• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cho biết hướng chuyển động của vật

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cho biết hướng chuyển động của vật"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I- VẬT LÝ 8

1.CHỦ ĐỀ TỐC ĐỘ-CHUYỂN ĐỘNG

Câu 1: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là B A.Vôn kế

B. Nhiệt kế C. Tốc kế D. Ampe kế

Câu 2: Tốc độ có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? B A. Cho biết hướng chuyển động của vật.

B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.

C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.

D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.

Câu 3: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? H A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.

B. Vận động viên chạy 100m đang về đích.

C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh.

D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.

Câu 4: Đơn vị của tốc độ phụ thuộc vào H A. Đơn vị chiều dài

B. Đơn vị thời gian

C. Đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.

(2)

D. Các yếu tố khác.

Câu 5: Đơn vị của tốc độ hợp pháp là: B A. m/s và m/phút

B. km/h và m/s C. km/h và km/phút D. cm/s và m/s

Câu 6: Đại lượng nào sau đây cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động?

H

A. Quãng đường.

B. Thời gian chuyển động.

C. Tốc độ.

D. Cả 3 đại lượng trên.

Câu 7: Khi nói đến tốc độ của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay... người ta nói đến H

A. Tốc độ tức thời.

B. Tốc độ trung bình.

C. Tốc độ lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

D. Tốc độ nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

Câu 8: Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ B A. Không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.

B. Thay đổi trong suốt quãng đường đi.

C. Các câu A, B đều sai.

D. Các câu A, B, đều đúng.

(3)

Câu 9: Trong các phát biểu sau về tốc độ, phát biểu nào sau đây đúng: H A. Tốc độ tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

B. Tốc độ tính bằng quãng đường đi được trong một ngày.

C. Tốc độ tính bằng quãng đường đi được trong một phút.

D. Tốc độ tính bằng quãng đường đi được trong một giờ.

Câu 10: Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều? H A. Cánh quạt quay ổn định.

B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5 km/h.

C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước.

D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất.

2, CHỦ ĐỀ ÁP SUẤT Bài 1: Áp lực là: B

A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép

C. Lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép

Bài 2: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào? H

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu B. Trọng lực của tàu

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray D. Cả ba lực trên

Bài 3: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào: H

(4)

A. phương của lực B. chiều của lực C. điểm đặt của lực

D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Bài 4: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất: B

A. p =

B. p = FS

C. p =

D. p = dV

Bài 5: Muốn tăng áp suất thì: VD

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ p=F/ S B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực

C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực

Bài 6: Muốn giảm áp suất thì: VD

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ

(5)

C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

Bài 7: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghế 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là: VDC

A. p = 20000N/m2 P=F /S m=64kg=> P = 640N=F

B. p = 2000000N/m2 S=32 cm2 = 0,0032 m2 C. p = 200000N/m2 p=F/S =640/0,0032=200000N/m2

D. Là một giá trị khác

Bài 8: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì: VD A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất C. để tăng áp suất lên mặt đất

D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất

Câu 9: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng? B

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương,lên đáy bình,thành bình và các vật trong lòng nó.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Câu 10: Công thức tính áp suất chất lỏng là: B

A. p = d/h B. p = d.h C. p = d.V D. p = h/d

Câu 11: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000N/m2. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m2. VD

(6)

A. 196m; 83,5m B. 160m; 83,5m p =d.h=>h=p/d C. 169m; 85m D. 85m; 169m

Bài 12: Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 40C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy: VD

A. p1 = p2 = p3

B. p1 > p2 > p3

C. p3 > p2 > p1

D. p2 > p3 > p1

Bài 13: Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? VD

A. Tại M B. Tại N C. Tại P D. Tại Q

Bài 14: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng? VD A. Tàu đang lặn xuống

(7)

B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang p=d. h C. Tàu đang từ từ nổi lên

D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang

Bài 15: Một bình hình trụ cao 1m đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:VD

A.10000Pa B. 400Pa

C. 250Pa P= d.h D. 25000Pa

Bài 16: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?

H

A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

Bài 17: Đơn vị của áp suất là: B

A. N/m3 B. Pa C. N D. N/cm2

Bài 18: Một bình hình trụ cao 3m đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên điểm M cách đáy bình 1m là: VD A. 1440Pa

B. 20000Pa P= d.h d= 10000

(8)

C. 12800Pa h= 3-1= 2 D. 1600Pa

Bài 19: Một thùng đựng đầy nước cao 5m. Áp suất tại điểm A cách mặt thoáng 3m là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Hãy chọn đáp án đúng.

VD

A. 10000 Pa

B. 20000Pa h= 3 C. 50000Pa

D. 30000Pa

Bài 20: Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là: VDC A. 1440Pa

B. 1280Pa C. 12800Pa D. 1600Pa

Bài 21: Cho khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng một độ sâu, áp suất của thủy ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần? VDC

A. 13,6 lần B. 1,36 lần C. 136 lần

D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.

Câu 22: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? H A. Càng tăng

(9)

B. Càng giảm

C. Không thay đổi

D. Có thể vừa tăng, vừa giảm

Bài 23: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì: H

A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp

B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng

C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp

D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi

Câu 24: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển? H

A. Các ống thuốc tiêm nếu bẻ một đầu rồi dốc ngược thuốc vẫn không chảy ra ngoài.

B. Các nắp ấm trà có lỗ nhỏ ở nắp sẽ rót nước dễ hơn.

C. Trên các nắp bình xăng của xe máy có lỗ nhỏ thông với không khí.

D. Các ví dụ trên đều liên quan đến áp suất khí quyển.

Câu 25. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? VD

A. Do lỗi của nhà sản xuất.

B. Để lợi dụng áp suất khí quyển.

C. Để nước trà trong ấm có thể bay hơi.

D. Một lí do khác.

Câu 26: cấu tạo máy thủy lực: B

A. Gồm hai xilanh một lớn một nhỏ thông đáy nhau, bên trong chứa chất lỏng.

(10)

B. Gồm hai xilanh một lớn một nhỏ, bên trong chứa chất lỏng.

C. Gồm hai xilanh một lớn một nhỏ thông đáy nhau, bên trong chứa chất khí.

D. Gồm hai xilanh giống nhau thông đáy nhau, bên trong chứa chất lỏng.

Câu 27: Tiết diện của pittông nhỏ của một cái kích dùng dầu là 3,5cm2, của pittông lớn là 175cm2. Người ta dùng kích để nâng một vật có trọng lượng

25000N. Để nâng được vật này thì phải tác dụng lên pít tông nhỏ một lực có độ lớn bằng: VD

A. 500N

B. 175N F/f = S/s => f= F.s/ S = C. 250N

D. 350N Câu 28:

Cho máy thủy lực có diện tích pittong lớn gấp 100 lần diện tích pittong nhỏ và chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pittong nhỏ sang pittong lớn. Nếu muốn có một lực nâng 20000N ở pittong lớn thì cần tác dụng lên pittong nhỏ là bao nhiêu?

A. 100 N

B. 200N

C. 300N

D. 400N

3.CHỦ ĐỀ:LỰC ĐẨY ÁCSIMET-SỰ NỔI

Câu 1. Biểu thức nào cho phép xác định độ lớn của lực đẩy Acsimet ? B A. FA = d.V. B. FA = D.V

C. FA = d.S. D. FA = d.h

(11)

Câu 2. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào ? H

A. Lực đẩy Acsimét. B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát C. Trọng lực. D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét Bài 3: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng: H A. Trọng lượng của vật.

B. Trọng lượng của chất lỏng.

C. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. Trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.

Câu 4: Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? H A. Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng lực đẩy Acsimét

B. Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng lực đẩy Acsimét và lực ma sát C. Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng trọng lực

D. Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng trọng lực và lực đẩy Acsimét Câu 5: Trong công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = d.v trong đó V là: B A. Thể tích của vật

B. Thể tích chất lỏng chứa vật

C. Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ D. Thể tích phần chất lỏng không bị vật chiếm chỗ Câu 6: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào các yếu tố: H

A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.

C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

(12)

D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 7: Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng vật thì: B A. Vật chìm xuống

B. Vật nổi lên

C. Vật lơ lửng trong chất lỏng D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng

Câu 8: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ: B A. Nhỏ hơn trọng lượng của vật

B. Lớn hơn trọng lượng của vật C. Bằng trọng lượng của vật

D. Nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật

Câu 9: Một vật được nhúng hoàn toàn vào trong chất lỏng. Điều kiện nào để vật lơ lửng trong chất lỏng ? B

A. P > FA. B. P = FA. C. P < FA. D. D = FA.

Câu 10: Trong các câu sau, câu nào đúng? H A. Lực đẩy Acsimet cùng chiều với trọng lực.

B. Lực đẩy Acsimet tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

C. Lực đẩy Acsimet có điểm đặt ở vật.

D. Lực đẩy Acsimet luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

(13)

Câu 11. Móc một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? H

A. Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Chỉ số 0.

Câu 12: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì: H

A. khối lượng của tảng đá thay đổi B. khối lượng của nước thay đổi C. lực đẩy của nước

D. lực đẩy của tảng đá

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng chất nổ (mìn) để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn đến các sinh vật khác sống

Công thức này cũng áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt

* Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm

Sử dụng chất nổ (mìn) để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn đến các sinh vật khác sống

* Giáo dục đạo đức: Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh

- Chất rắn chỉ gây áp suất theo một phương là phương của áp lực còn chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật

Câu 72: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 9, thời gian làm 1 phút) Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:.. Khối lượng lớp chất

lấy 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.. Khi quả bóng đập vào tường, lực do