• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI : PHÉP TRỪ ( TIẾT 1) - TOÁN Tuần 14

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI : PHÉP TRỪ ( TIẾT 1) - TOÁN Tuần 14"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14 Thứ hai , ngày 20 tháng 12 năm 2021.

Toán

PHÉP TRỪ (Tiết 1) I.MỤC TIÊU:

1. Năng lực :

- Quan sát tranh, nói được tình huống xuất hiện phép trừ, thao tác trên đồ dùng học tập thể hiện tách, viết được phép trừ thích hợp.

- Bước đầu nhận biết mối quan hệ cộng trừ qua sơ đồ.

2. Phẩm chất :

- Nhân ái (giáo dục thông qua việc đàn kiến giúp đỡ bạn),

- Trung thực (rèn tính chính xác), trách nhiệm (hoàn thành nhiệm vụ cô giao), - Chăm chỉ (thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao),

- Yêu nước (giáo dục thông qua hình ảnh làm việc tập thể, tinh thần đồng đội của đàn kiến, cộng đồng trách nhiệm.)

II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên:

- SGK, 10 khối lập phương.

2. Học sinh:

- Bút chì, thước kẻ, SGK, 10 khối lập phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU : 1. Khởi động:

Có thể dùng trò chơi: Nói “câu chuyện” theo cấu trúc câu:

- Có...

- Bớt...

- Còn lại...

( Có 8 cái bút màu, lấy bớt ra 3 cái bút màu, còn lại 5 cái bút màu)

*Qua hoạt động trên: HS làm quen với cách bớt đi làm tính trừ.

2. Luyện tập – Thực hành:

a/ Giới thiệu phép trừ:

- HS quan sát tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép trừ theo cấu trúc câu:

“Có... bớt... Còn lại ...”

(2)

- Ví dụ: Có 5 con sóc, bớt 2 con sóc, còn lại 3 con sóc.

- GV hướng dẫn HS dùng các khối lập phương thay số sóc, thực hiện thao tác tách (HS xếp trên bàn)

- Có 5 con sóc (đặt 5 khối lập phương), bớt 2 con sóc (gạt 2 khối lập phương sang một bên), còn lại 3 con sóc (tay chỉ vào 3 khối lập phương còn lại).

GV giới thiệu phép trừ:

- Có 5 con sóc, bớt 2 con sóc, còn lại 3 con sóc.

- Ta nóí: “5 bớt 2 còn 3”.

- Ta viết: 5 - 2 = 3.

- Đây là phép tính trừ, đọc là: "năm trừ hai bằng ba’.

b/ Viết dấu trừ, viết phép tính trừ:

- GV giới thiệu dấu - - GV hướng dẫn cách viết.

- GV hướng dẫn viết phép tính - 5-2 = 3

c/ Thực hành thành lập các phép trừ, viết phép trừ (bài 1/trang 63):

(3)

Thực hiện mẫu:

• Quan sát tranh, nói “câu chuyện” xảy ra phép trừ, đồng thời thực hiện thao tác tách các khối lập phương.

- Có 2 con bướm - Bớt 1 con bướm - Còn lại 1 con bướm Cho HS thành lập phép trừ:

- HS nói: 2 bớt 1 còn 1 - Hai trừ một bằng một.

- HS viết bảng con: 2-1 = 1 - HS đọc: Hai trừ một bằng một.

HS thực hành các câu a, b theo hình tương tự mẫu.

* Củng cố, dặn dò:

- Các em vừa được học bài gì?

- Chuẩn bị bài: Cộng trừ (tiết 2).

Chúc các em học tốt nhé !

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1.Kiến thức: Biết làm tính trừ trong phạm vi 3, biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ , tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép trừ. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

1.Kiến thức: Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học , phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0 , Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong

1.Kiến thức: Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học , phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0 , Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong

- Kĩ năng: Nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học. - Thái độ:

[r]

Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?..

Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn

Ta quy ước chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm).. Sau