• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI : TÁCH - GỘP ( TOÁN - Tuần 4)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI : TÁCH - GỘP ( TOÁN - Tuần 4)"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4 Thứ sáu, ngày 15 tháng 10 năm 2021 Toán

CHỦ ĐẾ 2 : CÁC SỐ ĐẾN 10 BÀI: TÁCH - GỘP SỐ I.MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Học sinh nắm được kiến thức về phân tích, tổng hợp số.

- Học sinh biết kết hợp phân tích, tổng hợp số: Từ một bức tranh, nhận ra tình huống tách số, tình huống gộp số; nói được cách tách, gộp số; thể hiện tách, gộp số trên cùng một sơ đồ.

- Học sinh hình thành năng lực duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp, hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động trong tiết học.

2. Phẩm chất

- Học sinh rèn luyện phẩm chất chăm chỉ.

- Học sinh biết cẩn thận quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị dồ dùng học tập, ngồi đúng tư thế khi học.

II. HỌC SINH CHUẨN BỊ

Sách giáo khoa, bảng con, khối lập phương, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU 1.Ổn định lớp

Học sinh hát bài “Kìa con bướm vàng”

2. Khởi động

- Học sinh mở SGK trang 29.

- Học sinh nghe GV giới thiệu tên chủ đề.

- Giáo viên cho học sinh hát: “5 ngón tay ngoan”.

- Giáo viên cho cả lớp đếm từ 1 đến 5.

- Giáo viên giới thiệu bài và ghi tựa bài: Tách – Gộp số 3. Giới thiệu sơ đồ tách – gộp số

(2)

a. Phân tích mẫu

- Giáo viên phân tích mẫu:

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, nói nhận biết của bản thân về bức tranh.

Ví dụ: Có 1 cáo mẹ và 4 cáo con (dấu hiệu: mẹ – con)

Cáo mẹ bên trái và 4 cáo con bên phải (dấu hiệu: vị trí)

+ Giáo viên đặt vấn đề: Nếu ta coi đây là gia đình cáo, có 1 cáo mẹ và 4 cáo con thì có thể nói các cách tách, gộp thế nào?

b. Học sinh nói các cách tách, gộp:

5 gồm 1 và 4 gộp 1 và 4 được 5 5 gồm 4 và 1 gộp 4 và 1 được 5 c. Giáo viên giới thiệu sơ đồ tách - gộp số:

- Cả 4 câu nói trên đều có thể viết vào 1 sơ đồ, gọi chung là sơ đồ tách - gộp số.

d. Đọc sơ đồ

- Với sơ đồ, theo hướng chỉ tay của giáo viên, học sinh nói được 4 cách.

4. Tách 5 khối lập phương, lập một sơ đồ tách - gộp số và đọc sơ đồ

(3)

- Giáo viên cho học sinh đặt 5 khối lập phương lên bàn, tách thành 2 phần và nói rồi lập sơ đồ vào bảng con.

- Giáo viên yêu cầu học sinh: Từ 5 khối lập phương vừa tách hãy gộp lại và nói rồi lập sơ đồ vào bảng con (gộp 3 và 2 được 5; gộp 4 và 1 được 5;…)

- Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày, giải thích, giúp đỡ các em cách dùng từ, diễn đạt.

5. Hoạt động nối tiếp

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tách, gộp các số 4, 5 cho người thân cùng xem.

- Học sinh tách, gộp các số 4, 5 cho người thân cùng xem.

Chúc các em học tốt nhé !

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quan sát tranh, nói được tình huống xuất hiện phép trừ, thao tác trên đồ dùng học tập thể hiện tách, viết được phép trừ thích hợp. - Bước đầu nhận biết mối quan hệ

- Quan sát tranh, nói được tình huống xuất hiện phép trừ, thao tác trên đồ dùng học tập thể hiện tách, viết được phép trừ thích hợp.. - Bước đầu nhận biết mối quan

 Học sinh có thể nêu nhiều cách tìm kết quả như đếm kiến, khối lập phương, dùng sơ đồ tách – gộp số... - Giáo viên yêu cầu học sinh lấy thêm 2

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.. - Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất

- Học sinh viết trường hợp tách của mình vào sơ đồ tách - gộp số trên bảng con.. Chúc các em học

Trẻ biết tách, gộp nhóm có 7 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau, khi gộp lại thì trở về số lượng ban đầu.. Củng cố khả năng nhận biết các

Trẻ biết tách, gộp nhóm có 8 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau, khi gộp lại thì trở về số lượng ban đầu..

- Cách 1: Chuyển hỗn số về dạng phân số rồi thực hiện các phép toán trên phân số - Cách 2: Ta tách phần nguyên để thực hiện phép tính cộng trừ, tách phần phân số rồi