• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Hai loại khác biệt Kết nối tri thức | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Hai loại khác biệt Kết nối tri thức | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Hai loại khác biệt A. Soạn bài Hai loại khác biệt ngắn gọn :

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

- Em muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp.

- Vì điều đó sẽ giúp em khẳng định màu sắc, cá tính của riêng mình.

Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

- Theo em, bạn đó là người vừa có tài năng, ưu điểm nổi bật nhưng lại rất khiêm tốn không phô trương. Em cần học hỏi bạn

Đọc văn bản

Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Bài tập mà giáo viên đưa cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì

Trả lời:

Theo lời giáo viên, mục đích của bài tập là tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.

Trả lời:

Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J:

- J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày.

- Nhưng khi cậu giơ tay trong tiết đầu tiên cậu đã làm một điều bất ngờ khi phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.

- Cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ.

Câu 3 (trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J Trả lời:

Các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J vì trong khi tất cả mọi người đều cố tỏ ra khác biệt bằng cách ăn mặc, hành động lạ lùng thì J lại cực kì nghiêm túc với từng tiết học và trông cậu chẳng khác gì mọi ngày.

Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?

Trả lời:

J là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng. Hôm nay cậu đứng lên trả lời câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ

(2)

độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.

Sau khi đọc

Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, điều quan trọng hơn là bài học rút ra từ câu chuyện.

- Vì tác giả - người trong cuộc và dù không có câu chuyện này thì cũng có rất nhiều câu chuyện khác cho bản thân người kể rút ra kinh nghiệm. Việc "tạm gọi bạn ấy là J" cũng phản ánh việc câu chuyện kể về ai không quan trọng mà quan trọng hơn cả là bài học rút ra.

Câu 2 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau:

+ Những bạn học sinh khác cố chọn trang phục nổi bật, làm ra những hành động hơi bất thường: hát như trẻ con, đầu tóc kì quái, tham gia vào những hành động ngu ngốc.

+ J: ăn mặc hệt như mọi ngày, đứng lên trả lời câu hỏi một cách chân thành, gọi các bạn trong lớp bằng anh/ chị, cuối tiết học luôn cảm ơn thầy cô giáo, hành động nghiêm chỉnh, chững chạc.

Câu 3 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận: tác giả kể về lớp học của mình, bài tập của cô giáo, sự thay đổi của các bạn, sự kì lạ của J sau đó mới đi đến kết luận về những điều mà tác giả bàn luận.

- Sự lựa chọn cách triển khai này giúp văn bản thêm phần thú vị, sinh động và người đọc hình dung rõ điều mà tác giả nghị luận.

Câu 4 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Em đồng tình với cách phân chia như thế.

- Vì:

+ Sự khác biệt vô nghĩa được thể hiện qua số đông các bạn trong lớp bởi khác biệt không có mục đích.

(3)

+ Sự khác biệt có ý nghĩa qua cách thể hiện của J là thay đổi, khẳng định bản thân và mang hướng tính cực, thể hiện cố gắng.

Câu 5 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa bởi vì đây là cách khác biệt dễ dàng, không tốn tâm sức.

- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần rèn luyện đạo đức, trí tuệ để bản thân ngày càng ưu tú, hoàn thiện

Câu 6 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này không phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh mà còn mang giá trị với mọi lứa tuổi.

- Vì sự khác biệt là điều rất cần trong mỗi người. Nếu chúng ta luôn chung một màu thì cuộc sống sẽ nhàm chán, vô nghĩa.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC: Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..., hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.

Bài mẫu tham khảo

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi chúng ta đều chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu ta giống như hàng nghìn người khác thì bản thân ta sẽ chỉ sống đời nhàm nhàm, vô nghĩa như vậy. Lúc nào ta cũng sợ mình khác biệt. Sợ sự khác biệt ấy bị chê cười, bị người ta nói nọ nói kia. Nhưng có bao giờ ta nghĩ, sự khác biệt mới là điều tạo nên giá trị của ta? Khác biệt không phải thứ duy nhất làm con người ta trở nên đặc biệt nhưng chỉ khi khác biệt, ta mới biết đời sống của mình đẹp tươi và ý nghĩa đến đâu!

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hai loài khác biệt:

I. Tác giả 1. Tiểu sử

- Tiến sĩ Youngme Moon – Giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), Phó khoa về Chiến lược và Đổi mới (Senior Associate Dean for Strategy and Innovation).

(4)

2. Sự nghiệp

- Cô đã từng được nhận không ít giải thưởng nhờ vào quá trình giảng dạy xuất sắc cũng như những nghiên cứu có giá trị về sự giao thoa giữa kinh doanh, thương hiệu và văn hóa.

- Cô là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard.

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ

Trích từ Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch, NXB Khoa học xã hội và An-pha-búc, Hà Nội, 2017.

2. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "nội quy nhà trường"): Giới thiệu về một bài tập đặc biệt của giáo viên.

- Đoạn 2 (Tiếp … đến “nể phục cậu”): Kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Suy ngẫm của tác giả về sự khác biệt có ý nghĩa và khác biệt vô nghĩa.

3. Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Tóm tắt:

(5)

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực. Bài văn “Hai loại khác biệt” kể câu chuyện học sinh thực hiện một bài tập trong suốt 24 tiếng phải trở nên khác biệt. Trong khi các học sinh khác dùng cách ăn mặc, kiểu tóc, hành động kì lạ thì cậu bạn J vẫn ăn mặc như bình thường nhưng trong cả buổi học cậu tích cực giơ tay phát biểu bài. Câu chuyện đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa

5. Giá trị nội dung

Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa.

Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

6. Giá trị nghệ thuật

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy với những động vật hoang dã nhưng lại khéo léo và không để lại cảm giác khiếp sợ mà cho thấy vẻ

"Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc"→ Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc nhờ vào

Đa phần các tiểu thương ở đây cho biết nếu treo bảng hiệu mà để quá cao thì sẽ vướng gió, để quá thấp thì khách hàng sẽ không thấy, còn với cây bẹo thì chỉ cần đứng từ

Nghe nói ở vùng núi cao có người tù trường cũng rất tài giỏi tên là Sơn tinh (Thú tộc), người này vóc dáng thấp nhỏ tính khí hài hòa dù trẻ tuổi nhưng lại có quân

- Bởi vì truyện Thạch Sanh là truyện cổ thể hiện được ước mơ của nhân dân về sự công bằng, sức mạnh, là câu chuyện mà người hiền lành được đền đáp xứng đáng và kẻ ác

A. Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích ngắn gọn : Phân tích bài viết tham khảo: Đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện Thạch Sanh. -

Tôi đi chăn trâu xa, ở nhà không biết mẹ con Cám đã làm gì nhưng khi tới nơi cho cá bống ăn thì tôi không thấy nữa, tôi hoảng hốt khi giếng nổi lên một cục máu, vừa

- Bởi vì, cái riêng của mỗi người là giá trị riêng giúp bản thân trở nên khác biệt, không làm chúng ta cảm thấy tự ti hay mặc cảm vì bị so sánh với người khácA. Mỗi