• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16/10/2021 Ngày giảng:

Tiết 7 Bài 5

LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm lược đồ trí nhớ.

- Biết được cách vẽ lược đồ trí nhớ.

2. Năng lực

- Vận dụng kiến thức để vẽ được lược đồ trí nhớ về một số đối tượng địa lí thân quen.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Thêm gắn bó với không gian địa lí thân quen, yêu trường lớp, yêu quê hương.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên

- Một số hình ảnh về lược đồ đường đi và sơ đồ 1 khu vực nào đó.

- Giấy A1, bút lông cho hoạt động nhóm.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Giấy note làm bài tập trên lớp.

- Giấy A3, bút màu, bút chì, thước kẻ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (10 phút)

a) Mục tiêu: Huy động kiến thức hiểu biết của học sinh về tọa độ địa lí và bản đồ.

b) Nội dung: HS được yêu cầu trả lời câu hỏi: dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biển?

c) Sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Cách 1: GV nêu tình huống có vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều lúc các em sẽ gặp tình huống hỏi đường từ những khách du lịch hoặc người từ nơi khác đến. Vậy làm thế nào để các em có thể giúp họ đến đúng nơi họ muốn tới mà không phải trực tiếp dẫn đi?

(2)

+ Cách 2: GV cho HS xem hình sau, đoán xem người phụ nữ này đang gặp phải vấn đề gì? (người phụ nữ này có thể đang tìm đường đi đến 1 nơi nào đó nhưng không biết đi đường nào). GV gọi 2 bạn lên bảng, hãy thử đóng vai trong tình huống này:

+ 1 bạn vào vai người phụ nữ đang tìm đường đi.

+ 1 bạn vào vai người địa phương, hiểu rõ về đường đi về khu vực của mình.

Hãy chỉ đường cho người phụ nữ ấy có thể đến được nơi muốn đến.

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

- Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi HS nhận xét (bổ sung) về phần trình bày của bạn.

+ GV đặt thêm câu hỏi phân tích tình hướng cho HS: Muốn chỉ đường được cho 1 người khác thì điều đầu tiên em cần làm là gì?

- Kết luận, nhận định:

+ GV khen ngợi phần trả lời của HS.

+ GV khái quát, dẫn dắt tới bài: Muốn chỉ đường được cho 1 người khác thì điều đầu tiên em cần làm là nhớ lại đường đi đến nơi đó để có thể hình dung được chính xác bản đồ đường đi trong tâm trí em, sau đó em mới có thể chỉ đường cho người khác. Như vậy việc các em nhớ lại để hình thành 1 bản đồ trong đầu như vậy là Lược đồ trí nhớ. Để tìm hiểu rõ hơn về cách vẽ lược đồ trí nhớ, các em cùng đi vào bài học hôm nay.

2. Hình thành kiến thức mới (35 phút)

(3)

Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ a) Mục tiêu:

- HS trình bày được khái niệm lược đồ trí nhớ.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầu tham gia trò chơi “siêu trí nhớ”.

- Trả lời các câu hỏi về khái niệm và tác dụng của lược đồ trí nhớ.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời trong giấy note và câu trả lời miệng của HS.

- Kết quả chấm chéo bài của nhau.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: trò chơi “Siêu trí nhớ”

+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trong 30s.

+ Quan sát hình ảnh GV đưa ra, cố gắng nhớ nhiều chi tiết nhất.

Nhiệm vụ 2:

+ GV yêu cầu HS dựa vào hoạt động mở đầu kết hợp đọc thông tin trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:

 1/ Lược đồ trí nhớ là gì?

 2/ Lược đồ trí nhớ có tác dụng gì trong cuộc sống?

+ HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ:

(4)

+ Nhiệm vụ 1: Sau thời gian ghi nhớ chi tiết trong hình ảnh, HS có 1’30’’ ghi lại những chi tiết em nhớ vào giấy note.

+ Nhiệm vụ 2: GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. HS: Suy nghĩ, viết câu trả lời ra giấy note.

- Báo cáo, thảo luận:

+ Nhiệm vụ 1: HS kế nhau chuyển bài chấm chéo, sau đó dò với đáp án GV đưa ra.

+ Nhiệm vụ 2: HS: Trình bày kết quả. GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

- Kết luận, nhận định:

+ GV khen ngợi phần trả lời của HS. HS ghi được nhiều đáp án đúng nhất được khen với danh hiệu “siêu trí nhớ”.

+ GV chuẩn kiến thức.

1. Khái niệm lược đồ trí nhớ

- Lược đồ trí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người. Lược đồ trí nhớ được đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điềm mà một người từng gặp, từng đến,…

- Lược đồ trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân.

Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ CÁCH VẼ LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ a) Mục tiêu:

- HS trình bày được cách vẽ lược đồ trí nhớ đường đi và lược đồ một khu vực.

- HS phác thảo được lược đồ trí nhớ đường đi và lược đồ một khu vực.

(5)

b) Nội dung: HS được yêu cầu phác thảo được lược đồ trí nhớ đường đi và lược đồ một khu vực.

c) Sản phẩm:

- Kết quả làm việc theo nhóm.

- Bản phác thảo đơn giản lược đồ trí nhớ.

- Câu trả lời miệng của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Gv chiếu cho HS xem 1 số mẫu lược đồ trí nhớ đường đi và sơ đồ 1 khu vực nào đó.

+ GV chia lớp thành 6 nhóm.

+ Chuẩn bị giấy A1, bút màu.

+ Các nhóm đọc SGK trang 120, 121:

 Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu về vẽ lược đồ trí nhớ đường đi: Phác thảo đơn giản và mô tả đường đi từ nhà em tới trường sau đó trình bày trước lớp.

 Nhóm 4,5,6: Tìm hiểu về vẽ lược đồ một khu vực: Phác thảo đơn giản và mô tả trường em qua trí nhớ của mình sau đó trình bày trước lớp.

+ HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

(6)

- Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu các nhóm dán sản phẩm lên bảng.

+ Từng nhóm mô tả sản phẩm trước lớp.

- Kết luận, nhận định:

+ GV: Nhận xét, khen ngợi phần làm việc của các nhóm.

+ GV chuẩn kiến thức về cách vẽ lược đồ trí nhớ cho HS.

2. Vẽ lược đồ trí nhớ

- Các điểm cần xác định để vẽ được biểu đồ trí nhớ: điểm đầu, điểm kết thúc, hướng đi, các điểm mốc.

- Vẽ lược đồ trí nhớ đường đi:

+ Bước 1: Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc, hướng đi chính và khoảng cách giữa 2 địa điểm.

+ Bước 2: Hồi tưởng và xác định những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.

+ Bước 3: Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc với nhau.

- Vẽ lược đồ một khu vực: Hồi tưởng lại tổng thể khu vực đó gồm: Các đối tượng nào, diện tích, hướng, Khoảng cách các đối tượng với nhau,…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

B2: GV nhận xét chung B3: GV yêu cầu HS làm bài tập SGK trang 131 B4: GV nêu câu hỏi khái quát sinh vật cùng lpài có những mối quan hệ nào?. mối quan hệ đó có

điện ,dây dẫn có mỏ kẹp, dây dẫn, bóng đèn, vật cần xác định1. Cách tiến hành: Nối các dây dẫn theo sơ đồ mạch

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả và dẫn dắt vào bài mới:

GV thu bài vẽ biểu diễn đường sức từ của các nhóm, hướng dẫn thảo luận chung để có đường biểu diễn đúng như hình 23.2 GV lưu ý sửa sai vì học sinh thường vẽ

Đánh giá

a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về cách vẽ lược đồ trí nhớ để thực hiện nhiệm vụ vẽ lược đồ trí nhớ đường đi hoặc lược đồ một

+ Sau đó GV nhận xét và khéo léo dẫn vào bài mới: Một bản đồ thiếu tên, thiếu bảng chú giải thì các em sẽ không thể biết được chính xác bản đồ nói về nội dung gì.. Vậy để

- GV đưa ra các ví dụ về phân số tối giản và không tối giản, hướng dẫn HS nhớ lại khái niệm về phân số tối giản, yêu cầu HS nêu cách rút gọn phân số với tử và mẫu là