• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 20 / 12 / 2020 Tiết 16 Ngày dạy: 30 / 12 / 2020 TUẦN 17

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề GDCD 6, chương trình chuẩn từ bài 01 đến bài 10 trong HK I.

- Nêu được nội dung cơ bản của một số qui tắc ứng xử trong cuộc sống sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

- Biết xử lí một số tình huống liên quan : Tôn trọng kỉ luật, Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên

- Kiểm tra, đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng của HS vào việc xử lý tình huống cụ thể.

- Phân loại được đối tượng học sinh, từ đó giáo viên có biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

+ Phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS.

+ Rèn trình bày, diễn đạt kiến thức một cách có hệ thống.

b.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

+ Kĩ năng quản lý thời gian: tập trung thời gian để hoàn tất các câu hỏi trong bài làm.

+ Kĩ năng kiên định: với các ý kiến trong bài làm của mình.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức.

- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực và chủ động trong học tập.

II. Tài liệu và phương tiện :

- GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, đề bài, đáp án, biểu điểm.

- HS ôn lại kiến thức đã học trong HK I từ bài 01 đến bài 10 để làm bài kiểm tra.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học : - Động não.

- Thực hành: Làm bài cá nhân.

- Hình thức : Tự luận.

IV. Tiến trình dạy học : 1.Ổn định tổ chức: (1')

Lớp Ngày kiểm tra Sĩ số (vắng )

6A 30 / 12 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ: (Không).

3.Bài mới: MÔN: GDCD 6

(2)

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm của mình Câu 1: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

A. Xem ti vi thường xuyên.

B. Thường xuyên tập thể dục và chơi thể thao.

C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.

D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.

Câu 2: Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là:

A. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng B. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười.

C. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn D. Không tham gia hoạt động của lớp Câu 3: Đâu là hành vi thể hiện tính kỉ luật?

A. Đi xe đạp hàng ba. B. Đọc báo trong giờ học.

C. Đá bóng dưới lòng đường. D. Đi học đúng giờ . Câu 4: Việc làm thể hiện sự biết ơn là

A. Gặp thầy cô giáo em không chào

B. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng C. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà D. Em thích bẻ cây xanh trong trường

Câu 5: Hành vi nào biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

C. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội.

D. Chăm chỉ học để tiến bộ, không tham gia hoạt động khác.

Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?

A. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách.

B. Nói chuyện ngon ngọt với người khác.

C. Dùng từ ngữ bóng bẩy, chải chuốt D. Có thái độ nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.

Câu 7: Mục đích học tập của học sinh để làm gì?

A. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.

B. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.

C. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

D. Học để có bạn cùng chơi.

Câu 8: Hãy cho biết hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật?

A. Đi học đúng giờ.

B. Làm việc riêng trong giờ học.

C. Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm.

D. Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.

Câu 9: (1.0 điểm)

Trong các hành vi, việc làm ở bảng dưới đây, em đồng tình với hành động nào và không đồng tình với hành động nào? Kẻ bảng vào bài thi rồi đánh dấu tích (X) vào các ô.

Hành vi, việc làm Đồng tình Không đồng tình

a. Nói chuyện riêng trong lớp học

(3)

b. Đổ rác đúng nơi quy định.

c. Giữ trật tự ở nơi công cộng.

d. Ngồi vắt chân lên ghế.

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 đ) Thế nào là siêng năng, kiên trì? Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?

Câu 2 (2,0 điểm). Cho tình huống sau:

Mi rủ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không muốn đi vì muốn ngủ. Mi phải đi rủ các bạn khác.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Mi và sự từ chối của Phương?

b. Theo em, là học sinh chúng ta phải có ý thức như thế nào trong việc tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức?

Câu 3: (2.0 điểm)

Mai và Hồng cùng ngồi bàn đầu của lớp học. Trong một giờ kiểm tra, thấy Mai loay hoay mãi không làm được bài tập khó, Hồng liền đưa bài của mình cho Mai chép.

Cô giáo phát hiện và cho cả hai bạn điểm kếm. Hồng ấm ức nói với các bạn cùng lớp;

Tớ giúp bạn chứ có vi phạm gì đâu.

a. Hành vi của Hồng có tôn trọng kỉ luật không? Vì sao?

b. Nếu em là bạn em sẽ nói gì với Hồng khi bạn ấy tâm sự với em về chuyện này?

Câu 4: (1.0 đ) Vì sao cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

__________________ Hết ___________________

ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Ghi chữ cái của câu trả lời đúng vào ô trống:

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8

ĐÁP ÁN B C D B A D C B

Câu 9: Mỗi ý đúng cho 0, 25 điểm

Em đồng tình hoặc không đồng tình với các hành vi, việc làm nào dưới đây?

Hành vi, việc làm Đồng tình Không đồng tình

a. Nói chuyện riêng trong lớp học X

(4)

b. Đổ rác đúng nơi quy định. X c. Giữ trật tự ở nơi công cộng. X

d. Ngồi vắt chân lên ghế. X

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu Đáp án Điểm

Câu 1:

2 điểm

- Siêng năng: Là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác miệt mài, thường xuyên, đều đặn

- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.

- Liên hệ đúng: Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập; Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình; sống gọn gàng, ngăn nắp; …

0,5

0,5 1

Câu 2 2 điểm

a. Mi là người tích cực, tự giác tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, còn Phương là người không tích cực, tự giác trong các hoạt động do nhà trường tổ chức.

b. Là học sinh phải có ý thức tự giác tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức. Vì tham gia các hoạt động đó giúp bản thân rèn được những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, mở rộng được sự hiểu biết về mọi mặt.

1

1

Câu 3 2 điểm

a/ - Hành vi của Hồng không tôn trọng kỉ luật.

- Vì đây là giờ kiểm tra mà Hồng đưa bài cho Mai chép là sai, vi phạm nội qui trường lớp. Kiểm tra là để đánh giá khả năng học tập của mình nên bài của ai nấy làm.

b/ - Em sẽ nói với Hồng là bạn không nên làm vậy trong giờ kiểm tra mà ta nên giúp bạn trong giờ học bình thường, nhưng phải giảng cho bạn hiểu để bạn ấy tự làm bài. Như thế bạn học mới tiến bộ.

1

1 Câu 4

1 điểm

- Giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc, học tập có hiệu quả.

- Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.

0,5

0,5 __________________ Hết ___________________

V. Rút kinh nghiệm:

(5)

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học.Em yêu cầu bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài..c. Bạn đến thăm

c, Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học.Em yêu cầu(đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng

Trong lớp có nhiều bạn với những đặc điểm, tính cách, sở thích khác nhau. Việc tìm hiểu về cô giáo và các bạn trong cả lớp qua các hoạt động tự giới thiệu và nhận diện

Câu 16: Anh H bị giám đốc xí nghiệp đình chỉ công tác vì lý do nằm viện quá lâu ảnh hưởng đến thu nhập của cơ quan, trong trường hợp trên anh H phải làm gì để bảo

Tình huống 1: Trong giờ toán, Phong và Nhật ngồi làm việc khác không chú ý nghe cô giáo giảng bài làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Hai bạn nên cùng làm bài tập toán

+ Nói từ chối những việc không nên làm trong giờ học và giờ chơi. + Cần khuyên nhủ bạn không làm những việc không nên làm

Em sẽ nói với Hồng là bạn không nên làm vậy trong giờ kiểm tra mà ta nên giúp bạn trong giờ học bình thường, nhưng phải giảng cho bạn hiểu để bạn

b. Có hai bạn ngồi cùng bàn, cứ đến giờ kiểm tra là bàn bạc, làm chung bài hoặc nhìn bài của nhau. - Nhắc nhở các bạn, góp ý cho bạn để các bạn hiểu được việc làm của