• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 2"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SÔ 2

ĐỀ THI THỬ VÀO THPT Thời gian: 120 phút Câu 1: (1 điểm)

Trong truyện Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên?

Câu 2: (1 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“…Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên:

- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… Cải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả.”

a) Ông Hai nói: “ làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào?

b) Trong câu nói, ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng?

Câu 3: (3 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) với chủ đề: Lời xin lỗi (Trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp)

Câu 4: (5 điểm)

Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

………HẾT………….

Hướng dấn chấm thi

(2)

ĐỀ SÔ 2 Câu 1 (1 điểm)

Tình huống truyện:

- Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách (chỉ biết nhau qua tấm hình, trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi). (0,25đ)

- Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thì người cha đã hi sinh. (0,25đ)

Ý nghĩa của hai tình huống truyện:

- Tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con với cha, còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha với con. (0,2 5đ)

- Tác giả tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh mất mát.

( 0,25đ)

Câu 2 (1 điểm)

a. Ông Hai nói: Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian là cách nói hoán dụ, láy làng để chỉ những người dân làng Chợ Dầu (0,25đ)

b. Trong câu nói, ông Hai dùng sai từ mục đích, lẽ ra phải nói mục kích mới đúng.

(0,25đ)

Câu 3 (3 điểm) 1. Hình thức: 1 điểm

+ Bố cục đủ 3 phần, rõ ràng mạch lạc, không quá giới hạn (0,5 đ) + Có sử dụng lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp,chỉ rõ. (0,5 đ)

2. Nội dung: 2 điểm

a) Giới thiệu vấn đề: Lời xin lỗi (0,25đ)

b) Lời xin lỗi là gì?: thuộc từ loại động từ: có nghĩa là xin được tha thứ vì đã biết lỗi.

Xin lỗi không phải là một nét tế nhị có tính xã hội. Nó là một lễ nghi quan trọng, một cách chứng tỏ lòng kính trọng và thiện cảm đối với người bị hàm oan. Nó cũng là cách thừa nhận một hành vi mà nếu bỏ qua, có thể làm hại đến mối liên hệ nào đó.

(0,25đ)

c) Khi nào sử dụng lời xin lỗi: khi có hành vi sai trái, vô lễ hoặc gây ảnh hưởng không tốt cho người khác hoặc khi chúng ta lỡ xúc phạm đến người nào.

d) Vai trò của lời xin lỗi. (0,25đ)

- Xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn các hiểu lầm có thể có trong tương lai. Trong lúc xin lỗi không thể xóa bỏ nỗi đau có thực đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nếu nó được thoát ra một cách chân thành và có hiệu quả thì nó có thể hóa giải các mặt tiêu cực của các hành động gây lỗi.

- Người có cảm giác bị xúc phạm trước đó có cảm giác như được “hàn vết thương” khi người làm lỗi nhận ra lỗi của mình.

- Xin lỗi sẽ làm chúng ta quên cơn giận của mình, có thể giúp ta không “té nhào” vào sự giận dữ một cách dễ dàng đối với người đó trong tương lai.

- Xin lỗi mở cánh cửa của sự tha thứ, giúp chúng ta cảm thông với người làm lỗi.

- Khi xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình, chúng ta có thể gột bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Xin lỗi có khả năng làm “dịu” đi những bản tính xấc xược nhất, khi đó chúng ta đã phát triển được tính tự trọng.

(3)

ĐỀ SÔ 2

- Xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân.

Khi làm lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách. Nhưng khi xin lỗi xong, chúng ta cảm thấy thanh thản hơn và lại thân thiện với nạn nhân như xưa.

- Xin lỗi có tác dụng như “vũ khí phòng ngừa từ xa”, vì xin lỗi khiến ta cảm thấy khiêm tốn hơn, nên nó có thể nhắc nhở chúng ta đừng có tái phạm lỗi khiến ta... có thể lại phải đi xin lỗi nữa.

e) Những kẻ không biết nói lời xin lỗi là những kẻ như thế nào? Hậu quả? (0,25đ) - Thiếu hiểu biết, thiếu lịch sự văn minh.

- Thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh và thiếu sự tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác.

- Không biết nhận ra hoặc không biết dừng lại những lỗi lầm của mình-> người xấu xa.

g) Thái độ khi nói lời xin lỗi: chân thành, cam kết sửa đổi, không tái phạm.

Câu 4 (5 điểm) a. Mở bài:

- Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao nhà thơ đã dành tình yêu cho mùa thu của đất trời, của lòng người. (0,25đ)

- Hữu Thỉnh viết bài thơ Sang Thu năm 1977, cũng viết về đề tài mùa thu nhưng lại là thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. (0,25đ)

- Cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu lúc giao mùa từ hạ sang thu qua tình cảm thiết tha và tâm hồn tinh tế của nhà thơ. (0,5đ)

b. Thân bài:

- Vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu: (0,15đ)

+ Sự biến đổi của đất trời từ lúc sang thu: Tác giả nhận ra những tín hiệu hạ đang qua và thu đang tới bằng sự chuyển mùa của ngọn gió se và bằng hương thơm của ổi chín.

Từ Bỗng diễn tả sự đột nhiên nhận ra sự thay đổi của đất trời vào thời khắc giao mùa.

Những làn gió thu nhẹ đầu tiên đưa theo hương ổi chín báo hiệu thu đang tiễn hạ đi

Dấu hiệu thu sang còn được tác giả nhận biết qua sự thay đổi của làn sương mỏng, của dòng sông, của tiếng chim và của đám mây, qua sự cảm nhận của làn sương mỏng chùng chình.

+ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. Còn những cánh chim bắt đầu vội vã. Sông nước đầy nên mới dềnh dàng nhẹ trôi như cố tình làm chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ chim bay vội vã, đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đổi mùa tránh rét từ phương bắc xa xôi bay vội vã về phương nam.

Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chan chứa thi vị.

Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, câu thơ miêu tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo, cách chọn từ và dúng từ sáng tạo - Tâm trạng và sự suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu (0,15đ)

+ Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu

(4)

ĐỀ SÔ 2

Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa: mùa hạ- thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ vẫn còn, vơi dần, cũng bớt bất ngờ gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật.

+ Từ ngoại cảnh ấy nhà thơ lại suy ngẫm cuộc đời. Sấm và hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho những biến đổi những khó khăn thử thách, từng trải được tôi luyện trong nhiều gian khổ khó khăn trong cuộc đời mỗi con người.

c. Kết bài:

- Tác giả sử dụng thành công một số biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ,

…các biện pháp nghệ thuật có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp của dịu dàng êm ả của đất trời khi sang thu (0,5đ)

- Qua bài thơ, ta thấy lòng yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời. (0,5đ)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bé Nam đã học lớp 1 rồi nhưng luôn vứt đồ dùng, sách vở lung tung... Ngọc được giao nhiệm vụ xếp gọn chiếu gối sau giờ nghỉ trưa

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Baïn Huøng voâ yù laøm vôõ bình hoa treân baøn.Baïn buoàn raàu khoanh tay xin loãi meï. Haø giô hai tay nhaän gaáu boâng vaø noùi : “Con gaáu

Hãy nói 3, 4 câu về nội dung bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn thích hợp :.. Mẹ mua cho Hà một con

- En-ri-cô có lỗi nhưng có điểm đáng khen, đó là cậu biết thương bạn khi thấy bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn giành cho

a ) Neáu em sô yù laøm rôi hoäp buùt cuûa baïn xuoáng ñaát Boû ñi , khoâng noùi gì ... Chæ noùi lôøi xin loãi

Gợi ý: Em quan sát hoạt động của các nhân vật trong bức tranh và nói lời cảm ơn, xin lỗi thích hợp..

Khi đáp lời cảm ơn, chúng ta cần nói với thái độ như thế nào?.. Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây :.. Bức tranh minh họa