• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI : PHÉP TRỪ ( TIẾT 2) - Toán Tuần 14

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI : PHÉP TRỪ ( TIẾT 2) - Toán Tuần 14"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14 Thứ tư , ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Toán

PHÉP TRỪ (Tiết 2) I.MỤC TIÊU:

1. Năng lực :

- Quan sát tranh, nói được tình huống xuất hiện phép trừ, thao tác trên đồ dùng học tập thể hiện tách, viết được phép trừ thích hợp.

- Bước đầu nhận biết mối quan hệ cộng trừ qua sơ đồ Ven.

2. Phẩm chất :

- Nhân ái (giáo dục thông qua việc đàn kiến giúp đỡ bạn),

- Trung thực (rèn tính chính xác), trách nhiệm (hoàn thành nhiệm vụ cô giao), - Chăm chỉ (thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao),

- Yêu nước (giáo dục thông qua hình ảnh làm việc tập thể, tinh thần đồng đội của đàn kiến, cộng đồng trách nhiệm.)

II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên:

- SGK, 10 khối lập phương.

2. Học sinh:

- Bút chì, thước kẻ, SGK, 10 khối lập phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU : 1. Khởi động:

Có thề dùng trò chơi: Nói “câu chuyện” theo cầu trúc câu:

- Có...

- Trong đó có...

- Còn lại...

(Có 8 bạn, trong đó có 5 bạn nam, 3 bạn nữ) - *Qua hoạt động trên:

HS làm quen với cách “tách” và tìm phần còn lại.

2. - Hình thành phép trừ ờ tình huống "tách" để tìm phẩn "còn lại"

a) Giới thiệu phép trừ:

Học sinh quan sát tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép trừ theo cấu trúc câu:

(2)

“Có ... trong đó có... còn lại...”

- Ví dụ: Có 6 con gà, trong đó có 1 con gà trống, còn lại 5 gà mái.

- GV hướng dẫn HS dùng các khối lập phương thay số gà, thực hiện thao tác tách (HS xếp trên bàn)

- Có 6 con gà (đặt 6 khối lập phương), trong đó có 1 con gà trống (gạt 1 khối lập phương sang một bên), còn lại 5 con gà (tay chỉ vào 5 khối lập phương còn lại).

GV giới thiệu phép trừ:

- Có 6 con gà, trong đó có 1 con gà trống, còn lại 5 gà mái.

- Ta nóí: “ 6 tách 1 còn 5”.

- Ta viết: 6 - 1 = 6.

- Đây là phép tính trừ, đọc là: "sáu trừ một bằng năm’.

b) Thực hành thành lập các phép trừ, viết phép trừ :

Thực hiện mẫu:

(3)

• Quan sát tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép trừ, đồng thời thực hiện thao tác tách các khối lập phương.

Ví dụ:

Có 4 trái táo (đặt 6 khối lập phương)

Trong đó có 1 trái xanh ( gạt 1 khối lập phương sang một bên) Còn lại 3 trái táo đỏ . (tay chỉ vào 3 khối lập phương còn lại).

- Thành lập phép trừ:

Học sinh nói : 4 tách 1 còn 3

Bốn trừ một bằng ba Học sinh viết: 4 - 1 = 3

a) Ví dụ:

Có 4 cái bánh (đặt 4 khối lập phương)

Trong đó có 2 đã ăn hết ( gạt 2 khối lập phương sang một bên) Còn lại 2 cái bánh . (tay chỉ vào 2 khối lập phương còn lại).

- Thành lập phép trừ:

Học sinh nói : 4 tách 2 còn 2

Bốn trừ hai bằng hai Học sinh viết: 4 - 1 = 3

b) Ví dụ:

Có 4 cái trứng (đặt 4 khối lập phương)

Trong đó có 3 cái trứng đã nở ( gạt 3 khối lập phương sang một bên) Còn lại 1cái trứng chưa nở . (tay chỉ vào 1 khối lập phương còn lại).

- Thành lập phép trừ:

Học sinh nói : 4 tách 3 còn 1

Bốn trừ ba bằng một Học sinh viết: 4 - 3 = 1

3. Tìm hiểu mối quan hệ phép cộng và phép trừ- Sơ đồ Ven - Bước đầu nhận biết mối quan hệ cộng trừ qua sơ đồ Ven.

(4)

- Ví dụ:

- GV vẽ 1 chấm tròn, HS đếm 1.

- GV vẽ thêm 1 chấm tròn, HS đếm 2.

- GV khoanh 2 chấm tròn và hỏi: Có mấy chấm tròn?

- GV viết (hoặc gắn thẻ) số 2.

- Tương tự với 1 chấm tròn.

- GV khoanh và hỏi có tất cả mấy chấm tròn - HS viết phép tính từ sơ đồ Ven vào bảng con - Học sinh tổng hợp chọn đủ 4 phép tính

* Củng cố, dặn dò:

- Các em vừa được học bài gì?

- Chuẩn bị bài: Phép trừ trong phạm vi 10

Chúc các em học tốt nhé !

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân với chia thì ta thực hiện các phép tính ấy theo thứ tự từ trái sang phải.. Cũng

Coi trong ngoặc là một số hạng, số bị trừ hay số trừ cần tìm, khi đó sử dụng quan hệ phép cộng, phép trừ để đưa về dạng quen thuộc.. Sau đó

- Học sinh biết kết hợp phân tích, tổng hợp số: Từ một bức tranh, nhận ra tình huống tách số, tình huống gộp số; nói được cách tách, gộp số; thể hiện tách, gộp số

Ta sử dụng khái niệm về phép cộng, phép trừ để thực hành phép cộng, phép trừ số tự nhiên; tìm số chưa biết trong đẳng thức,.. *Trong phép cộng: muốn tìm số hạng

Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau.. + Bước 2: Thực hiện tính từ phải

Muốn cộng các số trong phạm vi 10 000, ta thực hiện các bước.

Nêu một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép. trừ trong phạm