• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Sinh 2018-2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Sinh 2018-2019"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 TỔ HÓA – SINH – CÔNG NGHỆ MÔN SINH HỌC - LỚP 12

Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 05 trang) (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên thí sinh:……….. Lớp 12A….

Giám thị 1 Giám thị 2 Giám khảo 1

Giám

khảo 2 Nhận xét Điểm

………..

………..

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

TL

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

TL

Câu 1. Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

Câu 2. Quần xã sinh vật là:

A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, găn bó với nhau

B. Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian xác định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất

C. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian xác định và chúng có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

D. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau

Câu 3. Động lực của chọn lọc tự nhiên là:

A. Sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật. B. Sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.

C. Các tác nhân trong môi trường. D. Nguồn biến dị đa dạng, phong phú của sinh vật.

Câu 4. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào?

A. TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối nitrat (NO3-).

B. TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH+4) và nitrat (NO3-) C. TV hấp thụ nitơ dưới dạng muối amôn (NH+4) và nitrit (NO2-).

D. TV chỉ hấp thụ nitơ dưới dạng amôn (NH+4).

Câu 5. Hãy chọn trình tự đúng về các giai đoạn của tiến hoá:

Mã số đề: 123

(2)

A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học

Câu 6. Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, bò sát khổng lồ phát triển mạnh ở kỉ nào dưới đây? A. Kỉ Thứ ba B. Kỉ Thứ tư C. Kỉ Cacbon D. Kỉ Jura

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng về các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá của sinh vật?

A. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật

B. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định C. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng vốn gen của quần thể

D. Yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi.

Câu 8. Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 9. Một trong những vai trò của quá trình giao phối đối với tiến hoá là:

A. Thúc đẩy sự phân li tính trạng.

B. Định hướng quá trình tiến hoá.

C. Tạo nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.

D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.

Câu 10. Tập hợp sinh vật nào sau đây khô n g phải là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng. B. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa.

C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp cá trong Hồ Tây.

Câu 11. Ý nghĩa của mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật:

A. Tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.

B. Giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.

C. Tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.

D. Duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.

Câu 12. Trong hệ sinh thái, quá trình sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ được thực hiện bởi nhóm sinhvật nào sau đây?

A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 D. Sinh vật phân giải

Câu 13. Chuồn chuồn, ve sầu.... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè, nhưng rất ít vào những tháng mùa đông, thuộc dạng biến động nào?

A. Theo chu kì tháng. B. Theo chu kì ngày đêm.

C. Không theo chu kì. D. Theo chu kì mùa.

Câu 14. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại?

A. Là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.

B. Không gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.

C. Là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.

(3)

D. Bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

Câu 15. Sự phân bố của các loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố:

A. Diện tích của quần xã. B. Thay đổi do hoạt động của con người.

C. Nhu cầu về nguồn sống. D. Thay đổi do quá trình tự nhiên.

Câu 16. Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:

A. Không có loài nào có lợi. B. Tất cả các loài đều bị hại.

C. Các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. D. Ít nhất có một loài bị hại.

Câu 17. Giới hạn sinh thái là:

A. Khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất.

B. Là khoảng giá trị xđịnh của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó svật có thể tồn tại và phát triển ổn định

C. Khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi theo thời gian.

D. Khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.

Câu 18. Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là:

A. Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.

B. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

C. Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

D. Số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

Câu 19. Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh:

A. Tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau.

B. Người và vượn người không có quan hệ nguồn gốc.

C. Người và vượn người có quan hệ gần gũi.

D. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.

Câu 20. Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài.

B. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới.

C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.

D. Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.

Câu 21. Bằng chứng tiến hoá nào sau đây kh ô ng p hải là bằng chứng sinh học phân tử?

A. Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

B. ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.

C. Tất cả các cơ thể sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.

Câu 22. Ổ sinh thái của một loài là:

A. Một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các nhân tố sinh thái mà ở đó loài tồn tại và phát triển lâu dài của loài.

B. Một khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển

C. Một vùng địa lí mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài D. Một khoảng không gian sinh thái được hình thành bởi một giới hạn sinh thái mà ở đó các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài

Câu 23. Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là:

(4)

A. Phân bố theo chiều thẳng đứng B. Phân bố ngẫu nhiên

C. Phân bố đồng điều D. Phân bố theo nhóm

Câu 24. Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống?

A. Prôtêin – saccarit – axit nuclêic. B. Prôtêin - Prôtêin C. Prôtêin – axit nuclêic D. Prôtêin - saccarit Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?

A. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay cả khi ở trạng thái dị hợp.

B. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay sau một thế hệ.

C. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.

D. Chọn lọc tự nhiên chống alen trội có thể nhanh chóng loại alen trội ra khỏi quần thể.

Câu 26. Những hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ?

(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hơp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.

A. (2), (3) B. (3), (4) C. (1), (2) D. (1), (4)

Câu 27. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ dưới 80C.

C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô… chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

Câu 28. Hình thức phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường

B. Các cá thể hổ trợ nhau chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống

Câu 29. Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau, các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:

(1) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

A. (3) và (4). B. (1) và (4). C. (1) và (2). D. (2) và (3).

Câu 30. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng sinh vật nào?

A. Động vật. B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa.

C. Thực vật và động vật ít có khả năng phát tán. D. Thực vật.

Câu 31. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện hỗ trợ trong quần thể sinh vật?

I. Các cây thông liền rễ.

II. Cá mập con khi mới nở sử dụng các trứng chưa nở làm thức ăn.

(5)

III. Chó rừng cùng kiếm ăn trong đàn.

IV. Hai cá đực nhỏ kí sinh trên cá thể cái (cá sống sâu ở biển).

V. Các con sư tử cái cùng nhau tiêu diệt trâu rừng.

VI. Bồ nông kiếm được nhiều cá khi đi chung với nhau.

VII. Hiện tượng tự tỉa thưa ở TV.

VIII. Vào mùa sinh sản, các con đực đánh nhau giành con cái.

A. I, III, V, VI B. II, IV, V C. I, II, III, IV D. IV, VI, VII

Câu 32. Để phân biệt 2 loài xương rồng: loài 3 cạnh và loài 5 cạnh, người ta dựa vào tiêu chuẩn nào? A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.

C. Tiêu chuẩn sinh lí – hóa sinh. D. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái.

Câu 33. Môi trường sống của sinh vật gồm có:

A. Đất-nước-trên cạn-sinh vật B. Đất-nước-không khí-sinh vật C. Đất-nước-không khí D. Đất-nước-không khí-trên cạn Câu 34. Trong thực tế, việc ứng dụng nghiên cứu diễn thế nhằm:

A. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp.

B. Nắm được quy luật phát triển của từng vùng địa lí.

C. Dự đoán được quần xã ban đầu và kết thúc.

D. Nắm được quy luật phát triển của QXSV.

Câu 35. Cho chuỗi thức ăn: Cỏ→ Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang →Đại bàng.

Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là bậc dinh dưỡng:

A. Bậc 3. B. Bậc 4. C. Bậc 5. D. Bậc 6.

Câu 36. Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau?

(1) Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

(2) Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau.

(3) Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X.

(4) Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin.

(5) Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh.

(6) Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống.

A. 4 B. 5 C. 3 D. 2

Câu 37. Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là:

A. Biến dị cá thể. B. Chọn lọc nhân tạo. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Biến dị xác định.

Câu 38. Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

A. Hô hấp của sinh vật. B. Khuếch tán

C. Phân giải chất hữu cơ. D. Quang hợp của cây xanh.

Câu 39. Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.

B. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.

C. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.

D. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.

Câu 40. Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào không đúng?

A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.

(6)

B. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.

C. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.

D. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.

---Hết ---

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các chi thuộc tông Dành dành (Gardenieae) – họ Cà phê phân bố hầu khắp cả nước, trong đó, các đại diện gặp nhiều ở miền Trung và Nam bộ, phân bố trong các rừng thưa và

I/ Môi trường sống của sinh vật:.. Quan sát các hình ảnh trong tự nhiên  Thảo luận nhóm điền nội dung phù hợp vào các ô trống trong bảng 41.1?.. STT Tên

Đặc biệt ống nhựa mủ có mặt ở cả trong thân, rễ và lá, số lượng ống nhiều, thường tạo thành vòng xung quanh thân và rễ, kích thước ống nhựa mủ lớn.. Đất trồng là đất

Bài tập 1 trang 94-95 VBT Sinh học 9: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của

+ Khí hậu và nguồn nước: Ánh sáng ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống; Nhiệt độ quy định sự thích nghi của sinh vật

Bài 1 (trang 154 SGK Sinh học 12): Hãy điền tiếp những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hoá học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng

SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG Sinh vật mang nhiều đặc điểm thích nghi về hình thái, giải phẫu, hoạt động sinh lí và tập tính với các điều kiện sinh

Câu 23: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện