• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6 Ngày soạn :

Ngày giảng :

Thứ hai, ngày 29 tháng 9 năm 2014 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

-Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị do diện tích.

- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích , so sánh các số đo diện tíc và giải bài toán có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ :

? Nêu tên các đơn vị đo diện tích?

- GV nhận xét, cho điểm.

B.Bàt mới:

1.Giới thiệu : G V giới thiệu trực tiếp 2. Luyện tập

Bài 1

- GV hướng dẫn phép tính mẫu:

6m235dm2 = 6m2 +

100

35 m2 = 6

100 35 m2 - GV nhận xét, sửa sai, cho điểm.

? Hãy đọc kết quả vừa tìm được?

Bài 2

? Hai đơn vị đo diện tích gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?

? Khi viết mỗi đơn vị ứng với mấy chữ số?

- 2 HS làm bài 2,3 (VBT34).

- Lớp nêu tên.

- HS chữa bài ở bảng.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thần.

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Treo bảng, chữa bài.

a) 810027

m

2; 161009

m

2; 10026

m

2

b) ;

100

4 65

dm

2 10095

dm

2;

dm

2

100 102 8

- 1HS đọc kết quả.

- 1HS đọc yêu cầu

- HS trả lời, lớp nhận xét.

- Lớp trao đổi cặp đôi.

- Một vài cặp nêu kết quả, lớp nhận xét.

1

(2)

3’

?Làm thế nào em tìm được kết quả đó?

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

Bài 4

? Bài toán cho biét gì? Hỏi gì?

? Kết quả cuối cùng có đơn vị đo là gì?

- GV yêu cầu lớp làm việc cá nhân và phát bảng phụ cho một HS.

- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 3

? Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho lớp chơi TC.

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng.

C.Củng cố,dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

B. 305

- HS nêu cách làm.

- 1HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.

- Lớp nêu tóm tắt.

- Là mét vuông.

- HS làm vở,1HS làm bảng phụ.

- Treo bảng, chữa bài.

Bài giải

Diện tích của một viên gạch lát nền là:

40 x 40 = 1 600 (cm2) Diện tích căn phòng là:

1 600 x 150 = 240 000 (cm2) Đổi: 240 000 cm2= 24m2

Đáp số: 24m2

- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.

- Lớp chọn 3 đội chơi.

- 3 đội chơi TC.

- Lớp nhận xét kết quả, chọn đội thắng ( = ; > ; < ; > )

- Về nhà làm BT trong VBT.Chuẩn bị giờ sau.

NHẬN XÉT:

...

...

Tập đọc

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI I.MỤC TIÊU

- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

-Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.( Trả lời các cấu hỏi trong sgk)

* GD Quyền trẻ em:Quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, chủng tộc ( liên hệ)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, tranh, ảnh minh hoạ.

2

(3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Thời

gian

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp

2.HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

- GV giới thiệu cựu Tổng thốngNam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh SGK.

- GV hướng dẫn chia đoạn đọc.

- GV sửa phát âm.

- GV kết hợp giải nghĩa từ.

GV đọc mẫu diễn cảm.

b) Tìm hiểu bài

? Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?

? Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

? Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới?

? Bài văn đã ca ngợi điều gì?

c.Đọc diễn cảm

- GV nêu giọng đọc toàn bài.

- GV treo bảng đoạn 3và đọc mẫu.

- GV nhận xét,cho điểm.

- 2HS đọc HTL bài “Ê-mi-li, con…” và trả lời câu hỏi SGK.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc bài,lớp đọc thầm.

- 3HS nối tiếp đọc lần 1.

- 3HS nối tiếp đọc lần 2.

- Lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận và trả lời câu hỏi SGK,GV cố vấn.

- Làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp…không được hưởng tự do, dân chủ…

- Họ đứng lên đòi bình đẳng…

cuối cùng đã giành thắng lợi.

- Họ không chấp nhận một chính sách phân biệt chủng tộc dã man…

- HS phát biểu.

*Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

- 3HS đọc nối tiếp lần 3 - HS nêu cách đọc.

3

(4)

3’

C.Củng cố, dặn dò:

- Nêu nội dung chính của bài

* GD giới và quyền trẻ em : Quy ền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, chủng tộc - GV nhận xét giờ học

- Vài HS đọc diễn cảm.

- Lớp luyện đọc trong nhóm 4 em.

- HS thi đọc đoạn, cả bài.

- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Bạn đọc hay nhất đọc lại cho lớp nghe.

- Về nhà đọc bài và chuẩn bị giờ sau.

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

Tiếng Việt (Thực hành)

MỞ RỘNG VỐN TỪ HOÀ BÌNH.

I. Mục tiêu:

- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về chủ đề : Hoà bình.

- Rèn cho học sinh có kĩ năng dùng từ để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn.

- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.

II. Chuẩn bị: Nội dung bài.

III. Ho t ạ động d y h c:ạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2.Kiểm tra : Cho HS tìm từ trái nghĩa với các từ: béo, nhanh, khéo?

- Giáo viên nhận xét.

3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập1 : Tìm từ đồng nghĩa với từ : Hoà bình.

- HS nêu: Béo // gầy ; nhanh // chậm ; khéo // vụng.

- HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập

- HS lên lần lượt chữa từng bài

Bài giải:

- Từ đồng nghĩa với từ Hoà bình là:

bình yên, thanh bình, thái bình.

4

(5)

Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 1.

Bài tập 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của quê em.

Gợi ý:

Quê em nằm bên con sông Hồng hiền hoà. Chiều chiều đi học về, chúng em cùng nhau ra bờ sông chơi thả diều. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, thẳng cánh cò bay. Đàn cò trắng rập rờn bay lượn. Bên bờ sông, đàn trâu thung thăng gặm cỏ.

Nằm trên bờ sông mượt mà cỏ xanh thật dễ chịu, nhìn những con diều giấy đủ màu sắc, đủ hình dáng và thầm nghĩ có phải cánh diều đang mang những giấc mơ của chúng em bay lên cao, cao mãi.

- Cho một số em đọc đoạn văn.

4. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên hệ thống bài.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

Bài giải:

- Bình yên: Ai cũng mong muốn có được cuộc sống bình yên.

- Thanh bình: Cuộc sống nơi đây thật thanh bình.

- Thái bình: Tôi cầu cho muôn nơi thái bình

- HS làm bài.

- HS đọc đoạn văn

- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

NHẬN XÉT:

...

...

Toán (Thực hành)

Tiết 2: LUYỆN TẬP CHUNG.

I.Mục tiêu : Giúp học sinh :

- Củng cố về các đơn vị đo diện tích.

- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán.

- Giúp HS chăm chỉ học tập.

II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

5

(6)

2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.

- Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.

- Nêu nhận xét về giữa hai đơn vị liền kề.

Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài

- Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) 6cm2 = ….mm2

30km2 = …hm2 8m2 = …..cm2 b) 200mm2 = …cm2 4000dm2 = ….m2 34 000hm2 = …km2 c) 260cm2 = …dm2 …..cm2 1086m2 =…dam2….m2 Bài 2: Điền dấu > ; < ; =

a) 71dam2 25m2 ….. 7125m2 b) 801cm2 …….8dm2 10cm2 c) 12km2 60hm2 …….1206hm2

Bài 3 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : 1m2 25cm2 = ….cm2

A.1250 B.125 C. 1025 D. 10025 Bài 4 : (HSKG)

Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ? 4.Củng cố dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- HS nêu

- HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập

- HS lên lần lượt chữa từng bài

Lời giải :

a) 6cm2 = 600mm2 30km2 = 3 000hm2 8m2 = 80 000cm2 b) 200mm2 = 2cm2 4000dm2 = 40m2 34 000hm2 = 340km2 c) 260cm2 = 2dm2 60cm2 1086m2 = 10dam2 86m2 Lời giải:

a) 71dam2 25m2 = 7125m2 (7125m2)

b) 801cm2 < 8dm2 10cm2 (810cm2) c) 12km2 60hm2 > 1206hm2

(1260hm2) Bài giải:

Khoanh vào D.

Bài giải:

Diện tích một mảnh gỗ là : 80  20 = 1600 (cm2) Căn phòng đó có diện tích là:

1600  800 = 1 280 000 (cm2) = 128m2

Đáp số : 128m2 6

(7)

- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS lắng nghe và thực hiện.

NHẬN XÉT:

...

...

____________________

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2014 Chính tả

Ê-MI-LI, CON...

I. MỤC TIÊU

-Nhớ - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức thơ tự do.

-Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2. tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ:

?Hãy viết 3 tiếng chưá nguyên âm đôi uô,ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh?

- GV nhận xét, cho điểm.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp 2.HDHS viết chính tả nhớ viết.

?Hãy nhẩm lại khổ 3 và 4 bài “Ê-mi- li, con…”

- GV lưu ý những từ hay viết sai và từ phiên âm nước ngoài.

- GV yêu cầu lớp viết khổ 3 và 4.

- GV thu 7 đến 10 bài để chấm., nhận xét

3.HDHS làm bài tập chính tả.

Bài 1(VBT-34)

?Hãy nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh?

- GV yêu cầu lớp làm việc cá nhân.

- 2 HS làm bài ở bảng, lớp làm nháp.

- Lớp chữa bài, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- Lớp nhẩm HTL, 2HS đọc trước lớp.

- Lớp luyện viết vào nháp.

- HS nhớ và viết bài.

- Lớp đổi chéo bài kiểm tra nhau.

- HS nêu, lớp nhận xét.

7

(8)

3’

- GV nhận xét,chốt lời giải đúng..

Bài 2(VBT-35)

- GV chia lớp làm 6 nhóm,phát bảng phụ.

?Hãy đọc HTL các câu tục ngữ đó?

- GV nhận xét,chốt lại, tuyên dương nhóm làm đúng.

C.Củng cố,dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Lớp làm VBT.

- HS chữa bài,nhận xét.

+“gữa” không có âm cuối dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.Các tiếng “lưa, thưa, mưa”

mang thanh ngang.

+“tưởng, nước, ngược” có âm cuối dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính.Tiếng “tươi” mang thanh ngang.

- 1HS đọc yêu cầu.

- Nhóm trưởng điều nhóm thảo luận.

- Đại diện cácnhóm dán bảng, trình bày.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau

(ước, mười, nước, lửa)

- HS thi đọc các thành ngữ, tục ngữ.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

Toán HÉC-TA I. MỤC TIÊU

Biết:

- Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc –ta.

- Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.

- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với ha) và vận dụng để giải bài toán có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 8

(9)

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV nhận xét, cho điểm.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu:

- Thông thường, khi đo diện tích của thửa ruộng, khu rừng…người ta dùng đơn vị ha.

- GV nêu: 1ha chính là 1hm2 và hướng dẫn cách đọc,cách viết.

?1hm2 bằng bao nhiêu m2?

?Vậy 1ha bằng bao nhiêu m2? 2.Luyện tập

Bài 1

?Muốn đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ta làm như thế nào?

?Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn ta làm thế nào?

- GV phát bảng phụ cho 3HS.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng,cho điểm.

Bài 4

?Bài cho đơn vị đo là gì?

?Yêu cầu ta phải đổi về đơn vị đo là gì?

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

?Em hãy nêu cách làm cho lớp nghe?

- GVnhận xét, chốt đáp số.

Bài 3

?Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

?Đơn vị đo cần tìm cuối cùng là gì?

- GVgợi ý: có 2 cách tìm đơn vị đo là đổi trước khi làm hoặc làm xong

- 2 HS làm bài 2,3 (VBT35).

- Lớp nghe giảng.

- Lớp viết nháp: ha (héc-ta), sau đó đọc.

- 1hm2 = 10000 m2 - 1ha = 10000 m2

- Vài HS đọc, lớp đọc thầm.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HStrả lời, lớp nhận xét.

- 3HS làm bảng phụ,lớp làm vở.

- Treo bảng, chữa bài.

a)40000m2; 20000m2; 100ha; 1500ha.

5000m2; 100m2; 10ha; 75ha.

b)6ha; 80ha; 18km2; 270km2. - 1HS đọc bài toán.

- Là ha.

- Là km2.

- Lớp trao đổi và làm bài.

- Vài HS lần lượt nêu, lớp nhận xét.

30000m2 = 3ha - 1HS nêu cách làm.

- Đáp án A.

- 1HS đọc bài toán,lớp đọc thầm.

- HS tóm tắt bài toán, nhận xét.

- Lớp làm vở, 1HS làm bảng phụ.

- Treo bảng, chữa bài.

9

(10)

3’

rồi mới đổi.

Gv nhận xét,chốt lời giải đúng.

Bài 2

?Bài tập yêu cầu làm gì?

- GV cho lớp chơi trò chơi, gắn 3 bảng phụ lên bảng.

?Vì sao em lại điền Đ hoặc S vào ô trống đó?

- GV chốt kết quả đúng, tuyên dương đội đúng.

C.Củng cố,dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

Bài giải.

Diện tích hồ Ba Bể lớn hơn diện tích Hồ Tây là:

670 -440 = 230 ( ha ) Đổi 230ha = 2300000 m2

Đáp số: 2300000 m2. - Điền đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.

- Lớp chia 3 đội chơi.

- Các đội thi đua làm nhanh, đúng.

- HS nhận xét kết quả các đội.

a) S ; b) Đ ; c) S . - Đại diện một nhóm giải thích.

- Lớp chọn ra đội thắng cuộc.

- Về nhà làm BT trong VBT, chuẩn bị giờ sau.

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ, HỢP TÁC I. MỤC TIÊU

-Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3, BT4.

* GD Quyền trẻ em: Quyền được mở rộng quan hệ, đoàn kết hữu nghị với bạn bè năm châu.

. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS trả lời.

10

(11)

30’

5’

?Thế nào là từ đồng âm, cho ví dụ?

- GV nhận xét, cho điểm.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp 2.Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1(VBT-35)

- GV gợi ý cho HS cách làm.

- GV chia lớp làm 6 nhóm và phát bảng phụ cho các nhóm.

.

- GV nhận xét,chốt lời giải đúng.

Bài 2(VBT-35)

?Bài tập yêu cầu làm gì?

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- GV nhận xét, chốt lại, tuyên dương cặp làm đúng.

Bài 3(VBT-35)

?Hãy giải thích 3 câu tục ngữ trong bài?

- GV nhận xét, chốt câu đúng ngữ pháp

?Ai đã thuộc câu tục ngữ đọc cho lớp nghe

C.Củng cố,dặn dò:

?Hãy kể những từ em biết về chủ đề là hữu nghị- hợp tác?

* Gd giới và quyền trẻ em : Quyền được mở rộng quan hệ, đoàn kết hữu nghị với bạn bè năm châu.

- GV nhận xét giờ học.

- Lớp chữa bài, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm dán bảng.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

a)chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.

b)Hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.

- HS nêu.

- Lớp trao đổi và làm VBT.

- Một vài cặp nêu miệng.

- HS chữa bài,nhận xét.

a)Hợp nhất, hợp lực.

b)Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS giải thích, lớp nhận xét.

- HS làm vở.

- Nhiều HS nối tiếp trình bày, nhận xét.

- HS thi đọc các thành ngữ, tục ngữ.

- HS nêu.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

11

(12)

NHẬN XÉT:

...

...

Tiếng Việt (Thực hành)

LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM.

I. Mục tiêu:

- Củng cố, hệ thống hoá cho HS vốn kiến thức về từ đồng âm.

- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập thành thạo.

- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.

II. Chuẩn bị: Nội dung bài.

III. Ho t ạ động d y h c:ạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2.Kiểm tra : Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ?

- Giáo viên nhận xét.

3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập1 :

Bài tập 1: Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ.

a.Bác(1) bác(2) trứng.

b.Tôi(1) tôi(2) vôi.

c.Bà ta đang la(1) con la(2).

d.Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp.

e.Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2).

Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : đỏ, lợi, mai, đánh.

a. Đỏ:

b. Lợi:

- HS nêu.

- HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập

- HS lên lần lượt chữa từng bài

Bài giải:

+ bác(1) : dùng để xưng hô.

bác(2) : Cho trứng đã đánh vào chảo, quấy đều cho sền sệt.

+ tôi(1) : dùng để xưng hô.

tôi(2) : thả vôi sống vào nước cho nhuyễn ra dùng trong việc xây dựng.

+ la(1) : mắng mỏ, đe nẹt.

la(2) : chỉ con la.

+ giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn.

giá(2) : giá đóng trên tường ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá.

+ giá(1) : giá tiền một chiếc áo.

giá(2) : đồ dùng để treo quần áo.

Bài giải:

a) Hoa phượng đỏ rực cả một góc trường.

Số tôi dạo này rất đỏ.

b) Bạn Nam xỉa răng bị chảy máu lợi.

Bạn Hương chỉ làm những việc có lợi 12

(13)

c. Mai:

a. Đánh :

Bài tập 3: Đố em biết câu sau có viết có đúng ngữ pháp không?

Con ngựa đá con ngựa đá.

4. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên hệ thống bài.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

cho mình.

c) Ngày mai, lớp em học môn thể dục.

Bạn Lan đang cầm một cành mai rất đẹp.

d) Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành.

Chị ấy đánh phấn trông rất xinh - Câu này viết đúng ngữ pháp vì : con ngựa thật đá con ngựa bằng đá.

- đá(1) là động từ, đá(2) là danh từ.

- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

NHẬN XÉT:

...

...

--- Toán (Thực hành)

Tiết 1: LUYỆN TẬP CHUNG.

I.Mục tiêu : Giúp học sinh :

- Tiếp tục củng cố về các đơn vị đo diện tích.

- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán.

- Giúp HS chăm chỉ học tập.

II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.

- Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.

- Nêu nhận xét về giữa hai đơn vị liền kề.

Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài

- Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- HS nêu

- HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập

- HS lên lần lượt chữa từng bài

13

(14)

- GV chấm một số bài

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) 16ha = ….dam2

35000dm2 = …m2 8m2 = …..dam2 b) 2000dam2 = …ha 45dm2 = ….m2 324hm2 = …dam2 c) 260m2 = …dam2 …..m2 2058dm2 =…m2….dm2

Bài 2: Điền dấu > ; < ; = a) 7m2 28cm2 ….. 7028cm2 b) 8001dm2 …….8m2 100dm2 c) 2ha 40dam2 …….204dam2

Bài 3 : Chọn phương án đúng : a) 54km2 < 540ha

b) 72ha > 800 000m2 c) 5m2 8dm2 = 5108 m2 Bài 4 : (HSKG)

Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ?

4.Củng cố dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.

Lời giải :

a) 16ha = 1600dam2 35000dm2 = 350m2 8m2 =

100 8 dam2 b) 2000dam2 = 20ha 45dm2 = 10045 m2 324hm2 = 32400dam2 c) 260m2 = 2dam2 60m2 2058dm2 = 20m2 58dm2 Lời giải:

a) 7m2 28cm2 > 7028cm2 (70028cm2)

b) 8001dm2 < 8m2 10dm2 (810dm2) c) 2ha 40dam2 = 240dam2 (240dam2)

Bài giải:

Khoanh vào C.

Bài giải:

Diện tích một mảnh gỗ là : 80  20 = 1600 (cm2) Căn phòng đó có diện tích là:

1600  800 = 1 280 000 (cm2) = 128m2

Đáp số : 128m2 - HS lắng nghe và thực hiện.

14

(15)

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2014 Tập đọc

TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT-XÍT I MỤC TIÊU

- Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài, bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc( Trả lời câu hỏi 1,2,3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, tranh, ảnh minh hoạ IIII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ

- GV nhận xét, cho điểm.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp

2.HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc:

- GV giới thiệu về Si-le.

- GV hướng dẫn chia đoạn đọc.

+ GV sửa sai, ghi từ phiên âm lên bảng.

+ GV kết hợp giải nghĩa từ.

- GV đọc mẫu diễn cảm.

b) Tìm hiểu bài:

- 2HS đọc “Sự sụp đỏ của chế độ a- pác-thai.” và trả lời câu hỏi SGK.

- HS lắng nghe

- 1HSđọc bài,lớp đọc thầm.

- 3HS nối tiếp đọc lần 1.

- 3HS nối tiếp đọc lần 2.

Lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận và trả lời câu hỏi SGK,GV cố vấn.

15

(16)

3’

?Câu chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ?

?Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?

- GV: Hít-le là quốc trưởng Đức, là kể gây ra chiến tranh thế giới lần thứ hai.

?Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?

?Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức như thế nào?

?Lời đáp của ông cụ cuối truyện ngụ ý nói gì?

- GV kết luận: Cụ già người Pháp mượn vở kịch ám bọn phát xít xâm lược

?Câu chuyện muốn nói điều gì?

c)Đọc diễn cảm:

- GV nêu giọng đọc toàn bài.

- GV treo bảng đoạn “ Nhận thấy…

đến hết” và đọc mẫu.

- GV nhận xét,cho điểm.

C.Củng cố,dặn dò:

- GVnhận xét giờ học

- Trên một chuyến tàu ở Pa-ri…

trong thời gian Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng..

- Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng… không đáp lời hắn bằng tiếng Đức.

- Là một nhà văn quốc tế.

- Ông thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ Si-le nhà văn Đức… ghét tên phát xít Đức xâm lược.

- Si-le xem các người là kẻ cướp.

*Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh đã dạy cho tên sĩ quan phát xít Đức hống hách bài học sâu cay.

- 3HS đọc nối tiếp (lần 3 ), nêu giọng đọc đoạn

- HS nêu cách đọc.

- Vài HS đọc diễn cảm.

- Lớp luyện đọc trong nhóm 4 em.

- HS thi đọc đoạn, cả bài.

- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Về nhà đọc bàivà chuẩn bị giờ sau.

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

Toán LUYỆN TẬP II. MỤC TIÊU

16

(17)

Biết:

-Tên gọi,kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.

- Giải bài toán có liên quan đến diện tích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

IIII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV nhận xét, cho điểm.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp 2.Luyện tập:

Bài 1

? Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị?

Khi viết mỗi đơn vị ứng với mấy chữ số?

-GV nhận xét cho điểm.

?Hãy đọc kết quả vừa tìm được?

Bài 3

?Hãy tóm tắt bài toán?

?Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?

- GV cho lớp trao đổi cặp và phát bảng phụ cho 1 cặp.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- 2 HS làm BT 3,4 (SGK-36) - Lớp chữa bài.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- HS nêu, lớp nhận xét.

- 3 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Treo bảng, chữa bài.

a)50000 m2; 2000000 m2 . b)4 m2; 15 m2; 7 m2.

c)26100

17 m2; 90

100 5 m2;

100 35 m2. - 1HS đọc kết quả.

- 1HS đọc bài toán.

- Lớp tóm tắt.

- 1HS trả lời, nhận xét

- Lớp trao đổi cặp đôi và làm bài tập.

- Treo bảng lớp, nhận xét.

Bài giải

Diện tích căn phòng là:

6 x 4 = 24 (m2)

Số tiền mua gỗ để lát sàn căn phòng là:

28000 x 24 = 6720000 (đồng) Đáp số: 6 720 000 đồng

17

(18)

3’

Bài 4

?Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

?Kết quả cuối cùng có đơn vị đo là gì?

?Em hiểu chiều rộng bằng

4

3chiều dài nghĩa là gì?

- GV yêu cầu lớp làm việc cá nhân và phát bảng phụ cho một HS.

- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2

? Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho lớp chơi TC.

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắn C.Củng cố,dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn về nhà.

- 1HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.

- Lớp nêu tóm tắt.

- Là mét vuông, héc-ta.

- Là chiều rộng 3 phần, chiều dài 4 phần

- HS làm vở,1HS làm bảng phụ.

- Treo bảng, chữa bài.

Bài giải

Chiều rộng của khu đất đó là:

200 x

4

3 = 150 (m) Diện tích khu đất đó là:

200 x 150 = 30000 (m2) Đổi : 30 000 m2

Đáp số: 30 000 m2 - Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.

- Lớp chọn 3 đội chơi.

- 3 đội chơi TC.

- Lớp nhận xét kết quả, chọn đội thắng

( > ; < ; < ; = )

- Về nhà làm BT trong VBT.Chuẩn bị giờ sau.

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

Kể chuyện

ÔN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU

-Giúp học sinh ôn tập và kể lại được câu chuyện đã nghe,đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh,biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

18

(19)

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS sưu tầm câu chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

*Dạy- học bài mới:

1. Giới thiệu bài

- Câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai muốn nói với chúng ta điều gì?

2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài

- Gọi HS đọc đề bài. GV gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

?Em đọc câu chuyện của mình ở đâu, hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe?

- Yêu cầu HS đọc kỹ gợi ý 3.

b) Kể chuyện trong nhóm

- GV hướng dẫn HS chia nhóm, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình cho các bạn trong nhóm nghe.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia kể chuyện.

- GV gợi ý cho HS các câu hỏi trao đổi:

? Trong câu chuyện em thích nhận vật nào? Vì sao?

? Chi tiết nào trong truyện em cho là hay nhất?

? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

? Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào yêu hoà bình, chống chiến tranh?

c) Thi kể chuyện

- GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp.

- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu

- Câu chuyện ca ngợi hành động dũng cảm của những người lính Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp

- 5 đến 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu về câu chuyện của mình.

- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau và cùng trao đổi về ý nghĩa của từng câu chuyện mà các bạn nhóm mình kể.

- HS thảo luận.

19

(20)

3’

chí đã nêu.

C. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Khuyến khích HS chăm đọc sách.

- Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện mà các bạn vừa kể hoặc một số câu chuyện mà em biết.

- HS dưới ngồi nghe - HS nhận xét .

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2014 Tập làm văn

LUỆN TẬP LÀM ĐƠN I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết ,trình bày lí do nguyện vọng rõ ràng.

* DG Quyền trẻ em: Quyền được bảo vệ khỏi mọi sự xung đột.

-Quyền được bày tỏ ý kiến, tham gia đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất đọc màu da cam.(liên hệ)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG

- Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng).

- Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, tranh, ảnh về thảm hoạ chất độc màu da cam.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ

- GV nhận xét, cho điểm.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp 2.HDHS luyện tập:

Bài 1(VBT-36)

- 2 HS trình bày đoạn văn tả cảnh ở nhà

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe

20

(21)

3’

- GV giới thiệu tranh, ảnh về thảm hoạ do chất độc da cam gây ra.

- GV chia lớp làm 6 nhóm và phát bảng phụ cho các nhóm.

- GV nhận xét,chốt lời giải đúng.

?Em đã từng biết hoặc tham gia những phong trào nào?

* GD giới và quyền trẻ em :

- Quyền được bảo vệ khỏi mọi sự xung đột.

- Quyền được bày tỏ ý kiến, tham gia đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.

Bài 2(VBT-37)

?Hãy nêu tên đơn em sẽ viết?

?Mục nơi nhận đơn em viết những gì?

- GV nhận xét, bổ sung.

VD: Sau khi tìm hiểu về nội dungvà cách thức hoạt động của đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân…Em cũng đã tham gia ủng hộ…

Em viết đơn xin bày tỏ nguyện vọng..

- GV nhận xét cho điểm.

- GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn.

C.Củng cố,dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- 1 HS đọc bài văn ở SGK, lớp đọc thầm.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm dán bảng.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

a)Huỷ diệt hai triệu ha rừng gây ra bệnh nguy hiểm.

b)Động viên, thăm hỏi.

- HS tự do phát biểu.

- 1HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- HS nối tiếp nhau nêu tên đơn.

- HS nêu, lớp nhận xét.

- HS làm vở.

- Nhiều HS nối tiếp trình bày, nhận xét.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Lớp quan sát mẫu đơn,học tập.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

21

(22)

I. MỤC TIÊU Biết:

- Biết tính diện tích các hình đã học.

- Giải bài toán có liên quan đến diện tích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

IIII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm.

B.Bàt mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp 2.Luyện tập:

Bài 1

?Hãy tóm tắt bài toán?

?Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào?

?Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?

- GV cho lớp trao đổi cặp và phát bảng phụ cho 1 cặp.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2

?Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

?Em hiểu chiều rộng bằng

2

1 chiều dài nghĩa là gì?

- GV yêu cầu lớp làm việc cá nhân.

- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.

- 2 HS làm bài 2,3 (VBT-37).

- HS chữa bài ở bảng.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.

-2HS nêu.

+ Lớp nhận xét.

- 1 cặp làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Treo bảng, chữa bài.

Bài giải Diện tích nền căn phòng là:

9 x 6 = 54 (m2) Đổi 54 m2 = 540000 cm2 Diện tích một viên gạch là:

30 x 30 = 90 (cm2)

Số viên gạch dùng lát căn phòng đó là:

540000 : 900 = 600 (viên) Đáp số: 600 viên.

- 1HS đọc bài toán.

- Lớp tóm tắt.

- Là chiều rộng có một phần thì vhiều dài có hai phần.

- Lớp làm vở, một HS làm bảng phụ.

- Treo bảng lớp, nhận xét.

22

(23)

3’

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 3

?Hãy nêu tóm tắt bài toán?

?Em hiểu tỷ lệ 1 : 1000 là như thế nào?

?Tính diện tích có đơn vị đo là gì?

- Gv yêu cầu lớp làm vở.

- GV nhận xét, cho điểm.

Bài 4

- GV chia lớp làm 6 nhóm.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

?Em đã làm như thế nào chọn được kết quả đó?

C.Củng cố,dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- GV dặn dò HS

Bài giải

a)Chiều rộng của thửa ruộng là:

80 : 2 = 40 (m) Diện tích của thửa ruộng là:

80 x 40 = 3200 (m2) b)3200m2 gấp 100m2 số lần là:

3200 : 100 = 32 (lần)

Số thóc thu được trên thửa ruộng đó là:

50 x 32 = 1600 (kg) Đổi :1600 kg =16 tạ.

Đáp số: a) 3200m2. b) 16 tạ.

- 1HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.

- Lớp nêu tóm tắt.

- Là hình vẽ có 1cm ngoài thì thực tế có 1000cm.

- m2

- HS làm vở,1HS làm bảng phụ.

- Treo bảng, chữa bài.

Bài giải

Chiều dàicủa mảnh đất đó là:

5 x 1000 = 5000 (cm) Đổi: 5000cm = 50m Chiều rộng của mảnh đất đó là:

3 x 1000 = 3000 (cm) Đổi: 3000cm = 30m Diện tích khu đất đó là:

50 x 30 = 1500 (m2) Đáp số: 15 00 m2 - Các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả.

C. 224m2

- 1 nhóm nêu cách làm, nhận xét.

- Về nhà làm BT trong VBT.Chuẩn bị giờ sau.

23

(24)

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

Ngày soạn : Ngày giảng :

Thứ sáu, ngày 3 tháng 10 năm 2014 Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM I. MỤC TIÊU

Giúp HS: Củng cố kiến thức về từ đồng âm:

- Tìm được nhiều từ đồng âm với từ cho trước.

- Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ .

- GV nhận xét, cho điểm.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp 2.Luyện tập.

Bài 1 : Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau :

- cờ : - sinh : - nước:

- đường :

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận

- 2 HS làm BT 3,4 giờ trước.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe

- 1HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận cặp đôi, tìm từ đồng âm.

- 2 nhóm làm bảng phụ, lớp làm vở ô ly.

- 2 nhóm dán bảng phụ

Cờ : lá cờ, bàn cờ, chơi cờ, cá cờ, cờ vua, cờ tướng…

Sinh : học sinh, sinh viên, sinh nhật, sinh nở,sinh học, sinh lí…

Nước : non nước, đất nước, nước nhà, nước lọc, nước đường, nước cam…

24

(25)

3’

- GV nhận xét, kết luận bài làm đúng Bài 2: Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV nhận xét C.Củng cố,dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.

Đường : con đường, đường thuỷ, đường biển, đường sông, đường trắng, đường hoa mai….

- HS nhận xét, bổ sung

- HS làm bài cá nhân - Nối tiếp đọc câu mình đặt + Mẹ em mới mua một lá cờ.

Con cá cờ này đẹp quá.

+ Chúng em là học sinh.

Ngày mai là sinh nhật bạn Thư + Non nước Việt Nam thật tươi đẹp.

Em thích uống nước cam.

+ Đường hoa mai dùng để nấu chè.

Con đường từ nhà em đến trường có hai hàng cây rất đẹp.

- HS lắng nghe

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU

-Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích( BT1).

-Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước( BT2) II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh 5’ A. Kiểm tra bài cũ

- 2 HS trình bày đoạn kết quả quan

25

(26)

32’

3’

- GV nhận xét, cho điểm.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp

2.HDHS luyện tập:

Bài 1(VBT-38)

- GV đọc đoạn văn phần a.

?Đoạn văn đã miêu tả đặc điểm gì của biển?

?Chi tiết nào cho biết điều đó?

?Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào?

?Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị gì?

- GV bình luận: Liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi với con người.

- GV chia lớp làm 6 nhóm và phát bảng phụ cho các nhóm.

?Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

?Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

?Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?

- GV nhận xét,chốt lời giải đúng.

Bài 2(VBT-40)

- GV nhắc lớp dựa vào bài 1 để làm..

- GV nhận xét cho điểm.

C.Củng cố,dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

sát cảnh sông nước ở nhà - Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe

- Lớp đọc thầm.

- Sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc mây trời.

- Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

- Vào các thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt…

- Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi…

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm dán bảng.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Suốt ngày… sáng, trưa, chiều.

- Thị giác, xúc giác…

- Hình dung được cái nắng, nóng dữ dội…

- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- HS làm vở.

- Nhiều HS trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS bình chọn bài viết hay nhất.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

26

(27)

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

Toán

LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. MỤC TIÊU

Biết:

- So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.

- Giải bài toán Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp

2.Luyện tập:

Bài 1

?Muốn xếp được các phân số đó ta phải làm thế nào?

- GV cho lớp trao đổi cặp và phát bảng phụ cho 1 cặp.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

?Muốn so sánh hai phân số ra làm như thế nào?

Bài 2

?Bài yêu cầu làm gì?

?Nêu các bước làm cộng, trừ, nhân, chia các phân số?

- GV yêu cầu lớp làm việc cá

- 2 HS làm bài 2,3 (VBT-38).

- HS chữa bài ở bảng.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Ta phải đưa các phân số đó về cùng mẫu số.

-2HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Treo bảng, lớp nhận xét.

a) .

35

;32 35

;31 35

;28 35

18 b) .

6

;5 4

;3 3

;2 12

1

-1HS nêu.

- Lớp nêu.

- 4HS trả lời, lớp nhận xét.

- HS làm vở,4HS làm bảng phụ.

27

(28)

3’

nhân.

- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.

- GV nhận xét, cho điểm..

Bài 3

?Hãy nêu tóm tắt bài toán?

?Em hiểu tỷ lệ 1 : 1000 là như thế nào?

?Diện tích cần tìm có đơn vị đo là gì?

- Gv yêu cầu lớp làm vở.

- GV nhận xét, cho điểm.

Bài 4

?Bài toán thuộc dạng toán nào?

?Đâu là hiệu và đâu là tỷ số của hai số đó?

- GV chia lớp làm 6 nhóm.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

C.Củng cố,dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Chữa bài.

a) ;

6

11 b) ;

32

3 c) ;

7

1 d) .

8 15

- 1 HS đọc bài toán.

- Lớp nêu tóm tắt.

- Trong giấy là 1 cm thì thực tế là 1000 cm

- Là mét vuông.

Bài giải

5 ha = 50000 m2

Diện tích hồ nước là:

50000 x

10

3 = 15000(m2) Đáp số:15000m2.

- 1HS đọc bài toán.

- Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của - hai số đó.

- 4 lần là tỷ…30 là hiệu.

- 1nhóm làm bảng phụ, các nhóm khác làm vở.

- Treo bảng, chữa bài,

Đáp số: Bố: 40 tuổi Con :10 tuổi - Về nhà làm BT trong VBT.Chuẩn bị giờ sau.

NHẬN XÉT:

...

...

_______________________________________

SINH HOẠT TUẦN 6 1.Lớp trưởng nhận xét tuần trước

2.Giáo viên bổ sung:

- Nề nếp: đi học đều, đúng giờ, cần phát huy.

- Học tập : truy bài đầu giờ chưa thật sự nghiêm túc, kết quả chưa cao.

28

(29)

- Học thuộc bài làm bài ở nhà có nhiều tiến bộ nhưng bên cạnh đấy còn một số em chưa thuộc bài và làm bài ở nhà còn quên sách vở.

- Thể dục – vệ sinh: Còn chậm chưa nhanh nhẹn, sạch sẽ, gọn gàng, các động tác thể dục còn lúng túng chưa tập đúng động tác.

3. Phương pháp tuần tới

- Phát huy ưu điểm khắc phục mọi tồn tại ở tuần tới.

- Chuẩn bị bài chu đáo và đồ dùng trước khi đến lớp.

- Thể dục - vệ sinh cần nhanh nhẹn và sạch sẽ hơn nữa Bài 3

CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG

I/Yêu cầu

-HS biết thế nào là con đường an toàn . - Biết chọn con đường an toàn để đi II/Chuẩn bị

-SGK,một số tranh ảnh về con đường an toàn và con đường không an toàn.

III/Lên l pớ

HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH

1

2

1/KTBC

-GV cho HS chỉ biển báo giao thông và nêu ý nghĩa của biển

2/Giới thiệu bài

-Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người khi đi xe đạp em cần biết cách đi xe đạp an toàn

a/Bài mới

*Những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường.

-Cho HS quan sát tranh 1,2 ,3,4 SGK -HDHS thảo luận

+

Kết luận : -Đi đúng phần dường dành cho xe thô sơ,đi sát lề đường bên tay phải

-Khi qua đường giao nhau phải theo tín hiệu đèn.Nếu không có đèn phải quan sát các

phía.Nếu rẽ trái phải đi chậm giơ tay xin đường -Khi đi qua đương giao nhau có vòng xuyến phải đi đúng chiều vòng xuyến.

-Khi đi từ ngõ…ra đương chính phải quan sát nhường đường cho xe đi trên đường ưu

tiên ,hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm quan sát nhường đường cho xe đi trên đường chính

-6 HS lên bảng trình bày -Nhận xét

-HS quan sát thảo luận nhóm các hình vẽ SGK -6 HS trả lời

-Nhận xét sửa sai

29

(30)

3

*Những điều cấm khi đi xe đạp.

-Cho HS quan sát tranh 1,2 ,3,4 SGK -HDHS thảo luận

+ Kết luận:-Đi vào làn đường của xe cơ giới,đi trước xe cơ giới.

-Đi vào đường cấm,đi hàng ba trở lên.

-Đi bỏ 2 tay,lạng lách đánh võng.

-Kéo hoặc đẩy xe khác hoặc kéo theo xúc vật.

-Sử dụng ô khi đi xe hoặc đèo người sử dụng ô ngồi sau.

-Rẽ đột ngột qua đầu xe.

Củng cố – dặn dò

-Nêu lại nội dung bài học

-Các em phải thực hiện đi xe đạp đúng luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.

HS quan sát thảo luận nhóm các hình vẽ SGK -8 HS trả lời

-Nhận xét sửa sai

6-8 HS trả lời

Nhận xét- ký duyệt của tổ chuyên môn

………

………

………

………

………

30

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng Hữu , tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu BT1 , BT2. Hướng dẫn HS làm bài tập.. Câu chuyện phải có nội dung chính

Kết quả ước lượng cho thấy tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh; sử dụng công nghệ

Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1 Nhắc lại cách thực hiện động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với vật

Tích hợp GDSKSS thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Sinh học nói chung, phần Sinh học cơ thể nói riêng vừa giúp học sinh (HS) tiếp

GIẢI THÍCH: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện nói và viết.. Thông

a / Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên b/ Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào?. Đọc khổ thơ dưới đây

[r]

Về nội dung chương trình, cả sinh viên và giảng viên đều có sự đánh giá khá tương đồng ở mức độ tốt và rất tốt với tỉ lệ trên 80%; Về phương pháp giảng dạy của GV