• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31 Ngày soạn: 13/4/2022

Ngày dạy: Thứ hai ngày 18/4/2022 Lớp: 2C, 2D

Tự nhiên xã hội

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu.

- Tự đánh giá được việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống; bảo vệ cơ quan hô hấp; phòng tránh bệnh sỏi thận.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 1).

2. Luyện tập, thực hành (25p)

Hoạt động 1: Hỏi - đáp vê các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ở trang 107 SGK để cùng các bạn trong nhóm đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận chính, chức năng của các cơ quan: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng nêu một trong số những câu hỏi đã được

- HS quan sát sơ đồ, thảo luận, trả lời câu hỏi.

(2)

chuẩn bị ở bước 1 và chỉ định nhóm bạn trả lời;

có thể mời các HS khác nhận xét câu trả lời.

Nhóm nào trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi cho nhóm khác. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đa số các nội dung cần ôn tập được nhắc lại.

- GV quan sát, điều khiển nhịp độ “Hỏi - đáp”

giữa các nhóm (nếu cần).

- GV nhận xét, đánh giá về mức độ nắm vừng kiến thức và kĩ năng hỏi - đáp của HS về chủ đề này.

3. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu các bộ phận cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu..

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS trình bày:

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có ):

………

………

……….

--- Lớp: 1A, 1B, 1C

Tự nhiên xã hội

BÀI 21: THỜI TIẾT ( tiết 1) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được:

1.Yêu cầu chung:

* Về nhận thức khoa học :

- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau . - Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết .

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh :

(3)

- Quan sát và nhận biết được ngày nắng , ngày nhiều mây , ngày mưa , ngày gió .

* Về vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học :

- Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết ( nóng , rét , mưa , nắng ) 2. Yêu cầu dành cho HSKT:

- Theo dõi, lắng nghe, phân biệt được trời nắng, trời mưa.

II. Đồ dùng, thiết bị dạy học:

- Các hình trong SGK ,

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1 ,

- Một số tranh ảnh hoặc video clip về các hiện tượng thời tiết ( để trình bày chung cả lớp ) ; một số bản tin dự báo thời tiết .

III. Các hoạt động dạy – học:

Tiết 1

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ Tiến

Thành 1. Khởi động:

- GV cho cả lớp hát bài Trời nắng , trời mưa .

- Sau đó GV hỏi :

+ Bài hát nhắc tới những hiện tượng thời tiết nào ?

+ Tại sao khi trời mưa thỏ lại phải chạy mau ?

- Từ đó dẫn dắt vào bài mới để tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết .

- Hát, múa “Trời nắng, trời mưa”

- Trời mưa và trời nắng - Tránh bị ướt

- Nhún nhảy theo nhạc.

- Lắng nghe - Khi trời mưa em phải làm gì?

2. Khám phá kiến thức mới:

Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét về hiện tượng thời tiết

* Mục tiêu

- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau .

- Quan sát và nhận biết được ngày - HĐ theo hướng dẫn của GV

(4)

nắng , ngày nhiều mây , ngày mưa , ngày gió .

* Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS học theo nhóm 6 :

+ Mỗi học sinh trong nhóm mô tả về hiện tượng thời tiết của một hình .

+ Cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi :

• Bầu trời và quang cảnh xung quanh khi trời mưa có gì khác với khi trời nắng ?

• Dựa vào dấu hiệu nào mà em biết trời có gió ? Gió mạnh hay gió nhẹ ?

• Khi trời nóng hoặc khi trời lạnh , em cảm thấy thế nào ?

- Làm việc cả lớp : Mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi ; mỗi nhóm một câu .

Hoạt động 2 : Thi nói về hiện tượng thời tiết

* Mục tiêu

Trình bày được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau .

* Cách tiến hành

- Cho HS học theo cặp hoặc theo nhóm .

Khi GV quan sát các nhóm , khuyến khích các em huy động kiến thức đã học , kinh nghiệm và vốn từ các em có để nói về hiện tượng thời tiết .

- HS mô tả

Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

Các nhóm khác nhận xét và bổ sung câu trả lời .

- HS thảo luận, nêu ý kiến

Khi trời nắng :Trời xanh. Mây trắng.

Nắng vàng .

Khi trời mưa : Bầu trời phủ toàn mây xám; Không nhìn thấy Mặt Trời; Mưa rơi; Cây cỏ và mọi vật ở ngoài trời đều ướt

- HS thực hiện yêu cầu

- Quan sát

- Theo dõi - Khi trời mưa thì thế nào?

- Khi trời nắng có gì?

- Theo dõi

(5)

IV. RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có ):

………

………

……….

--- Lớp: 2B, 2C, 2D

Hoạt động trải nghiệm BÀI 31: LỚP HỌC XANH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS làm được một số việc làm phù hợp để giữ gìn vệ sinh trường, lớp; giữ gìn môi trường trường học sạch đẹp hơn.

- Giúp HS trải nghiệm lao động, phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm với môi trường xung quanh.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bìa, giấy, kéo, bút màu để làm biển khẩu hiệu.

- Các tổ chuẩn bị giấy bút để ghi chép khi lập dự án.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu (5p):

Trò chơi Xanh, đỏ, tím, vàng.

GV nêu câu hỏi: Vì sao màu xanh là biểu tượng cho việc sống thân thiện với môi trường?

Như vậy, màu xanh là màu của hi vọng, màu của tương lai. GV mời HS cùng chơi trò chơi có màu xanh.

GV nêu luật chơi:

Bạn quản trò hô: Xanh – cả lớp bước lên 1 bước. Đỏ − đứng yên. Tím: Lùi 1

HS suy nghĩ, chia sẻ

- Cả lớp cùng xếp hàng ngang ngoài sân trường.

(6)

bước. Vàng: Bước sang ngang.

HS phải nhớ để bước đúng theo khẩu lệnh. Khẩu lệnh sẽ đưa ra bốn chữ một lần. Ví dụ: Xanh đỏ tím vàng. Vàng vàng xanh xanh. Tím tím tím đỏ,…

Kết luận: Màu xanh giúp chúng ta bước đi, tiến lên phía trước vì màu xanh tượng trưng cho thiên nhiên, sự thân thiện với môi trường

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (15p):

Hoạt động 1: Làm những tấm biển nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh môi trường.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 - 5 HS và giao nhiệm vụ, hướng dẫn các bước và thời gian thực hiện

- GV hướng dẫn HS thảo luận để lựa chọn những khẩu hiệu thích hợp, ấn tượng để trang trí

- Hướng dẫn HS cách trang trí phù hợp, đẹp mắt

- Tổ chức cho HS trưng bày, đánh giá nhận xét sản phẩm.

Kết luận: Nhắc nhở, kêu gọi cộng đồng chung tay giữ gìn môi trường học đường là việc làm cần thiết và quan trọng vì một người, một nhóm, một lớp hành động đều là quá ít. Thông điệp về giữ gìn môi trường cần được lan toả.

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

- HS quan sát, thực hành chơi trò chơi

- 2-3 HS nêu tên chủ đề bài học

HS nhận nhiệm vụ

HS trảo luận nhóm lựa chọn những câu khẩu hiệu có thể làm như sau:

Đi qua là xanh, đứng lên là sạch; Từng lớp sạch, cả trường xanh; Bỏ rác đúng nơi; Học, chơi đều sạch; Sạch lớp đẹp trường…

- Mỗi tổ, nhóm trang trí câu khẩu hiệu của mình và tìm chỗ dán lên tường hoặc đặt ở những nơi nhiều người đọc được.

(7)

*Hoạt động 2: Lập dự án “Lớp học xanh”

- GV đưa ra và đề xuất dự án“Lớp học xanh”

- Hướng dẫn HS lập kế hoạch và xây dựng dự án: Ví dụ: Chọn bồn cây hoặc bồn hoa trong trường để chăm sóc cả năm; Mang cây hoa đến góp với lớp để trồng; Nhận chăm sóc một vài chậu cây trong suốt một học kì; hoặc góp sây để xây dựng” Vườn hồng của em, Vẽ một bức tranh toàn màu xanh,…

Kết luận: Dự án đã lập xong, GV đề nghị mỗi thành viên của nhóm, tổ đọc kĩ bảng phân công công việc để biết mình phải làm gì, mang dụng cụ gì,…

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- GV gợi ý HS về nhà hỏi ý kiến bố mẹ, mỗi tổ góp tiền mua hoặc góp một vài chậu hoa để tạo không gian thiên nhiên cho lớp học.

- HS bàn bạc, thảo luận theo nhóm lập và thực hiện dự án liên quan đến việc biến lớp học thành lớp học xanh, thân thiện với thiên nhiên, môi trường:

- Mỗi tổ lựa chọn nội dung dự án

Các tổ bàn bạc, thống nhất nhiệm vụ của từng thành viên nhóm, tổ; Lên kế hoạch cụ thể về ngày giờ thực hiện dự án, trang phục, phương tiện thực hiện.

- Thông qua các thành viên trong tổ

- Một số HS trả lời câu hỏi - HS lắng nghe.

IV. RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có ):

………

………

……….

--- Lớp: 5C

Khoa học

(8)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.

- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

-Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 140, 141 SGK.

- HS : SGK, sưu tầm thông tin, hình ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS thi hỏi đáp theo câu hỏi:

+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm ?

- HS chơi

- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nước:

+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học chảy ra sông, biển,…

+ Sự đi lại của tàu thuyển trên sông, biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,…

(9)

+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu

- HS nghe - HS ghi vở

(10)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Hoạt động 1:Quan sát

- GV yêu cầu HS quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào ?

- Gọi HS trình bày.

- Chốt : Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường ? Mỗi biện pháp bảo vệ đó ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào?

Liên hệ :

+ Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?

Kết luận : Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.

* Hoạt động 2 : Triển lãm

- GV yêu cầu HS trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thuyết trình tốt.

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và làm bài

- Hình 1- b; hình 2 – a; hình 3 – e; hình 4- c; hình 5 – d.

- HS nhắc lại các biện pháp đã nêu dưới mỗi hình.

- HS liên hệ- nhiều HS trả lời : giữ vệ sinh môi trường; trồng cây xanh; …

- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ?

- Các em hãy viết một đoạn văn vận động mọi người cùng chung tay, góp

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

(11)

sức bảo vệ môi trường.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

--- Lớp: 1A, 1C

Đạo đức

BÀI 28. PHÒNG, TRÁNH ĐIỆN GIẬT I. MỤC TIÊU

1.Yêu cầu chung:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn đến bị điện giật.

- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của điện giật.

- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh điện giật.

2. Yêu cầu dành cho HSKT:

- Theo dõi, lắng nghe.

II. CHUẨN BỊ

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh (các hình ảnh an toàn và hình ảnh vê' điện giật), truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát, trò chơi,... gắn với bài học “Phòng, tránh điện giật”;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint... (nếu có điều kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Tiến Thành

(12)

1. Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể - chơi trò chơi "Ai nhanh hơn"

- GV chuẩn bị khoảng 10 hình ảnh (gồm các hình ảnh an toàn và hình ảnh bị điện giật).

- GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời thật nhanh bằng dấu hiệu tay (ngón tay cái chỉ lên trời với các bức tranh làm em cảm thấy an toàn; ngón tay cái chỉ xuống dưới với các bức tranh tình huống em cảm thấy nguy hiểm).

- GV khen HS có câu trả lời nhanh và chính xác nhất.

Kết luận: Em cần học cách phòng, tránh điện giật để bảo vệ bản thân.

2. Khám phá

Nhận biết những tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến điện giật và hậu quả của nó - GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS nhìn (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy quan sát tranh và cho biết những tình huống có thể dẫn tới điện giật.

+ Vi sao các tình huống trong tranh có thể dẫn đến tai nạn điện giật?

- HS chơi -HS trả lời

- Lắng nghe - Lắng nghe

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- Theo dõi

- Lắng nghe - Lắng nghe

- Quan sát

- Lắng nghe

(13)

+ Em hãy nêu những hậu quả của việc bị điện giật.

+ Em hãy kể thêm các tình huống có thể dẫn đến điện giật?

+ Em sẽ làm gì để phòng, tránh bị điện giật?

Kết luận: Chơi gẩn nguổn điện hở, thả diều dưới đường dây điện, cắm phích cắm vào ổ điện, đi gần nơi có đường dây điện rơi gần mặt đất,... là những tình huống có thể dẫn đến tai nạn điện giật. Tai nạn điện giật để lại những hậu quả nặng nề: tổn thương cơ thể, ngừng hô hấp,...

3. Luyện tập

Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm

- GV yêu cầu HS xem tranh ở mục Luyện tập trong SGK.

- GV đặt câu hỏi cho từng tình huống tương ứng với mỗi bức tranh. Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?

- GV có thể gợi mở thêm các tình huống khác, nếu còn thời gian.

Kết luận: Không chơi gần trạm biến áp, không chọc que vào ổ điện, tránh xa chỗ dây điện bị đứt để phòng, tránh tai nạn điện giật.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

-HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

- HS nêu

- HS cha sẻ

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

(14)

- GV nêu yêu cầu: Em đã phòng, tránh điện giật như thế nào? Hãy chia sẻ với bạn.

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh điện giật.

4. Vận dụng

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn

- GV giới thiệu tranh tình huống: Trời nóng, Minh và Quang cởi áo chơi đùa. Quang nghịch ngợm, ném áo của Minh lên cột điện, Minh định trèo lên lấy.

- GV nêu yêu cầu: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn Minh.

- GV gợi ý: HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau:

1/ Minh ơi, đừng làm vậy nguy hiểm đấy!

2/ Minh ơi, bạn hãy nhờ người lớn lấy giúp.

3/ Minh ơi, cần thận điện giật nhé!

- GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất.

- Lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ -HS lắng nghe

- Lắng nghe

- Thảo luận và đóng vai

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Theo dõi

- Lắng nghe

- Quan sát

(15)

Kết luận: Không chơi gần, tránh xa nơi có nguồn điện để phòng, tránh bị điện giật.

Hoạt động 2 Em thực hiện một số cách phòn, tránh bị điện giật

- HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh bị điện giật. HS có thể tưởng tượng và đóng vai nhắc bạn cách phòng, tránh bị điện giật (chọn chỗ chơi an toàn, không tự ý sử dụng đồ điện,...) trong các tình huống khác nhau.

- Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các việc không nên làm trong phần Luyện tập.

Kết luận: Em thực hiện phòng, tránh bị điện giật để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

- HS nêu

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

IV.RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có ):

………

………

……….

--- Ngày soạn: 14/4/2022

Ngày dạy: Thứ ba ngày 19/4/2022 Lớp: 1A, 1B, 1C

(16)

Tự nhiên xã hội Bài 21: Thời tiết (tiết 2) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được:

1.Yêu cầu chung:

* Về nhận thức khoa học :

- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau . - Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết .

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh :

- Quan sát và nhận biết được ngày nắng , ngày nhiều mây , ngày mưa , ngày gió .

* Về vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học :

- Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết ( nóng , rét , mưa , nắng ) 2.Yêu cầu riêng:

- Theo dõi, lắng nghe

II. Đồ dùng, thiết bị dạy học:

- Các hình trong SGK ,

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1 ,

- Một số tranh ảnh hoặc video clip về các hiện tượng thời tiết ( để trình bày chung cả lớp ) ; một số bản tin dự báo thời tiết .

III. Các hoạt động dạy – học:

Tiết 2 Hoạt động 3 : Thực hành quan sát

bầu trời và cảnh vật xung quanh

* Mục tiêu

Thực hành quan sát , nêu được nhận xét về bầu trời và quang cảnh xung quanh và nhận biết được hiện tượng thời tiết .

(17)

* Cách tiến hành

- GV nêu yêu cầu thực hành đối với cả lớp ; có thể hỏi , gợi ý cho các em về nội dung cần quan sát . Ví dụ : Trời có nắng hoặc mưa không ? có gió

không ? gió mạnh hay nhẹ ? Trên trời có nhiều hay ít mây ? Màu sắc của mây ? Cảnh vật xung quanh như thế nào ? ...

- GV có thể gợi ý / cung cấp cho các em mẫu phiếu ghi lại kết quả quan sát ( Ví dụ dưới dạng bảng dựa theo các câu hỏi ở trên ) .

Trong quá trình HS quan sát , GV có thể có những hướng dẫn cần thiết .

- GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình , các nhóm khác góp ý , bổ sung . GV nhận xét và tuyên dương các nhóm làm tốt .

- GV cho HS đọc phần kiến thức chủ yếu ở tr. 136 - SGK

Hoạt động 4 : Tìm hiểu về việc lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết

* Mục tiêu: Chọn được trang phục phù hợp thời tiết .

* Cách tiến hành

Bước 1 : GV tổ chức cho HS học theo cặp

- HS làm việc theo cặp, quan sát các

- HS đi ra ngoài lớp , tiến hành quan sát ( theo cặp ) , ghi lại kết quả quan sát được .

HS quay lại lớp , trao đổi để hoàn thiện bản ghi kết quả quan sát .

- Đại diện các nhóm lên trình bày KQ

- Một số HS nhắc lại

- Hs đọc.

- Quan sát

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

(18)

hình vẽ ở tr.137-SGK và trả lời câu hỏi : Hình thể hiện trang phục gì ? Trang phục đỏ phù hợp với thời tiết nào ? Vì sao ? Sau đó mỗi bạn tự nhận xét hôm nay trang phục của bản thân đã phủ hợp thời tiết hay chưa ? Vì sao ?

Bước 2 : Hoạt động cả lớp

- Cho HS báo cáo kết quả thảo luận - GV có thể hỏi thêm về những trang phục khác phù hợp với các điều kiện thời tiết ( nóng , rét ,mưa ,nắng ,gió ) . - GV lưu ý các em sự cần thiết phải sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.

Chẳng hạn :

+ Đi dưới trời nắng phải đội mũ , nón hoặc che ô ( dù ) để tránh bị ảnh năng chiếu thẳng vào đầu gây nhức đầu , sổ mũi , cảm năng .

+ Đi dưới trời mưa phải mặc áo mưa đội nón hoặc che ô (dù) để người không bị ướt , bị lạnh tránh bị ho , sốt - Cho HS làm cầu 1 , 2 , 3 của Bài 21 ( VBT )

Hoạt động 5 : Vẽ tranh mô tả thời tiết mà em thích nhất

* Mục tiêu

Vận dụng được kiến thức về các dấu hiệu của thời tiết để vẽ tranh về thời tiết ,

* Cách tiến hành

- HS thảo luận để trả lời các câu hỏi

- HS báo cáo kết quả

- Lắng nghe

- Hoàn thành BT theo YC

- Quan sát

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

(19)

- Cho HS lựa chọn chủ đề ( kiểu thời tiết ) để vẽ .

- GV có thể cho một số HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp .

- HS vẽ và tô màu vào tranh để thể hiện cảnh về thời tiết mà em đã chọn

- HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về bức tranh của mình , trong đó nêu lí do em thích vẽ tranh về thời tiết này .

- Tô màu tranh hoa quả

- Lắng nghe.

Hoạt động 6 : Quan sát tình huống và thảo luận về sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết

* Mục tiêu

Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết .

* Cách tiến hành

- Cho HS làm việc nhóm , quan sát tình huống thể hiện qua các hình và trả lời các câu hỏi :

+ Thời tiết vào lúc bạn An tan học so với lúc đi học thay đổi như thế nào ? Nếu An không nghe lời mẹ thì điều gì sẽ xảy ra ?

+ Việc theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày có lợi ích gì ? Nêu ví dụ .

- GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình , các nhóm khác góp ý ,bổ sung . - GV tổng hợp lại và có thể mở rộng thêm lí do phải theo dõi dự báo thời

- HS hoạt động nhóm, trả lời các câu hỏi

- Đại diện nhóm trình bày, lớp lắng nghe, nhận xét

- Lắng nghe.

- Theo dõi

- Lắng nghe

(20)

tiết theo các vấn đề sau : Sức khoẻ con người ; Sinh hoạt hằng ngày ; Hoạt động vui chơi , giải trí ; Hoạt động lao động , sản xuất ; Hoạt động học tập . Hoạt động 7 : Thực hành xử lí tình huống

* Mục tiêu

- Chọn được trang phục phù hợp thời tiết .

* Cách tiến hành

- Cho HS làm việc theo cặp , đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 139 ( SGK ) : “ Dựa vào bảng dự báo thời tiết sau , nếu đến Hà Nội hoặc Đà Nẵng vào những ngày dưới đây thì em cần chuẩn bị gì ? ”

- GV yêu cầu một số HS báo cáo kết quả thảo luận . Lưu ý các em cần nêu được lí do lựa chọn các đồ vật cần chuẩn bị

Hoạt động 8 : Thảo luận về cách để biết được thông tin dự báo thời tiết

* Mục tiêu

Nêu được một số cách để biết được thông tin dự báo thời tiết .

* Cách tiến hành

- Cho HS thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi : Chúng ta có thể biết thông tin dự báo thời tiết bằng cách nào ?

Các em liên hệ thực tế : Ở nhà , gia đình các em có hay theo dõi dự báo

- HS làm việc nhóm đôi

- 2, 3 HS báo cáo KQ

- HS thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi , liên hệ thực tế

- Lắng nghe.

- Quan sát

- Quan sát

- Theo dõi

(21)

thời tiết không ? Bằng cách nào ? - GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình ,các nhóm khác góp ý , bổ sung . - GV có thể giới thiệu cho các em một số bản tin dự báo (lấy từ báo , từ Internet , .. ) .

- GV cho HS làm câu 4 , 5 , 6 của Bài 21 ( VBT ) .

Hoạt động 9 : Tự đánh giá việc sử dụng trang phục của em có phù hợp thời tiết hay chưa ?

* Mục tiêu

- Bước đầu biết tự đánh giá việc sử dụng trang phục phù hợp thời tiết của bản thân . Có ý thức sử dụng trang phục phù hợp thời tiết .

* Cách tiến hành

- Cho HS làm việc theo nhóm đôi , mỗi em trao đổi với bạn

+ Đã khi nào em sử dụng trang phục không phù hợp với thời tiết ( ví dụ không mặc ấm khi trời lạnh , đi ngoài trời nắng mà không mang mũ ,

nón , ... ) hay chưa ?

+ Vì sao cần sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết ?

- GV cho HS tự đọc phần nội dung chủ yếu ở trang 139 (SGK ) . Sau đó có thể cho một số em nhắc lại .

Hoạt động 10 : Theo dõi thời tiết

- 2, 3 HS báo cáo KQ

- Theo dõi

- Làm VBT

- HS làm việc theo nhóm đôi trao đổi với bạn

- HS đọc, nhắc lại

- Lắng nghe

- Lắng nghe.

- Tô màu tranh

- Quan sát

- Lắng nghe.

(22)

trong một tuần ( thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà )

* Mục tiêu

Nêu được nhận xét về thời tiết thay đổi hằng ngày .

* Cách tiến hành

- Cho HS đọc yêu cầu trong SGK . - GV hướng dẫn HS cách lập bảng theo dõi thời tiết trong một tuần theo mẫu ở trang 139 ( SGK ) ; nêu nhận xét từ kết quả em quan sát được . - Ngoài ra GV cũng có thể khuyến khích các em sưu tầm bài hát , câu tục ngữ nói về thời tiết và chia sẻ với các bạn

- 2, 3 HS đọc YC

- HS quan sát và ghi lại kết quả, nêu nhận xét

- Lắng nghe.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Giao nhiệm vụ

- Lắng nghe - Lắng nghe.

IV.RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có ):

………

………

………....

--- Lớp: 5C

Khoa học

ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(23)

- Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường. Hiểu về khái niệm môi trường.Vận dụng kiến thức về môi trường để ứng dụng vào cuộc sống.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. Trách nhiệm, cẩn thận tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phiếu học tập, bảng nhóm - HS: SGK, vơ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên": Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường(mỗi HS chỉ nêu 1 biện pháp) - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Hoạt động 1:

*Mục tiêu :Giúp HS hiểu về khái niệm môi trường

* Cách tiến hành :

+ Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi:

“Ai nhanh, ai đúng”

- Giáo viên đọc từng câu hỏi trong trò chơi “Đoán chữ” và câu hỏi trắc nghiệm.

Dòng 1: Tính chất của đất đã bị xói mòn.

Dòng 2: Đồi cây đã bị đốn hoặc đốt trụi.

- Học sinh đọc SGK và chuẩn bị.

- Học sinh suy nghĩ trả lời.

Bạc màu đồi trọc

Rừng Tài nguyên

bị tàn phá

(24)

Dòng 3: Là môi trường của nhiều … Dòng 4: Của cải sẵn có trong …

Dòng 5: Hậu quả mà rừng phải chịu do việc đốt rừng làm nương rẫy, …

Hoạt động 2:

Câu hỏi trắc nghiệm : Chọn câu trả lời đúng :

Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều khí độc thải vào không khí?

Câu 2: Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước?

Câu 3: Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất ?

Câu 4: Theo bạn, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch ?

b, Không khí bị ô nhiễm c, Chất thải

d, Tăng cường dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu

c, Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, đau mắt,..

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) - Qua bài học, em nắm được điều gì ? - Về nhà vận dụng kiến thức đã học để vận động mọi người cùng thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.

- HS nêu: Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Ngày soạn: 14/4/2022

Ngày dạy: Thứ tư ngày 20/4/2022 Lớp: 2C, 2D

Tự nhiên xã hội

(25)

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE ( tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu.

- Tự đánh giá được việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống; bảo vệ cơ quan hô hấp; phòng tránh bệnh sỏi thận.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 2).

2. Luyện tập, thực hành (25p) Hoạt động 2: Tự đánh giá Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS dựa

vào mẫu phiếu tự đánh giá ở trang 108 SGK để chia sẻ với các bạn những việc nào em đa làm thường xuyên, thỉnh

thoảng (chưa làm thường xuyên) hoặc chưa thực hiện và những thói quen bản thân các em cần thay đổi để thực hiện được việc phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS xung phong chia sẻ với cả lớp về việc làm của bản thân em trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ

- HS làm việc theo nhóm.

- HS trình bày.

(26)

quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận.

Hoạt động 3: Đóng vai Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu từng cá nhân nghiên cứu hai tình huống trang 108 SGK.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách đưa ra lời nhắc nhở với bạn trong mỗi tình huống. Sau đó, yêu cầu một số bạn tập đóng vai xử lí tình huống 1; các bạn khác tập đóng vai xử lí tình huống 2.

Bước 3: Làm việc cả lớp

Các nhóm lên bảng đóng vai. HS nhóm khác, GV nhận xét, góp ý cho lời nhắc nhở của từng nhóm.

3. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu các bộ phận cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu..

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS quan sát tranh, đọc hai tình huống.

- HS lắng nghe, thực hiện thảo luận theo nhóm.

- HS đóng vai.

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV.RÚT KINH NGHIÊM ( Nếu có ):

………

………

………

Ngày soạn: 14/4/2022

Ngày dạy: Thứ năm, ngày 21/4/2022 Lớp: 1C

Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 8: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP

BÀI 20: EM BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

(27)

I.MỤC TIÊU: HS có khả năng:

- Nhận biết được các việc làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Biết bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi mình sống.

II.CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Thiết bị hát nhạc, một số bài hát về thiên nhiên phù hợp với học sinh lớp 1 như: Em yêu cây xanh (Sáng tác: Hoàng Văn Yến ); Lý cây xanh (Dân ca Nam bộ, lời: Lư Nhất Vũ – Lê Giang) ....

2. Học sinh: Sưu tầm một số bài hát về thiên nhiên.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

4’1. KHỞI ĐỘNG

- GV mở thiết bị hát nhạc bài hát về thiên nhiên để dần nhập vào chủ đề.

- HS tham gia hát theo nhạc

15’2. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- GV cho HS quan sát bức tranh trong SGK để trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

+ Việc làm đó có lợi ích gì?

* Bước 1: Làm việc cá nhân

- Cho HS trình bày kết quả thảo luận - Các bạn trong tranh đang làm gì?

- Việc làm đó có lợi ích gì?

* Bước 2: Làm việc theo nhóm

- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi để giải thích tác dụng của những việc làm:

+ Tại sao phải trồng và chăm sóc cây xanh?

+ Có nên tùy tiện bẻ cành, hái hoa

- HS quan sát tranh thảo luận cùng bạn để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- HS trình bày.

- Các bạn trong tranh đang làm hàng rào

- Để bảo vệ cây con.

- HS thảo luận cặp đôi:

+ Vì cây xanh cho ta bóng mát, cho gỗ, cho quả, giúp môi trường trong lành, tốt cho sức khỏe, ...

+ Em không nên bé cành, hái hoa.

Vì sẽ làm hỏng cây, mất vẻ đẹp của

(28)

không? Vì sao?

+ Có nên vứt rác bừa bãi không? Vì sao?

* Bước 3: Làm việc chung cả lớp

- GV cho HS chia sẻ về tác dụng của những việc làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- GV bổ sung và điều chỉnh nội dung:

Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

Không tùy tiện bẻ cành hái hoa. Không vứt rác bừa bãi là những việc làm cần thiết để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

hoa.

+ Em không nên vứt rác bữa bãi, vì sẽ làm môi trường bẩn, không tốt cho sức khỏe

- Các nhóm chia sẻ trước lớp, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung: Em nên trồng cây, trồng hoa, chăm sóc cây, giữ vệ sinh nhà cửa, trường lớp, không vứt rác bừa bãi, ...

- HS theo dõi

14’3. THỰC HÀNH

Hoạt động 2: Kể những việc em đã làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- GV yêu cầu HS kể những việc em đã làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên theo gợi ý:

+ Em đã làm gì để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

+ Em cảm thấy như thế nào khi làm những việc để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

- Cho HS trình bày trước lớp

- HS kể trong nhóm

- HS trình bày kết quả thảo luận + Em đã làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên: Trồng cây, tưới nước, bón phân, ...

+ Em rất vui khi làm những việc để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- HS lắng nghe

(29)

- GV và HS nhận xét.

- GV chốt nội dung, tuyên dương một số HS kể tốt.

- HS theo dõi

2’4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe - HS lắng nghe RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

Tìm sự vật được nhân hóa trong bài hát ?.. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?.. Ông trời bật lửa Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ

- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ở trang 107 SGK để cùng các bạn trong nhóm đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận chính, chức năng của các cơ quan: vận động, hô hấp,

- Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

Những con vật như anh gọng vó, ả cua kềnh,… được tác giả nhân hóa và miêu tả vô cùng sinh động, gợi cảm.. Nghe- viết Một chuyến đi (từ đầu đến

Thở không khí bị ô nhiễm sẽ là cơ thể chúng ta ốm yếu, có hại cho sức khỏe... NHANH TAY NHANH MẮT NHANH TAY