• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề cương Giữa học kì 1 Hóa học lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề cương Giữa học kì 1 Hóa học lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đề cương Giữa học kì 1 Hóa học lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất I. LÝ THUYẾT: Học sinh học kĩ và trả lời các câu hỏi sau vào vở ghi

- Tình bày tính chất hóa học của: oxit, axit, bazơ, muối, axit sunfuric đặc.

- Trình bày tính chất vật lý của CaO, SO2, H2SO4, NaOH.

- Trình bày nguyên liệu, PTHH điều chế: SO2, CaO, H2SO4, NaOH.

- Trình bày ứng dụng của CaO, NaCl, SO2, H2SO4.

Lưu ý: Học sinh ôn lại kiến thức tính tan của các axit, bazơ, muối.

II. BÀI TẬP: Học sinh làm các bài tập sau vào vở ghi Bài 1: Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau:

a. S → SO2 → SO3 → H2SO4 → Na2SO4 → BaSO4 b. SO2 → Na2SO3 → Na2SO4 → NaOH → Na2CO3

c. CaO → CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → CaSO4 d. Cu → CuO → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu → CuSO4 Bài 2: Cho các chất: Na2CO3, BaCl2, BaCO3, Cu(OH)2, Fe, ZnO. Chất nào ở trên phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng để tạo thành:

a) Chất kết tủa màu trắng.

(2)

b) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. c) Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.

d) Chất kết tủa màu trắng đồng thời có chất khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.

e) Dung dịch có màu xanh lam.

f) Dung dịch không màu.

Hãy viết các phương trình hoá học cho các phản ứng trên.

Bài 3: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch:

a) AgNO3, NaCl

b) NaOH, HCl, NaNO3, NaCl.

c) KOH, K2SO4, H2SO4, KNO3

Bài 4: Trung hòa dung dịch KOH 2M bằng 250ml HCl 1,5M.

a) Tính thể tích dung dịch KOH cần dùng cho phản ứng.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng.

c) Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch NaOH để trung hòa hết lượng axit trên.

Bài 5: Cho bột kẽm tác dụng với 32g dung dịch CuSO4 10%.

a) Viết phương trình hoá học. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?

(3)

b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.

c) Xác định nồng độ % của dung dịch sau phản ứng.

Bài 6: Cho Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X.

a) Viết phương trình hoá học xảy ra.

b) Tính khối lượng Fe2O3 đã dùng.

c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan.

Bài 7: Cho m gam Na2CO3 tác dụng vừa đủ với a gam dung dịch HCl 3,65%, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc).

a) Viết PTHH xảy ra.

b) Tính m.

c) Tính a.

d) Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch thu được sau phản ứng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi, do trong không khí còn có nitơ với thể tích gấp 4 lần oxi, làm

- Không khí bị ô nhiễm không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống của động vật, thực vật,… mà còn phá hoại dần các công trình xây dựng như nhà cửa,

- Trong gia đình không đun nấu gần những vật dễ cháy, chú ý ngay cả khi thắp đèn, nhang trên bàn thờ bằng gỗ. - Không được câu mắc sử dụng điện tuỳ tiện, khi ra

tục.Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ tiếp diễn lâu hơn... Ni-tơ trong không khí có tác dụng như thế nào đối với

- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.. - Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục

- Khí B rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất làm đục nước vôi trongA. - Khí C không cháy được, nặng hơn không khí và làm

- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trongA. - Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục

Hãy nêu một số ứng dụng tính chất của không khí trong cuộc sống.... Câu hỏi Dự