• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ KT LỊCH SỬ 12 số 4

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ KT LỊCH SỬ 12 số 4"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO VĨNH LONG TRƯỜNG THCS&THPT MỸ PHƯỚC

ĐỀ ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 2019-2020 đề số 4

Trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid - 19 Thời gian làm bài: 60 phút

Họ và tên: ………..

Lớp:………

ĐIỂM

Phần trả lời trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Đáp án

Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp

án

I. TRẮC NGHIỆM ( 8 ĐIỂM) (1 câu đúng 0.25 điểm)

Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra căng thẳng quyết liệt chủ yếu do

A.các nước tham dự đều mưốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò và địa vị của mình.

B. Liên Xô muốn duy trì, củng cố hòa bình, Mĩ muốn phân chia thế giới thành các hệ thống đối lập.

C. mâu thuẫn trong quan điểm của các cường quốc về vấn đề thuộc địa sau chiến tranh.

D. quan điểm khác nhau về việc có hay không tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

Câu 2 . Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.

B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

D. Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.

Câu 3 :Từ bài học sụp đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam?

A. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị.

B. Cải tổ đổi mới về kinh tế- xã hội trước tiên sau đó đổi mới về chính trị.

C. Thực hiện chính sách đóng cửa nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài.

D. Xây dựng nền kinh tế thị trường TBCN đề phát triển nền kinh tế.

Câu 4. Yếu tố dưới đây yếu tố nào không phải là điểm chung của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ba nước Đông Dương?

A. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.

B. Giai đoạn cuối đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng riêng ở mỗi nước.

(2)

C. Nhận sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

D. Cuối cùng được giải quyết bằng hiệp định Giơ-ne-vơ.

Câu 5: Giai đoạn nào kinh tế, KHKT của Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trên thế giới?

A. 1973-1991 . B. 1945-1973.

C. 1991-2000 D. 2000-2015.

Câu 6. Ý nào Không phản ánh đúng biểu hiện sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản 1960-1973?

A. tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm luôn đạt 2 con số xấp xỉ 11 %.

B. Vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới và là chủ nợ lớn nhất thế giới C. Năm 1968, kinh tế Nhật vượt Ạnh, Pháp, Tây Đức, Italia và Canada.

D. Năm 1968, Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới sau Mĩ.

Câu 7. Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN và XHCN ở hầu hết các lĩnh vực, ngoại trừ

A. chính trị, quân sự, kinh tế.

B. Sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.

C.chạy đua quân sự và chế tạo vũ khí hạt nhân.

D. kinh tế, văn hóa, tư tưởng .

Câu 8: Nước đi đầu trong cuộc Cách mạng KHKT hiện đại là A. Anh B. Nhật C. Mĩ D. Liên Xô Câu 9: Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là

A. tình trạng ô nhiễm môi trường.

B. chủ nghĩa khủng bố hoành hành..

C. nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.

D. chiến tranh xung đột giữa các khu vực.

Câu 10. Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là A. cả hai nước đề trở thành trụ cột trong trật tự thế giới mới.

B. đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.

C. trở thành đồng minh, là nước lướn trong Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.

D. người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASean.

Câu 11. Việc thực dân Anh đưa ra phương án Maobatton chia Ấn Độ thành 2 quốc gia tự trị ấn Độ và Pakixtan chứng tỏ

A. cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.

B. thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa.

C.. thực dân Anh chấm dứt cai trị Ấn Độ .

(3)

D. thực dân Anh đã nhượng bộ tạo điều kiện cho nhân dân Ấn Độ nổi dậy giành độc lập.

Câu 12. Ý nào không phải là kinh nghiệm được rút ra từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đối với Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

A. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

B. Ứng dụng các thành tựu KHKT.

C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.

D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

Câu 13.Khởi nghĩa Yên Bái thất bại là do nguyên nhân khách quan nào?

. A. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. B. Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.

C. Khởi nghiãinổ ra hoàn toàn bị động. D. Thực dân Pháp còn mạnh Câu 14. Tên gọi khác của cách mạng tư sản dân quyền là

A. cách mạng tư sản. B. cách mạng dân chủ tư sản.

C. cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân

Câu 15. Ý kiến nào không đúng khi nhận xét về nhiệm vụ dân tộc được đề ra trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ( đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo?

A. Nhiệm vụ dân tộc tập trung giải quyết mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc đó.

B. Nhiệm vụ dân chủ được đặt ra ở mức độ nhất định và cũng nhằm giải phóng dân tộc.

C. Là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac- Lenin vào Việt Nam.

D. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh

Câu 16. Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

A. Hội nghị bất thường Ban thường vụ Trung Ương đảng ngày 18 và 19/12/1946.

B. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy tắt điện 20 giờ ngày 19/12/1946.

C. Ban bố Chỉ thị toàn dân kháng chiến ngày 12/12/1946.

D. Lời kêu goi toàn quốc kháng chiến được ban hành ngày 19/12/1946

Câu 17. Hệ thống phòng ngự mà thực dân Pháp tăng cường và thiết lập thông qua kế họach Rơ-ve là

A. hệ thống phòng ngự đương số 4 và hành lang Đông -Tây.

B. hệ thống phòng ngự ở Trung du và Đồng bằng bắc bộ.

C. phòng tuyến Boong ke và vành đai trắng.

D. hành lang Đông – Tây và vành đai trắng.

Câu 18: Nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là A. vai trò lãnh đạo của Đảng B. hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân vững chắc.

(4)

C. hậu phương lớn mạnh. D. sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô.

Câu 19:Lĩnh vực nào gặp khó khăn nhiều nhất trong cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta từ năm 1941 đến năm 1945?

A. Xây dựng lực lượng chính trị. B. Xây dựng lực lượng vũ trang.

C. Xây dựng căn cứ địa cách mạng. D. Vận động sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 20. Từ năm 1930 đến năm 1945, nhiều hình thức mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập, ngoại trừ

A. Hội phản đế đồng minh Đông Dương B. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh. D. Mặt trận Liên Việt.

Câu 21. Hướng tiến công chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là A. đồng bằng Bắc bộ- nơi tập trung quân cơ động của Pháp.

B. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

C. Điện Biên Phủ- trọng tâm của kế hoạch Nava.

D. trên toàn bộ chiến trường Đông Dương.

Câu 22. Sự kiện nào thể hiện Đảng ta đã có chính sách bồi dưỡng sức dân trong kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954)?

A. Đảng ta phát động triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất đầu năm 1953.

B. Đảng đề ra chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khóa.

C. Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thwujc hành tiết kiệm năm 1953.

D. Chia lại toàn bộ ruộng đất cho giai cấp nông dân

Câu 23. Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961-1965, Đảng chủ trương thành lập cơ quan, lực lượng nào?

A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Trung ương Cục miền Nam, Quân giải phóng miền Nam D. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Câu 24. Trong phong trào dan chủ 1936-1939, đảng chủ trương tập hợp những lực lượng nào?

A. công nhân và nông dân.

B. tiểu tư sản và địa chủ nhỏ.

C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản và địa chủ nhỏ.

D. các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng, nhân dân Đông Dương..

Câu 25. Với chiến thắng nào quân ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ?

A. Việt Bắc 1947 B. Điện Biên Phủ 1954 C. Biên Giới 1950 D. Đông xuân 1953-1954

(5)

Câu 26. Đẩy mạnh hơn việc thực hiện những mục tiêu của chiến lược chiến tranh đặ cbieejt là bình định có trọng điểm miền Nam trong 2 năm 1964-1965, Mĩ đề ra Kế họach nào?

A. Kế họach Xtaly-Taylo B. Kế họach Gionxon- MacNamara C. Kế họach dồn dân lập ấp chiến lược. D. Kế họach tìm diệt và bình định.

Câu 27. Nguyên nhân Pháp kí với Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa Pháp 1946 là gì?

A. Muốn nhượng bộ Trung Hoa Dân quốc.

B. Muốn thỏa hiệp với Trung Hoa Dân quốc để thay chân ở miền Bắc Việt Nam C. Muốn tiêu diệt quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Muốn bắt tay Trung Hoa Dân quốc lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Câu 28. Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong thủ đoạn dồn dân lập ấp chiến lược là gì?

A. Củng cố quyền lực hco chính quyền sài Gòn.

B. Mở rộng vùng kiểm soát.

C. Tách dân khỏi cách mạng để bình định miền Nam D. Bình định miền Nam trong 18 tháng

Câu 29. Sự khác nhau trong một số luận điểm cơ bản của Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị (10/1930) là gì?

A. Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, về lực lượng cách mạng.

B. Về đường lối chiến lược cách mạng C. Về giai cấp lãnh đạo cách mạng

D. Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới

Câu 30. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng cộng sản Đông Dương đã có quyết điịnh thể hiện sự nhạy bén là

A. rút vào hoạt động bí mật, chuẩn bị phong trào giải phóng dân tộc.

B. đòi Pháp trả ngay độc lập cho Việt Nam.

C. liên minh với Nhật để chống Pháp.

D. phát động quần chúng Tổng khới nghĩa giành chính quyền.

Câu 31. Ngày 17-1-1960 tại Bến Tre nổ ra phong trào đấu tranh nào ? A. Chống bình định. B. Phá ấp chiến lược.

C. Đồng khởi. D. Trừ gian diệt ác.

Câu 32. Trong giai đoạn 1954-1975 Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

A. có vai trò cơ bản nhất. B. có vai trò quan trọng nhất.

C. có vai trò quyết định nhất. D. có vai trò quyết định trực tiếp.

II. TỰ LUẬN (2 ĐIỂM)

(6)

Hoàn thành các sự kiện sau đây STT Thời gian Sự kiện

1 7/1920

2 2/1930

3 19/8/1945

4 23/9/1945

5 19/12/1946

6 7/5/1954

7 17/1/1960

8 2/1/1963

HẾT

(Đề ôn tập gồm 06 trang, trong đó có 32 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân quyền

Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta Câu 8: Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai

Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã...

Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo thất bại, chính quyền thực dân Pháp tiến hành một chiến dịch khủng bố dã man những

Nhà nước đầu tiên của dân tộc có tên là gì, ra đời vào khoảng thời

Nhiệm vụ này được thể hiện cụ thể trong Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1-1951): “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành

B chọn vì trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương đầu năm 1930 xác định thành lập chính phủ công nông binh còn trong Hội nghị Ban Chấp

Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã.. đáp ứng đúng