• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mã đề 102 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Mã đề 102 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang: 1 / 4

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH

TỔ HÓA HỌC ĐỀ THI ĐỊNH KÌ LẦN I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: HÓA HỌC 11

Thời gian làm bài: 90 phút (Đề có 50 câu trắc nghiệm) (Đề gồm có 04 trang)

Họ tên : ... Số báo danh : ... Mã đề 102 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24;

Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108;

Ba = 137.

Câu 1: Để trung hòa 100 ml dung dịch H2SO4 1M cần V ml NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 200. B. 100. C. 150. D. 50.

Câu 2: Theo thuyết axit- bazo của A-re-ni-uyt chất nào sau đây là bazơ?

A. MgO B. NaOH C. NaCl D. HCl

Câu 3: Có các dung dịch axit chứa trong các lọ mất nhãn là HF, HCl, HBr, HI. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận ra các lọ axit đó ?

A. Dung dịch AgNO3. B. Dung dịch KMnO4.

C. Dung dịch Ca(OH)2. D. Dung dịch NaOH.

Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: AgNO3 + X → HNO3 + ...

X là chất nào sau đây không thỏa mãn với biến hóa trên ?

A. H2S. B. HCl. C. HF. D. HI

Câu 5: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. Trong phản ứng, SO2 có vai trò

A. là chất khử. B. là chất oxi hoá.

C. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. D. không phải là chất khử.

Câu 6: Chất nào sau đây không dẫn điện được ?

A. KCl nóng chảy. B. HI hòa tan trong nước.

C. Dung dịch CH3COOH. D. NaOH(rắn, khan). Câu 7: Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol SO

4

2-. Biểu thức nào dưới đây đúng ?

A. a + 2b = c + 2d. B. a + 2b = c + d. C. a + b = 2c + 2d. D. a + b = c + d.

Câu 8: Dãy gồm các dung dịch axit 2 nấc là:

A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH. B. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3. C. H2CO3, H2SO3, H3PO4,HNO3. D. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3.

Câu 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 3,36 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 9. Giá trị m là

A. 8,80. B. 9,80. C. 10,08. D. 10,80.

Câu 10: Chất nào sau đây là chất điên li mạnh ?

A. C2H5OH. B. NaOH. C. HF. D. Cu(OH)2.

Câu 11: Phản ứng nào sau đây không đúng ?

A. Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O. B. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.

C. CuS + 2HCl → FeCl2 + H2S. D. BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O.

Câu 12: Chất nào sau đây tan ít trong nước nhất ?

A. C2H5OH. B. NH3. C. O2. D. H2S.

Câu 13: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. HNO3 NO3- + H+ B. H2S 2H+ + S2- C. NaCl Na+ +Cl- D. K2SO4 2K+ + SO42-

Câu 14: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là: H+ + OH- → H2O A. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.

B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.

(2)

Trang: 2 / 4

C. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O.

D. KOH + HCl → KCl + H2O.

Câu 15: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

A. KOH. B. NaCl. C. HCl. D. K2SO4.

Câu 16: Hòa tan hết 3,24 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2O và N2 (không còn sản phẩm khử nào khác, có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1 : 1). Kim loại M đó là

A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Al.

Câu 17: Dãy chất nào sau đây khi hoà tan vào nước đều là chất điện li yếu?

A. H2S, H2SO3, H2SO4. B. H2S, CH3COOH, HClO.

C. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2. D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.

Câu 18: Phương trình ion: Ca2+ +CO32⎯⎯CaCO3 là của phản ứng xảy ra giữa cặp dung dịch nào sau đây?

(1) CaCl2 + Na2CO3; (2) Ca(OH)2 + CO2; (3) Ca(HCO3)2 + NaOH; (4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3.

A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (2) và (4). D. (1) và (4).

Câu 19: Trong các phản ứng sau:

4HCl + MnO2 →MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1) 4HCl +2Cu + O2 →2CuCl2 + 2H2O (2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2 (3) 16HCl + 2 KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 +8 H2O + 2KCl (4) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O (5)

Fe + KNO3 + 4HCl→ FeCl3 + KCl + NO + 2H2O (6) Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 20: Các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là

A. 3s23p5. B. 5s25p5. C. 4s24p5. D. ns2np5.

Câu 21: Để 11,2 gam Fe ngoài không khí một thời gian thu được 12,16 gam chất rắn X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan X trong dung dịch H2SO4 98% (dư) thu được V lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị V là

A. 5,600. B. 17,920. C. 24,192. D. 5,376.

Câu 22: Muối nào sau đây là muối axit?

A. Ca(HCO3)2. B. NH4NO3. C. Na3PO4. D. CH3COOK.

Câu 23: Cho Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O. Tỉ lệ số phân tử HNO3 bị khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là

A. 4 : 3. B. 3 : 4. C. 3 : 2. D. 1 : 3.

Câu 24: Dung dịch X chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn dung dịch X thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,2 và 0,3. B. 0,4 và 0,2. C. 0,1 và 0,35. D. 0,3 và 0,2.

Câu 25: Tiến hành thí nghiệm về khả năng phản ứng của kim loại với dung dịch HCl theo các bước sau đây:

- Bước 1: Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng.

- Bước 2: Cho 3 mẫu kim loại có kích thước tương đương là Al, Fe, Cu vào 3 ống nghiệm.

- Bước 3: Quan sát, so sánh lượng bọt khí hiđro thoát ra ở các ống nghiệm trên.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khí H2 thoát ra ở 2 ống nghiệm chứa Al và Fe.

B. Ống nghiệm chứa Cu không thoát khí H2 vì Cu không phản ứng với dung dịch HCl.

C. Ống nghiệm chứa Al thoát khí mạnh hơn ống nghiệm chứa Fe.

D. Ống nghiệm chứa Fe thoát khí mạnh hơn ống nghiệm chứa Al.

Câu 26: Dung dịch X có chứa: Mg2+, Ba2+, Ca2+và 0,2 mol Cl-, 0,3 mol NO3-. Thêm dần dần dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch X cho đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì ngừng lại. Hỏi thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào là bao nhiêu?

(3)

Trang: 3 / 4

A. 200 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 250 ml.

Câu 27: Có 5 dung dịch cùng nồng độ NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3 đựng trong 5 lọ mất nhãn riêng biệt. Một dung dịch thuốc thử dưới đây để phân biệt 5 lọ trên là:

A. Ba(OH)2. B. NaNO3. C. NH3. D. NaCl.

Câu 28: Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?

A. Fe2+, NH4+, Cl-, SO42-. B. Na+, OH-, H+, NO3-. C. NH4+, Na+, HCO3- , OH-. D. Cu2+, K+, OH-, NO3-. Câu 29: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Ba(OH)2. B. Al(OH)3. C. Fe(OH)2. D. Cr(OH)2.

Câu 30: Trộn các dung dịch HCl 0,75M; HNO3 0,15M; H2SO4 0,3M với các thể tích bằng nhau thì được dung dịch X. Trộn 300 ml dung dịch X với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M, thu được m gam kết tủa và dung dịch Y có pH = x. Giá trị của x và m lần lượt là:

A. 2 và 2,23 gam. B. 1 và 6,99 gam. C. 1 và 2,23 gam. D. 2 và 1,165 gam.

Câu 31: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây ?

A. BaSO4. B. CaCO3 . C. NaHCO3. D. KNO3.

Câu 32: Cho 15,8 gam KMnO4 hoà tan hoàn toàn trong m gam dung dịch HCl 36,5% (biết lượng HCl đã lấy dư 25% so với lượng phản ứng). Giá trị m là

A. 100,00. B. 80,00. C. 106,67. D. 106,33.

Câu 33: Dung dịch chứa hỗn hợp X gồm K2CO3 0,15M và KHCO3 0,1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 100 ml dung dịch HCl 0,2M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V ml khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 112. B. 224. C. 0,112. D. 0,224.

Câu 34: Nhận định nào sau đây đúng?

1. Số proton trong hạt nhân nguyên tử bằng số electron ở vỏ nguyên tử.

2. Trong hạt nhân nguyên tử, số hiệu nguyên tử luôn bằng số nơtron . 3. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.

4. Chỉ có hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh mới có 16 nơtron.

A. 2, 4. B. 3, 4. C. 1, 3. D. 1, 2.

Câu 35: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?

A. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

B. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.

C. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.

D. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

Câu 36: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: NaOH (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:

A. (4), (1), (2), (3). B. (1), (2), (3), (4). C. (2), (3), (4), (1). D. (3), (2), (4), (1).

Câu 37: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử nội phân tử?

A. CaCO3 → CaO + CO2. B. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2. C. 4KClO3 → 3KClO4 + KCl. D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Câu 38: Hòa tan m gam Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 672 ml khí SO2 (ở đktc). Giá trị m là

A. 27,84. B. 13,92. C. 6,96. D. 4,64.

Câu 39: Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom. B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. C. O2, nước brom, dung dịch KMnO4. D. H2S, O2, nước brom.

Câu 40: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,10M là

A. 0,30M. B. 0,20M. C. 0,10M. D. 0,40M.

Câu 41: Có hai dung dịch riêng rẽ chứa các anion SO32-và SO42-. Cách chọn thuốc thử nào sau đây không nhận biết được hai dung dịch chứa ion trên ?

A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch H2SO4 loãng.

(4)

Trang: 4 / 4

C. Dung dịch Ba(OH)2. D. Dung dịch MgCl2.

Câu 42: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất ?

A. HF. B. HCl. C. HI. D. HBr.

Câu 43: Xét phản ứng: a FeS2 + b H2SO4(đ, nóng)  c Fe2(SO4)3 + d SO2 + e H2O.

Trong đó a, b, c, d, e là các hệ số (nguyên, tối giản) trong phương trình hoá học đã cân bằng. Hệ số d là

A. 11. B. 4. C. 15. D. 7.

Câu 44: Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?

A. Na2CO3. B. NH3. C. NaHCO3. D. NH4Cl.

Câu 45: Cho biết kí hiệu nguyên tử natri ( ), Hiđro (11H) và đơteri (21H) . Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

A. Số khối của Na+ là A = 23. B. Hiđro và đơteri là hai nguyên tố đồng vị.

C. Số hạt mang điện của Na là 22. D. Số đơn vị điện tích hạt nhân của Na+ là 11.

Câu 46: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 2,4. B. 2,5. C. 1,7. D. 2,1.

Câu 47: Sục khí 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2

1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 39,4 B. 47,28 C. 59,1 D. 66,98

Câu 48: Có 100 ml dung dịch X gồm: NH4+, K+, CO32–, SO42–. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 6,72 lít (đktc) khí NH3 và 43 gam kết tủa.

Phần 2: tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được 2,24 lít (đktc) khí CO2. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 49,8. B. 24,9. C. 34,2. D. 44,4.

Câu 49: Thêm từ từ từng giọt của 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 6 gam. B. 10 gam. C. 8 gam. D. 12 gam.

Câu 50: Thực hiện các thí nghiệm

(a) Nung BaSO4 rắn.

(b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 đặc.

(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3

(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

(e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.

(g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3

Có bao nhiêu phản ứng sinh ra chất khí?

A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

---

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 26: Cho các chất sau: glucozơ; tinh bột; axit axetic; saccarozơ; xenlulozơ; fructozơ.. Số chất hòa tan được Cu(OH) 2 trong điều

Thủy phân phần hai với hiệu suất 80%, trung hòa dung dịch sau thủy phân rồi cho toàn bộ lượng sản phẩm sinh ra tác dụng với một lượng H 2 dư (Ni,t 0 ) đến khi

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem toàn bộ lượng kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp rắn gồm.. (b) Bột

Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tọ thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau

Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam

Cho Z tác dụng hết với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m

Câu 22: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhômA. Al tác dụng với CuO

Câu 23: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:..