thứ - giọng thứ

a. Gam thứ: Khái niệm: Gam thứ là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung sau:

- Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ ( Bậc I)

b. Giọng thứ: Các bậc âm trong gam thứ được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát (hay một bản nhạc) người ta gọi đó là giọng thứ kèm theo tên âm chủ.

B. LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn thành các yêu cầu sau:

- Tập đọc tên nốt nhạc bài TĐN số 2, đọc nhạc có giai điệu – tiết tấu - Thực hành ghép lời cho bài đọc

---HẾT---

(13)

6. MÔN: GDCD 8

Tiết 5, bài 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC A. LÝ THUYẾT (Nội dung bài ghi)

I. Đặt Vấn Đề: Sgk/20, 21 II. Nội dung bài học

1) Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là:

- Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc.

- Tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp trên mọi lĩnh vực.

- Luôn thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng.

2) Ý Nghĩa:

- Thành tựu của mỗi dân tộc là vốn quí của loài người.

- Tạo điều kiện để nước ta phát triển nhanh và phát triển bản sắc dân tộc . 3) Trách nhiệm của học sinh:

- Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống nền văn hoá của các dân tộc.

- Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, truyền thống dân tộc ta.

B. Bài tập:

Câu 1: Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì ở các dân tộc khác trên thế giới? Em hãy nêu 3 ví dụ.

………

………

………

………

………

Bài 4 : GIỮ CHỮ TÍN A. LÝ THUYẾT (Nội dung bài ghi)

I. Đặt vấn đề: SGK/11 II-Nội dung bài học 1) Khái niệm:

- Giữ chữ tín là

+ Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình + Biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau

2) Ý nghĩa: Người biết giữ chữ tín:

- Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác - Dễ dàng đoàn kết, hợp tácvới nhau

3) Cách rèn luyện: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình cần phải:

- Làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình - Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn.

III. Bài tập:

Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là giữ chữ tín? Cho 2 ví dụ về giữ chữ tín.

(14)

………

………

………

………

………

………

DẶN DÒ:

* Học nội dung bài học:

- Ý nghĩa : tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác - Khái niệm của giữ chữ tín.

* Bài tập:

- Làm bài tập phần nội dung trọng tâm GV gửi ---HẾT---

(15)

7. MÔN: VẬT LÝ 8

BÀI 5. SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. HAI LỰC CÂN BẰNG:

1/ Hai lực cân bằng là gì?

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Ví dụ:

2/ Tác dụng của các lực cân bằng lên một vật:

Dưới tác dụng của các lực cân bằng;

+ Một vật đang đứng yên thì sẽ tiếp tục đứng yên;

+ Một vật đang chuyển động thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. (Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính).

II. QUÁN TÍNH:

Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì có quán tính.

(Diễn giải thêm: Quán tính là tính chất của một vật giữ nguyên vận tốc khi không có lực tác dụng và chỉ thay đổi dần chuyển động khi có lực tác dụng).

Ví dụ:

+ Hiện tuợng: Khi đang đi và bị vấp té, thân người ta bị ngã chúi về trước.

+ Giải thích: Vì khi vấp té, chân bị cản trở, nhanh chóng dừng lại nhưng do quán tính nên thân, đầu của ta vẫn chuyển động tới và nó ngã về phía trước.

---HẾT---

A B

(16)

8. MÔN: TIN HỌC 8

Bài thực hành 2.

VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Câu lệnh Pascal writeln(<giá trị thực>:n:m) được dùng để điều khiển cách in các số thực trên màn hình;

Trong đó:

 Giá trị thực: là số hay biểu thức số thực

 m, n: là các số tự nhiên

 n quy định độ rộng in số

 m là số chữ số thập phân.

Lưu ý rằng các kết quả in ra màn hình được căn thẳng lề trái.

Ví dụ: writeln(5/3:4:2)  in ra màn hình 1.67 Thực hành các bài tập sau

Bài 1. Luyện tập gõ các biểu thức số học trong chương trình Pascal (sgk trang 26).

Đọc và thực hiện các mục a), b), c) trong sgk.

Bài 2. Tìm hiểu các phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư với số nguyên.

Sử dụng các câu lệnh tạm ngừng chương trình (sgk trang 26, 27).

Đọc và thực hiện các mục a), b), c), d) trong sgk.

Bài 3. Tìm hiểu thêm về cách ghi dữ liệu ra màn hình (sgk trang 27).

Mở lại tệp chương trình CT2.pas và sửa ba lệnh cuối. Dịch và chạy lại chương trình. Quan sát kết quả trên màn hình và rút ra nhận xét của em.

B. LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn thành các yêu cầu sau:

1) Viết câu lệnh ngừng chương trình trong 5 giây, 20 giây?

Delay(5000);

Delay(20000);

(17)

2) Viết lệnh điều khiển in biểu thức số thực (9+5)/9 với yêu cầu độ rộng in số là 5 và 3 chữ số thập phân.

Writeln( (9+5)/9:5:3);

---HẾT---

(18)

9. MÔN: NGỮ VĂN 8

TRƯỜNG TỪ VỰNG

A. LÝ THUYẾT: NỘI DUNG GHI BÀI I. Thế nào là trường từ vựng

1/ Ví dụ: Mặt, mắt, da, gò má, đầu, đùi, cánh tay, miệng.

-> những từ có nét chung về nghĩa: bộ phận cơ thể người.

=> Trường từ vựng

* Ghi nhớ (SGK tr.21) 2/ Lưu ý:

a/ (Ví dụ a/ sgk/21) Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

- Bộ phận cơ thể: Đầu, cổ, chân, tay (danh từ) - Hoạt động: Đi, đứng, chạy, đánh (động từ) - Tình cảm: Yêu, ghét, giận dữ, khó chịu. (tính từ)

=> Trong một trường từ vựng, có thể có nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

=> Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại.

b/ (Ví dụ c/sgk/22): Ngọt - Mùi vị

- Âm thanh - Thời tiết

=> Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

c/ (Ví dụ d/sgk/22):Tưởng, mừng, cậu..

->Trường từ vựng “người” sang trường từ vựng “động vật”.

Chuyển cách dùng trường từ vựng để tăng thên tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.

(Nhân hoá, so sánh, ẩn dụ) II. Luyện tập:

Bài tập 2 tr. 23: Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:

a) lưới, nơm, câu

b) tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ c) đá, đạp, giẫm, xéo

d) buồn vui, phấn khởi, sợ hãi e) hiền lành, độc ác, cởi mở g) bút máy, bút bi, phấn, bút chì

Bài tập 3 tr. 23: Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào?

Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà bị cái tội là góa chống, nợ nần túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…

(Nguyên Hồng- Những ngày thơ ấu)

B. BÀI TẬP: Viết đoạn văn (khoảng 6-8 câu) có ít nhất có ba từ có cùng trường từ vựng

"trường học".

(19)

TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

A. LÝ THUYẾT: NỘI DUNG GHI BÀI I. Đặc điểm và công dụng

1/ Ví dụ: SGK tr.49

- móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, sòng sọc.

-> gợi tả hình dáng, trạng thái, dáng vẻ.

=> Từ tượng hình.

- Hu hu, ư ử

-> Mô phỏng âm thanh

=> Từ tượng thanh.

2/ Ghi nhớ: (SGKtr.49) II. Luyện tập

Bài tập 1 tr. 49: Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau.

- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.

- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy bào cạnh anh Dậu.

- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Bài tập 2 tr. 50: Tìm ít nhất năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.

B. BÀI TẬP: Viết đoạn văn (khoảng 6-8 câu) nội dung tự chọn, trong đó có sử dụng một từ tượng hình và một từ tượng thanh.

CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ (Hướng dẫn tự học)

I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:

Học sinh quan sát sơ đồ trong sgk/10 và trả lời các câu hỏi:

- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá.

- Vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của từ thú, chim, cá...

*Ghi nhớ: Sgk/10

II. Luyện tập: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:

a/ Xăng, dầu hỏa (khí) ga, ma dút, củi, than.

b/ Hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc.

c/ Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.

d/ Liếc, nhìn, nhòm, ngó.

---HẾT---

(20)

10. MÔN: THỂ DỤC 8

A. BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

(21)

B. Bài thể lực : Chạy Tại Chỗ

C. LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn thành các yêu cầu sau:

1. Ôn bài thể dục phát triển chung

2. Thực hiện tốt bài tập Chạy tại chỗ -Lượng vận động:

+ Yêu cầu đối với nam: thực hiện 20s /1 tổ X 3 tổ, thời gian nghỉ giữ quãng là 5 phút.

+ Yêu cầu đối với nữ: thực hiện 15s /1 tổ X 3 tổ, thời gian nghỉ giữa quãng là 5 phút.

3. Yêu cầu áp dụng các động tác khởi động trước khi tập và các động tác hồi tĩnh (hít thở sâu, tại chổ thả lỏng tay chân, các động tác căng giãn cơ) sau buổi tập.

---HẾT---

(22)

11. MÔN: SINH HỌC 8

CHỦ ĐỀ HỆ VẬN ĐỘNG

BÀI 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. CẤU TẠO BẮP CƠ VÀ TẾ BÀO CƠ:

- Hs tự đọc thông tin.

II. TÍNH CHẤT CỦA CƠ:

- Tính chất của cơ là co và dãn.

- Sự co cơ: Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại.

- Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.

III. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG CO CƠ:

-Các cơ vân có đầu bám vào xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể.

B. LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn thành các yêu cầu sau:

Câu 1: Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? giải thích hiện tượng đó.

Câu 2: Trình bày tính chất của cơ? Ý nghĩa của hoạt động co cơ?

CHỦ ĐỀ HỆ VẬN ĐỘNG BÀI 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. SỰ MỎI CƠ:

1. Nguyên nhân :

- Làm việc quá sức và kéo dài dẫn đến sự mỏi cơ.

- Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ.

2. Biện pháp chống mỏi cơ:

- Nghỉ ngơi, thở sâu, xoa bóp bắp cơ.

- Lao động nhịp nhàng,vừa sức..

II. THƯỜNG XUYÊN LUYỆN TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN CƠ:

Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai cần lao động vừa sức, thường xuyên tập thể dục thể thao

B. LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn thành các yêu cầu sau:

Câu 1: Giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ?

Câu 2: Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và các biện pháp chống mỏi cơ.

---HẾT---

(23)

12. MÔN: CÔNG NGHỆ 8

CHỦ ĐỀ : BẢN VẼ KĨ THUẬT Tiết 9-Bài 9: BẢN VẼ CHI TIẾT A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I-Nội dung của bản vẽ chi tiết:

- Bản vẽ chi tiết gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết để xác định chi tiết máy.Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.

- Nội dung của bản vẽ chi tiết gồm:

+ Hình biểu diễn.

+ Kích thước.

+ Yêu cầu kỹ thuật.

+ Khung tên.

II-Đọc bản vẽ chi tiết :

Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm 5 bước:

Bước 1: Khung tên:

- Tên gọi chi tiết - Vật liệu

- Tỉ lệ

Bước 2: Hình biểu diễn - Tên gọi hình chiếu - Vị trí hình cắt Bước 3: Kích thước

- Kích thước chung của chi tiết - Kích thước các phần của chi tiết Bước 4: Yêu cầu kĩ thuật

- Gia công - Xử lý bề mặt Bước 5: Tổng hợp

- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết - Công dụng của chi tiết

VD: Đọc bản vẽ ống lót (h.9.1) theo bảng 9.1 trong SGK trang 32 B.LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn thành các câu hỏi sau:

Câu 1: Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?

Câu 2: Em hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?

Câu 3: Xem lại cách đọc bản vẽ ống lót (hình 9.1) trong SGK trang 32.

(24)

Tiết 10- Bài 10 Bài tập thực hành

ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ HÌNH CẮT A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I.Chuẩn bị: (xem SGK) II. Nội dung:

Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai (h.10.1) và ghi các nội dung cần hiểu vào mẫu như bảng 9.1 (ở bài 9)

III. Các bước tiến hành:

- Cần nắm vững cách đọc bản vẽ chi tiết

- Đọc bản vẽ vòng đai theo trình tự như ví dụ ở bài 9 A. LUYỆN TẬP:

Học sinh hoàn thành đọc bản vẽ chi tiết vòng đai vào bảng. Sau đó chụp ảnh phần bài làm gửi vào trang lớp học. Hạn chót : 17h thứ sáu ngày 8/10/2021

(25)

Lớp : ……….. STT:…………..Họ và tên HS: ……….

NỘI DUNG: Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai ( h10.1 ) và ghi các nội dung vào bảng sau ( theo mẫu bảng 9.1 trang 31)

Trình tự đọc Nội dung cần hiểu Bản vẽ vòng đai (h.10.1)

1. Khung tên

- Tên gọi chi tiết - Vật liệu

- Tỉ lệ

2. Hình biểu diễn

- Tên gọi hình chiếu -Vị trí hình cắt

3. Kích thước

- Kích thước chung của chi tiết

- Kích thước các phần của chi tiết

4. Yêu cầu kĩ thuật

- Gia công - Xử lí bề mặt

5. Tổng hợp

- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết

- Công dụng của chi tiết .

---HẾT---

(26)

13. MÔN: LỊCH SỬ 8

Chương II: CÁC NƯỚC ÂU – MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX BÀI 5: CÔNG XÃ PA-RI 1871

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI) I./ SỰ THÀNH LẬP CÔNG XÃ

1/Hoàn cảnh ra đời của Công xã

- Năm 1870 chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra  Pháp bị thất bại.

- Ngày 4/9/1870 nhân dân Pa-ri khởi nghĩa:

+ Lật đổ chính quyền của Na-pô-lê-ông III + Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập -Quân Phổ thừa thắng xâm lược Pháp:

+ Chính phủ tư sản vội xin đình chiến

+ Nhân dân Pa-ri kiên quyết bảo vệ Tổ quốc.

2/Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871. Sự thành lập Công xã - Chính phủ tư sản mâu thuẫn với gay gắt với nhân dân.

- Ngày 8/3/1871 Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác nhưng bị thất bại  Nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ Pa-ri.

- Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng Công xã, đại biểu trúng cử đa số là công nhân.

*Tính chất: Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

II./ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÔNG XÃ PA-RI (Đọc SGK)

*Nhận xét: Công xã Pa-ri là một Nhà nước kiểu mới.

III./ NỘI CHIẾN Ở PHÁP. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÔNG XÃ PA-RI 1/Nội chiến ở Pháp (Đọc SGK)

2/Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri

- Là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới

- Cổ vũ cuộc đấu tranh của nhân dân lao động toàn thế giới vì một tương lai tốt đẹp hơn.

- Để lại nhiều bài học quí báu cho cuộc cách mạng vô sản ở một số nước sau này.

---

BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX 1/ Nước Anh

a- Kinh tế

- Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp phát triển chậm lại, xuống hạng 3 thế giới.

- Vẫn dẫn đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

- Đầu thế kỉ XX, xuất hiện nhiều công ty độc quyền công nghiệp và tài chính chi phối nền kinh tế Anh.

b- Chính trị

-Là nước quân chủ lập hiến

-Chính sách: + Bảo vệ quyền lợi của giai cấp TS + Ưu tiên đẩy mạnh xâm lược thuộc địa

*Đế quốc Anh là Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn thành các câu hỏi sau:

1. Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 được xem là cuộc Cách mạng vô sản vì:

(27)

A. Lật đổ chính quyền tư sản

B. Do giai cấp công nhân lãnh đạo cùng với nhân dân lao động C. Thành lập chính quyền của nhân dân.

D. Tất cả các câu trên đúng.

2. Công xã Pa-ri - Nhà nước kiểu mới, đã được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 3/1870 B. Tháng 3/1871 C. Tháng 9/1870 D. Tháng 9/1871

3. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chính sách được ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền Anh là:

A. Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp B. Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản C. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa D. Đẩy mạnh thương mại

---HẾT---

(28)

14. MÔN: ĐỊA LÍ 8

Chủ đề 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI, KINH TẾ CỦA CHÂU Á.

(Bài 5 + 6 +7 + 8) A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1) Dân cư.

- Là châu lục đông dân nhất thế giới: Dân số 3766 triệu người ( năm 2002).

- Dân cư thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Môn- gô- lô- it và Ơ- rô- pê- ô- it.

- Dân số tăng nhanh, mật độ dân số cao, dân cư phân bố không đều.

- Các thành phố lớn của châu Á: Bắc Kinh, Thượng Hải,Tokyo, Mumbai....

2) Văn hóa-xã hội: đa dạng, nhiều tôn giáo.

B. LUYỆN TẬP: Học sinh hoàn thành các câu hỏi sau:

Câu 1: Nêu đặc điểm dân cư Châu Á?

Câu 2: Dựa vào Tập bản đồ Địa lí Trang 8, em hãy kể tên các đô thị lớn trên 15 triệu người của Châu Á? Cho biết các đô thị lớn của Châu Á thường tập trung ở khu vực nào?

Vì sao lại có sự phân bố đó?

---HẾT---

(29)

*** HỌC SINH GHI CHÉP LẠI CÂU HỎI, THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỘ MÔN THEO MẪU DƯỚI ĐÂY!!!

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS: ………

Lớp: ………

STT Môn học

Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 Vật lý

4 Hóa

học

5 GDCD

6 Tin

học

7 Công nghệ

(30)

8 Sinh học

9 Mỹ

thuật

10 Thể dục

11 Tiếng Anh

12 Lịch sử

13 Địa lý

14 Âm

nhạc

sat adults small dinner.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em3. Luyện tập làm biên bản cuộc họp Tập

- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của hai bài hát Mùa thu ngày khai trường, Lí dĩa bánh bò.. - Học sinh biết cấu tạo của gam thứ,

Hát to rõ ràng, đúng giai điệu, lời ca, giọng hát chưa hay lắm, có các động tác phụ hoạ cho bài hát.. Hát to rõ ràng, đúg giai điệu, lời ca, giọng hát chưa hay , có các

- Các bậc âm trong gam trưởng được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát ( hoặc một bản nhạc ), người ta gọi đó là giọng trưởng..

1.Tìm thêm một số bài hát có tính chất khác 1.Tìm thêm một số bài hát có tính chất khác. nhau và xếp vào 6 thể loại

Giọng Mi thứ hòa thanh có bậc 7 tăng lên ½ cung so với Mi thứ tự nhiên.?. Hãy hát hai câu hát giống nhau trong bài hát

-Khi dòch gioïng, treân baûn nhaïc môùi seõ coù söï thay ñoåi hoaù bieåu vaø noát nhaïc nhöng giai ñieäu vaø tính chaát baøi haùt khoâng thay ñoåi.... Nhaïc lyù:

Em hãy nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?.. + Đới nóng: các môi trường xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa + Đới ôn hòa: các môi trường ôn