• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 58: ĐA DẠNG SINH HỌC

I. ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

- Đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa:

+ Có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật.

+ Thực vật phát triển quanh năm tạo ra nguồn thức ăn, nơi ở dồi dào cho các loài động vật.

→ Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất.

- Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới:

+ Sự đa dạng sinh học động vật được thể hiện qua: số lượng loài lớn, số lượng cá thể trong loài đông, đa dạng về tập tính và hình dạng.

+ Số lượng loài nhiều là do chúng thích nghi và chuyên hoá cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng của môi trường.

(2)

II. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC

- Đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam đã được biểu hiện cụ thể ở các nguồn tài nguyên về động vật.

- Sự đa dạng sinh học mang lại những lợi ích lớn:

+ Cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu cho công nghiệp.

+ Phục vụ nông nghiệp: cung cấp sức kéo, phân bón,…

+ Có giá trị văn hóa, làm cảnh: chim cảnh, cá cảnh,…

+ Làm giống vật nuôi: gia cầm, gia súc và những vật nuôi khác,…

+ Một số loài có tác dụng tiêu diệt các loài sinh vật có hại.

+ Hình thành các khu du lịch: vườn bách thú,…

III. NGUY CƠ SUY GIẢM VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học

Tỉ lệ diệt vong những loài động, thực vật gây ra do con người gấp nghìn lần so với tỉ lệ diệt vong tự nhiên. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:

- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các nông sản khác, du canh, di dân khai hoang, xây dựng, giao thông… làm mất môi trường sống tự nhiên của động vật.

(3)

Nạn phá rừng, khai thác gỗ

- Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, thải các chất thải công nghiệp, sinh hoạt,…

Nạn săn bắt động vật hoang dã 2. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

- Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học động vật:

+ Động vật sống cần có môi trường trong sạch và gắn liền với thực vật.

+ Mùa sinh sản làm tăng số lượng cá thể.

- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Nghiêm cấm khai thác rừng, săn bắn bừa bãi.

+ Chống ô nhiễm môi trường.

+ Xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân về bảo vệ đa dạng sinh học.

+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và tăng độ đa dạng về loài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bên cạnh những đặc điểm chung, từng loài lưỡng cư cũng có những đặc điểm về nơi sống, hoạt động và tập tính khác nhau tạo nên sự đa dạng về môi trường sống và tập

- Môi trường sống và cấu tạo: Lớp Bò sát rất đa dạng về môi trường sống (có thể sống trên cạn và sống dưới nước) và cấu tạo1. CÁC

Dơi phát ra âm thanh với tần số cao từ 30000 đến 70000 dao động/ giây, khi chạm vào các vật trên đường bay sẽ dội lại tai dơi khiến dơi có thể xác định vị trí của vật

→ Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt; nguồn thức ăn và nguồn nước khan hiếm nên chỉ có một số ít loài động vật tồn tại và thích nghi ở môi trường hoang mạc đới nóng.

Câu hỏi 1 trang 111 SGK Sinh học 7: So sánh số loài, môi trường sống của lớp Cá sụn và lớp Cá xương.. - Lớp Cá sụn có số loài ít hơn lớp

+ Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện

→ Để thích nghi với điều kiện đới lạnh, các loài động vật thường có kích thước lớn, diện tích bề mặt nhỏ (S/V) để hạn chế mất nhiệt, chúng thường hoạt động ban ngày

- Đa dạng sinh học là sự phong phú của nhiều dạng, loài và các biến dị di truyền của mọi sinh vật trong đời sống tự nhiên.. - Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở