• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 22

Ngày soạn: 10.2.2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2017 Tập đọc

BÈ XUÔI SÔNG LA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam

- Học thuộc một đoạn thơ trong bài thơ.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng trìu mến.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

*BVMT:Hs cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước,thêm yêu quý môi trường thiên nhiên,có ý thức BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, tranh SGK.

III.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu đọc đoạn bài: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa và trả lời câu hỏi 2, 3. Sgk

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Luyện đọc(10')

- Yêu cầu đọc nối tiếp các khổ thơ . Quan sát, sửa lỗi

- Yêu cầu Hs đọc chú giải.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(10')

- Đọc hai khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi:

Sông La đẹp như thế nào ?

*BVMT:HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước,thêm yêu quý môi trường thiên nhiên,có ý thức BVMT.

- Chiếc bè gỗ được ví với cái gì ? Cách nói ấy có gì hay ?

- 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Hs nối tiếp đọc khổ thơ.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải.

- Hs đọc theo cặp.

- Hs đọc thầm.

+ Nước trong ánh mắt. Hàng mi, long lanh. Chim hót trên bờ đê.

- Bè gỗ được ví với đàn trâu.

(2)

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Đọc đoạn còn lại và trả lời:

- Tại sao khi đi trên bè tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây lán cưa và những mái nhà ngói hồng ?

- Hình ảnh : “Trong bom đạn đổ nát bừng lên nụ ngói hồng” nói lên điều gì ?

Gv tiểu kết bài.

- Bài thơ muốn nói về điều gì?

- Ghi ý chính.

d. Đọc diễn cảm(10')

- Yêu cầu học sinh nối tiếp học bài.

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“ Sông La ơi sông La ...Chim hót trên bờ đê ”.

- Gv nhận xét, tuyên dương .

3. Củng cố, dặn dò(4')

- Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp gì của cảnh vật, con người ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài Sầu riêng.

Sông La đẹp và êm ả - Mơ đến ngày mai những chiếc bè gỗ được chở xuôi sông La, xây dựng quê hương đang bị chiến tranh tàn phá ...

- Tài trí, sức mạnh của con người trong công cuộc xây dựng đất nước.

Con người xây dựng quê hương với niềm lạc quan vững vàng.

*Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam

Nhắc lại nội dung bài - Hs đọc nối tiếp bài thơ.

- Hs nêu cách đọc.

- Hs đọc thể hiện.

- Thi đọc diễn cảm- Bình chọn bạn đọc hay

- Hs nhẩm đọc thuộc một đoạn.

- Hs đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.

- Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam

_______________________________________

Toán

QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết quy đồng mẫu số hai phân số.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết cách qui đồng mẫu số hai phân số (trường hợp đơn giản).

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

(3)

III.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Tìm phân số bằng với phân số 2 ; 3 3 5 - Nêu tính chất cơ bản của phân số?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Cách qui đồng mẫu số phân số(15') - Gv nêu: Cho hai phân số

3 1

5 2 làm thế nào để được hai phân số có cùng mẫu số ?

- Gv thống nhất với hs: Nhân tử số và mẫu số của phân số này với mẫu số của phân số kia.

3 1=

5 3

5 1

=

15 5 ;

5 2=

5 3

5 1

= 156 ; - Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số

15

5156 ?

- Từ hai phân số 1325 chuyển thành hai phân số

15

5156 gọi là qui đồng mẫu số hai phân số, 15 gọi là mẫu số chung.

Nêu cách qui đồng mẫu số hai phân số ?

* Kết luận: Sgk c. Thực hành:

Bài tập 1(8')

Mẫu: 75 = 7544= 2028 ; 41 = 1477 = 287

Vậy qui đồng mẫu số 2 phân số 75

4

1 được 2028287 .

Gv theo dõi, hướng dẫn- chữa bài

- 2 hs lên bảng làm bài.

- Nhiều Hs nêu - Lớp nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs đọc bài toán.

- Hs suy nghĩ phát biểu.

- Hs thực hiện.

- Lớp nhận xét.

- Đều có cùng mẫu số là 15.

- Hs nhắc lại.

Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của...

- Hs đọc.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 1 HS làm mẫu.Hs theo dõi.

- Hs tự làm bài và chữa bài.

Đáp án:

a, 43 = 4355 = 1520 ; 53= 5344 = 1220

;

(4)

Nêu cách qui đồng mẫu số hai phân số ? Bài tập2 : (7')

- Gv hướng dẫn hs làm bài.MSC: 12.

Lưu ý hs chỉ qui đồng phân số 32 . - Gv nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò(4')

- Nêu cách qui đồng mẫu số hai phân số?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập 1, nắm chắc cách qui đồng mẫu số 2 phân số

- Chuẩn bị bài sau.

b, 87 = 8777= 5649 ; 78 = 7888= 5664

;

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh theo dõi.

- Hs tự làm bài.

Qui đồng được 2 phân số

12 8

12 5

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả đồ vật( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả...).

2. Kĩ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.

3. Thái độ: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài văn cô giáo tuyên dương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài văn viết.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5') - Cấu tạo của bài văn miêu tả - Gv nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1')

b. Nhận xét chung về kết quả bài làm của Hs(8')

- Yêu cầu Hs đọc lại đề bài- Hướng dẫn Hs xác định lại yêu cầu của đề bài

* ưu điểm:

- Bài văn đầy đủ bố cục, trình bày rõ ràng.

- Xác định đúng đề bài, viết theo đúng yêu cầu của đề bài.

- Một số em biết dùng từ, đặt câu hay.

- 3 Hs trả lời - Lớp nhận xét

- Hs đọc lại đề bài.

- Hs lắng nghe, theo dõi.

(5)

* Hạn chế:

- Viết sai chính tả.

- Đặt câu lủng củng, từ ngữ còn vụng về - Bài làm còn sơ sài, cẩu thả.

- Trình bày chưa đúng bố cục - Trả bài cho Hs

c. Hướng dẫn chữa bài(10')

- Yêu cầu Hs sửa lỗi vào vở bài tập.

- Gv theo dõi hướng dẫn.

+ Sửa lỗi chung.

- Gv đưa bảng phụ viết sẵn các lỗi điển hình.

- Gv nhận xét, sửa sai cho học sinh.

d, Hướng dẫn học tập đoạn văn hay(7') - Gv đọc cho Hs nghe một số bài văn, đoạn văn hay của các bạn trong lớp.

- Gv nhận xét, tuyên dương Hs viết hay.

- Yêu cầu h-Hs chọn viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.

3. Củng cố, dặn dò(4') - Cấu tạo bài văn miêu tả

- Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh có ý thức tốt trong giờ học.

- Vn chuẩn bị bài sau

.

Nhận bài

- Hs sửa vào vở bài tập.

- Học sinh đọc lời nhận xét của cô giáo, đọc những chỗ được gạch chân chỉ lỗi.

- nghe.

- trao đổi tìm ra những ưu điểm trong bài của bạn.

- Hs viết bài.

- Hs đọc bài vừa viết lại.

- Lớp nhận xét.

- 3 phần

Đạo đức

LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (TIẾP)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Khả năng hiểu thế nào là lịch sự với mọi người, vì sao phải lịch sự với mọi người.

2.Kĩ năng:- Học sinh biết: Cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.

3.Thái độ:đồng tình với người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với người cư xử bất lịch sự. Có thái độ tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.

- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.

- Kĩ năng kiếm soát cảm xúc khi cần thiết.

(6)

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sgk, Vbt.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Thế nào là lịch sự với mọi người ? Vì sao cần phải lịch sự với mọi người ? - Gv nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động1(10’): Làm bài tập 2 Sgk - Gv chia lớp các nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ý kiến đúng, ý kiến sai và giải thích.

- Gv nhận xét, chốt bài.

Hoạt động 2(10’)Bài tập 4 Sgk - Gv chia thành các nhóm.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận tình huống và đóng vai.

Nhóm 1: Tình huống 1 Nhóm 2: Tình huống 2 Nhóm 3: Tình huống 3

- Gv nhận xét, đánh giá tuyên dương nhóm đóng vai và có cách trả lời tốt.

Hoạt động 3(10’): Làm bài tập 5 Sgk Con hiểu câu ca dao trên như thế nào?

- Gv nhận xét, chốt lại: Câu ca dao

khuyên chúng ta: Lời nói không mất tiền của để mua, chúng ta cần lựa chọn những lời nói thế nào để người khác cảm thấy hài lòng. Không nên có những lời lẽ ...

3.Củng cố, dặn dò(4’)

Lịch sự với mọi người có tác dụng gì ? Em hãy kể thêm những câu ca dao tục ngữ khuyên con người ta cần có cách cư xử lịch sự với mọi người ?

- Gv nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- thảo luận nhóm- Đại diện báo cáo.

- Lớp nhận xét.

Đáp án: Các ý kiến c, d là đúng vì phép lịch sự giúp con người gần gũi với nhau hơn. Các ý kiến a, b, đ là sai vì ta cần lịch sự với tất cả mọi người, như thế mới được mọi người quí mến.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Thảo luận tình huống được giao theo nhóm- đóng vai

- Nhóm khác nhận xét, đưa ra cách giải quyết khác(nếu có).

- Hs đọc yêu cầu bài- Đọc câu ca dao - Hs suy nghĩ, phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

Người lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quí.

- Nói ngọt lọt đến xương.

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng ...

(7)

- Vn vận dụng, thực hành tốt.Chuẩn bị bài sau.

_____________________________________________________________

Ngày soạn: 11.2.2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2017 Luyện từ và câu

VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ : AI THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào?

2. Kĩ năng: Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành, luyện tập

3. Thái độ: Hs có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng kiểu câu: Ai thế nào ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1') b. Nhận xét(13')

Đoạn văn trên có mấy câu?

- Tìm câu kể Ai thế nào ?

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ

Vị ngứ trong các câu đó biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành

- Gv chốt lại lời giải đúng.

*Ghi nhớ: Sgk(2') c. Luyện tập:

Bài tập 1(8'):Đọc và trả lời câu hỏi - Yêu cầu đọc đoạn văn, suy nghĩ làm

- 2 Hs đọc bài.

- Lớp nhận xét.

- 2 Hs đọc nối tiếp đoạn văn.

- 7 câu

-Câu kể Ai thế nào? là câu 1, 2, 4, 6, 7 - Lớp nhận xét.

Về đêm cảnh vật / thật im lìm.

(Trạng thái của sự vật - cụm tt).

Sông / thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

(Trạng thái của sự vật - cụm đt) Ông Ba trầm ngâm.

(Trạng thái của người - đt) Ông Sáu rất sôi nổi.

(Trạng thái của người - cụm tt) - 2 Hs đọc ghi nhớ Sgk.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

.- Hs tự làm bài, chữa bài.

(8)

bài.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 2(7'):Đặt câu

Viết đoạn văn ngắn tả cây hoa em thích có sử dụng ít nhất 3 câu kể Ai thế nào ? - Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.

3. Củng cố, dặn dò (4')

- Vị ngữ trong câu kể Ai thế nà?o có ý nghĩa như thế nào, do từ loại nào tạo thành ?

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau.

Đáp án:

Các câu 1, 2, 3, 4, 5 đều là câu kể Ai thế nào ?

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Nối tiếp đặt câu.

- Lớp nhận xét.

_________________________________________________

Toán

QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ(Tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết qui đồng mẫu số hai phân số

2. Kĩ năng: Củng cố về cách qui đồng mẫu số hai phân số.

3. Thái độ: Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Qui đồng mẫu số 2 phân số 7514 Muốn qui đồng mẫu số 2 phân số ta làm như thế nào?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Qui đồng mẫu số các phân số(15') - Qui đồng mẫu số 2 phân số 67125 . - Nêu nhận xét về hai mẫu số ?

- Có thể chọn 12 là mẫu số chung không ?

- 1 Hs lên bảng làm bài tập.

- Nhiều Hs nêu Lớp nhận xét.

- 1 H đọc yêu cầu bài.

- Mẫu số 12 chia hết cho 6

(9)

Ta có: 67 = 6722= 1214

- Vậy qui đồng mẫu số của 67125 được 1214125 .

- Vậy qui đồng mẫu số của hai phân số trong đó mẫu số của 1 phân số là MSC ta làm như thế nào ?

- Yêu cầu 1, 2 em nhắc lại.

Ví dụ:

Qui đồng mẫu số hai phân số 7367 . Nhận xét, kết luận

c. Thực hành:

Bài tập 1/a, b(7')

- Yêu cầu Hs tự làm bài và chữa bài.

- Gv theo dõi, hướng dẫn Hs làm bài.

Nhận xét, chữa bài

- Nêu cách qui đồng mẫu số mà em vừa áp dụng.

Bài tập 2(8')/:a,b - Gv hướng dẫn mẫu:

Qui đồng mẫu số hai phân số: 6587 . MSC: 24.

Ta có: 65= 6544= 2420 ; 87 = 8733=

24 21;

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs yếu.

Bài tập 3

Hướng dẫn cách làm( lấy Mẫu số chung chia cho 2 mẫu số).

Được

- Học sinh thực hiện qui đồng mẫu số.

- Lấy MSC chia cho mẫu số kia....

- Hs nhắc lại

- Hs nêu cách làm.

- 1Hs lên bảng làm, lớp làm nháp.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm mẫu -Lớp quan sát mẫu.

- Hs tự làm bài.

- Lớp đổi chéo vở chữa bài.

a, Ta có 57 = 7522= 1014 . Vậy qui đồng mẫu số của

3 7

10

7 được

10

14107 .

b, Hai phân số sau khi qui đồng là

8 15

8 11;

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài và chữa bài.

Đọc yêu cầu 20 ; 27 24 24

(10)

3. Củng cố, dặn dò(4')

- Nêu các cách qui đồng mẫu số hai phân số ?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài tập 1/c; 2/c,d, 3. Sgk - Chuẩn bị bài sau.

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 12.2.2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2017 Kể chuyện

CON VỊT XẤU XÍ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Hs hiểu chuyện: Câu chuyện khuyên ta phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không nên lấy mình làm chuẩn khi đánh giá người khác.

2.Kĩ năng:- Rèn kĩ năng nói: Nghe cô giáo kể, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước, bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.

- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe thầy cô kể, lắng nghe kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3.Thái độ:- Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ. Tập truyện cổ An - đéc - xen

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Em hãy kể một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt ? - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Gv kể chuyện(8’) - Gv kể chuyện lần 1

- Gv kể chuyện lần 2 + kết hợp chỉ tranh minh hoạ.

c. Hướng dẫn hs kể chuyện(10’) - Yêu cầu Hs đọc bài 1:

- 2 Hs kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- Hs nghe + quan sát tranh minh hoạ Sgk.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs trao đổi sắp xếp lại các tranh cho

(11)

- Gv treo 4 bức tranh minh hoạ trên bảng (chưa theo thứ tự) và yêu cầu sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện

- Gv theo dõi, giúp đỡ hs nếu cần.

Thứ tự đúng: 3 - 1- 2 - 4 - Gv chốt lại nội dung các tranh.

Tr 2: Vợ chồng thiên nga gửi con cho vịt mẹ chăm sóc giúp.

Tr 1: Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con hắt hủi.

Tr 3: Vợ chồng thiên nga xin lại con.

Tr 4: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ. Đàn vịt con ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.

d.Thực hành kể chuyện(12’)

- Kể chuyện trong nhóm: Gv chia nhóm gồm 4 em, yêu cầu Hs kể từng đoạn.

- Thi kể chuyện trước lớp.

Gv theo dõi, đưa ra các tiêu chí để các em nhận xét.

- Qua câu chuyện: Con vịt xấu xí, An đéc xen muốn khuyên chúng ta điều gì ?

- Gv nhận xét, đánh giá

*QTE:GV liên hệ thực tế GDHS…

3.Củng cố, dặn dò(4’)

*BVMT: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

đúng thứ tự.

- Hs nối tiếp nêu nội dung từng tranh minh hoạ.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs kể chuyện trong nhóm, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Đại diện 2 nhóm thi kể trước lớp, trả lời các câu hỏi của các bạn - Lớp nhận xét.

- Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, phải biết yêu thương người khác.

Không nên lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.

- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay, người hiểu chuyện nhất.

- 1 hs trả lời

________________________________________________

Khoa học ÂM THANH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được âm thanh do vật rung động phát ra.

2.Kĩ năng: Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm vật phát ra âm thanh.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(12)

- Ống bơ, sỏi, trống, giấy vụn.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch?

- Kiểm tra sự dụng cụ thí nghiệm của Hs.

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động1(7’): Các âm thanh xung quanh - Nêu các âm thanh mà em biết ?

- Những âm thanh nào do con người tạo ra

?

- Những âm thanh nào thường nghe vào buổi sáng ? Những âm thanh nào thường nghe vào buổi tối ?

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 2(6’):vThực hành tạo ra âm thanh

- Gv chia nhóm, yêu cầu Hs thảo luận tìm các cách làm vật phát ra âm thanh.

- Gv nhận xét, kết luận.

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 3 (7’): Khi nào vật phát ra âm thanh

- Ta thấy âm thanh phát ra từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi phát ra âm thanh hay không ?

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 4(5’): Trò chơi: Tiếng gì ? - Gv phổ biến cách chơi và luật chơi.

- Cho HS chơi thử, chơi thật.

- Gv theo dõi, nhắc nhở.

* Kết luận: Sgk

3. Củng cố, dặn dò:(4') - Âm thanh do đâu mà có?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs nêu - Lớp nhận xét

Làm việc cả lớp.

- Tiếng gà gáy, đài, tivi, xe cộ, nước chảy, ...

- Còi, đài, ti vi, tiếng va đập, ..

- Hs phát biểu.

- 2 Hs đọc

Làm việc theo nhóm.

- Hs trao đổi thảo luận trong nhóm.

- Hs báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- 2 Hs đọc SGK

- Hs làm thí nghiệm “gõ trống” như hướng dẫn Sgk.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc

- Học sinh chơi thử.

- Hs tham gia chơi - 1 Hs đọc

- Do vật rung động phát ra

(13)

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết quy đồng mẫu số hai phân số.

2. Kĩ năng: Củng cố và rèn kĩ năng qui đồng mẫu số hai phân số.

3. Thái độ: Hs tự giác,tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các băng giấy hoặc hình vẽ trong sgk.

III.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5') - Yêu cầu hs làm bài tập 2/.c,d

Nêu các cách qui đồng mẫu số hai phân số ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Hướng dẫn luyện tập

Bài tập 1(7'):Qui đồng mẫu số các phân số sau:

- Gv lưu ý hs có trường hợp MSC chính là mẫu số của một trong hai phân số đã cho nên chỉ cần qui đồng mẫu số một phân số.

- Gv củng cố bài.Nêu các cách qui đồng mẫu số hai phân số ?

Bài tập 2(7')

- Yêu cầu Hs viết số tự nhiên có mẫu số là 1, sau đó qui đồng mẫu số hai phân số đã cho.

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs . - Gv củng cố bài.

Bài tập 3: (7')

- Gv hướng dẫn Hs tìm MSC của cả 3 phân số này đều phải chia hết cho 2, 3, 5.

- 2 Hs lên bảng làm bài.

Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

a,

30 5

30 24 ;

49 11

49 56 ; b, 3620367 ; 1004710068 ; - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs lên bảng làm bài, lớp làm bài vở bài tập.

- Nhận xét, đánh giá.

Đáp án:

a, 53105 ; b, 45995 ; 1890

18 10

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- làm bài

(14)

Cách làm tương tự như qui đồng mẫu số 2 phân số.

Bài tập 4(5'): MSC là 60

- Gv hướng dẫn tương tự như các bài tập trên.

- Gv thống nhất kết quả.

Bài tập 5:(4')

-Gv hướng dẫn Hs bằng các câu hỏi sau:

+ Hãy chuyển 30 thành tích của 15 với một số khác.

+ Thay 30 bằng tích 15 2 vào phần a ta được gì ?

+ Tích trên gạch ngang và tích dưới gạch ngang cùng chia hết cho mấy ?

- Yêu cầu Hs thực hiện chia tích trên gạch ngang và tích dưới gạch ngang với 15 rồi tính.

3. Củng cố, dặn dò(4')

- Nêu cách qui đồng mẫu số 2 phân số ? - Nhận xét giờ học

- Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

a, 60 20 ;

60 15

60 48; b,

12 6 ;

12 8

12 9

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

Kết quả:

60 35;

60 46;

-15 x 2

-15

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

a, 272 b, 1

_______________________________________________

Tập đọc SẦU RIÊNG

I. MỤC TIÊU

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.

3. Thái độ: HS có ý thức tìm hiểu các đặc sản của các vùng miền.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

- Tranh ảnh về trái sầu riêng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc một đoạn trong bài: Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi 2, 3. Sgk - Gv nhận xét

- 3 Hs lên trả bài.

- Lớp nhận xét.

(15)

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(9’)

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu Hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc thầm đoạn 1 của bài và trả lời:

- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ? - Hương vị của sầu riêng đặc sắc như thế nào ?

Gv tiểu kết chuyển ý.

- Đọc tiếp đoạn 2 để trả lời:

+ Hoa sầu riêng có gì đặc sắc ?

- Miêu tả nét đặc sắc của trái sầu riêng?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Đọc đoạn còn lại và cho biết:

+ Dáng cây sầu riêng được miêu tả như thế nào ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Tìm câu văn thể hiện tình cảm của tác giả với cây sầu riêng ?

- Bài văn tả cây gì?

Ghi ý chính

d. Đọc diễn cảm(9’)

- Yêu cầu đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.

- Yêu cầu nhận xét, nêu cách đọc từng đoạn.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc đoạn: “ Sầu riêng ... kì lạ ”

- Nhận xét, tuyên dương . 3.Củng cố, dặn dò(4’) Bài văn tả cây gì?

- Ngoài sầu riêng, Nam Bộ còn có những loại trái cây nào khác ?

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Học sinh nối tiếp đọc đoạn.

- Hs nối tiếp đọc đoạn lần 2.

- Hs đọc chú giải.

- Hs đọc theo cặp.

- Là loại đặc sản của miền Nam.

- Mùi thơm đậm, bay rất xa.

Hương vị đặc biệt của trái sầu riêng - Hoa đậu từng chùm.

- Lủng lẳng trông như tổ kiến.

Vẻ đẹp đặc biệt của hoa trái sầu riêng - Thân khẳng khiu, cao vút, cành thẳng đuột, lá vàng.

Dáng cây sầu riêng thật kì lạ - Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Đứng ngắm cây sầu riêng ..Vậy mà khi trái chín, hương toả ngào ngạt ...

Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.

Hs nhắc lại

- Hs nối tiếp đọc đoạn

- Hs nêu cách đọc từng đoạn.

Hs nêu cách đọc- đọc thể hiện - Hs thi đọc.

Nhận xét, bình chọn Tả cây sầu riêng...

- 1 hs trả lời

(16)

Về nhà chuẩn bị bài Chợ Tết

____________________________________________

Thực hành kiến thức toán LUYỆN TẬP: TIẾT 1- TUẦN 21

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh về rút gọn phân số 2. Kĩ năng: Nhận biết được phân số tối giản.

3. Thái độ: Hs tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, vở thực hành

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5'): Tìm phân số bằng với phân số 3 ; 5

7 4 Nêu cách rút gọn phân số?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1') b. Luyện tập

Bài tập 1(9'):Rút gọn phân số

- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.

Nhận xét, chữa bài

Củng cố cách rút gọn phân số

Bài tập 2(7'):Khoanh vào phân số tối giản

- Yêu cầu Hs tự làm bài vào vở - Gv theo dõi uốn nắn .

- Gv củng cố bài.

Bài tập 3(8'):Nối Yêu cầu Hs làm Nhận xét, chữa bài

Củng cố về cách tìm phân số bằng nhau Bài tập 4:(6')Tính

Nhận xét, chữa bài

củng cố bài cách rút gọn phân số 3. Củng cố, dặn dò(5')

- cách rút gọn phân số?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà nắm chắc cách rút gọn phân số - Chuẩn bị bài sau.

2 Hs lên bảng làm

Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- tự làm- 2 Hs làm bảng -Nhận xét

-1 Hs đọc yêu cầu bài.

- tự làm bài.

- Hs nêu kết quả và giải thích lí do.

- Lớp nhận xét chữa bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- tự làm bài- 1 hs làm bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài.

____________________________________________________________

(17)

Ngày soạn: 13.2.2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Rút gọn được phân số

- Qui đồng được mẫu số 2 phân số.

2.Kĩ năng: Củng cố kĩ năng rút gọn và quy đồng mẫu số.

3.Thái độ: Hs tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu hs làm bài tập 4.

Nêu cách qui đồng mẫu số các phân số?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1(7’): Rút gọn các phân số sau - Gv yêu cầu Hs tự làm bài vào vở bài tập. Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh khi cần.

- Nêu cách rút gọn các phân số ? Bài tập 2(7’):Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng phân số 92 ?

- Gv nhận xét, thống nhất kết quả đúng.

Bài tập 3(10’)Qui đồng mẫu số

- 1 Hs lên bảng làm bài.

Nhiều Hs nêu - Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài vở bài tập - 2Hs làm bảng.

- Nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

52 ; 94 ; 32 ; 23; - 1 hs nêu

Hs đọc yêu cầu Tự làm bài,báo cáo 276 ; 1463; - HS giải thích cách làm.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs làm giấy khổ to.

(18)

Yêu cầu Hs qui đồng mẫu số các phân số đã cho.

- GV củng cố về cách qui đồng mẫu số.

Bài 4 :(6’)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gv nhận xét.

3.Củng cố, dặn dò(4’) Nêu cách rút gọn phân số?

Cách qui đồng mẫu số các phân số ? - Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Lớp làm vào vở bài tập.

Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

a, 3 4

8

5; MSC: 24

Ta có: 34 = 4388 = 2432 ; 85= 8533= 2415 Vậy qui đồng 2 phân số

3 4

8

5 được hai phân số 24321524.

Hs đọc yêu cầu Tự làm bài. báo cáo - HS giải thích cách làm.

- Hs nhận xét

- 2 Hs nêu

_______________________________________________

Chính tả ( Nghe - viết) SẦU RIÊNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn l / n, ( Kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh)

2.Kĩ năng:- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài: Sầu riêng.

3.Thái độ:- Rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Gv đọc cho Hs viết: mưa giăng, con dao, dao động, giao hàng.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

- 2 hs lên bảng viết bài- Lớp viết nháp - Lớp nhận xét.

(19)

b. Hướng dẫn nghe - viết(22’) - Gv đọc đoạn chính tả cần viết từ:

- Hoa sầu riêng có gì đặc biệt ? Yêu cầu hs tìm từ dễ sai, hay lẫn

- Gv lưu ý những từ dễ viết sai: trổ, toả khắp, lác đác, nhuỵ, lủng lẳng, trái rộ.

- Gv nhận xét, lưu ý hs cách trình bày.

- Gv đọc lại bài viết 1 lần - Gv đọc bài cho Hs viết.

- Gv đọc lại cho Hs soát bài.

- Gv thu 5, 7 bài chấm.

- Gv nhận xét, chữa lỗi,rút kinh nghiệm c. Hướng dẫn làm bài tập(8’)

Bài tập 2a: Điền vào chỗ trốngl/n

- Gv yêu cầu đọc thầm hai khổ thơ rồi tự làm bài.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3a: Chọn tiếng thích hợp

- Yêu cầu Hs đọc kĩ đoạn văn, điền từ thích hợp.

- Gv theo dõi, hướng dẫn Hs làm bài.

Nhận xét, chữa bài

- Cuộc sống xung quanh ta đẹp như thế nào ?

3. Củng cố, dặn dò(4’) Lưu ý hs khi đọc, viết l/n

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà luyện viết, nhớ lỗi chính tả đã sửa để không còn mắc.

- Chuẩn bị bài sau.

- Hs đọc thầm.

- Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.

Cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao Hs tìm, báo cáo

- 2 Hs viết bảng-Lớp nháp.

- Lớp nhận xét.

- Hs viết bài - Hs soát bài.

- Hs đổi chéo vở kiểm tra, soát lỗi .

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs đọc thầm 2 khổ thơ.

- Hs làm vở, 1 Hs làm bảng phụ.

- Lớp chữa bài.

- 1 Hs đọc lại bài thơ.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

Hs đọc thầm đoạn văn, làm bài.

- 1 Hs làm bảng phụ.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1 Hs đọc lại bài hoàn chỉnh.

.

___________________________________________

Khoa học

SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường tới tai.

2. Kĩ năng: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất rắn, chất lỏng.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

(20)

*BVMT:-GV liên hệ thực tế GDHS ý thức BVMT không khí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- ống bơ, giấy vụn, dây chun, chậu nước.

III.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Âm thanh có là do đâu ? Nêu một số ví dụ ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1')

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1(7'): Sự lan truyền âm thanh Yêu cầu Hs quan sát h1. Sgk:

- Tại sao khi gõ trống tai ta nghe được tiếng trống ?

- Vì sao tấm ni lông rung ?

- Âm thanh lan truyền từ trống đến tai như thế nào ?

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 2(7'):Lan truyền qua chất rắn, chất lỏng

- Yêu cầu Hs làm thí nghiệm Sgk.

- Gv hướng dẫn.

Hoạt động 3(7'):Âm thanh yếu đi hay mạnh lên

- Yêu cầu Hs suy nghĩ, thảo luận:

+ Càng ra xa nguồn âm thì âm thanh sẽ như thế nào ?

Hoạt động 4(9'):Trò chơi: Nói điện thoại - Gv phát cho mỗi nhóm một mẩu tin và yêu cầu Hs truyền tin cho bạn ở đầu bên kia

Nhận xét, kết luận 3. Củng cố, dặn dò(4')

- Âm thanh có thể lan truyền qua những đâu ?

*BVMT:-GV liên hệ thực tế GDHS ý

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

Hoạt động cá nhân.

- Học sinh quan sát hình 1. Sgk Lan truyền tới môi trường rồi tới tai -Mặt trống rung làm cho không khí gần đó rung, rung động này lan truyền trong không khí, khi rung động lan truyền tới miệng ống làm cho tấm ni lông rung giấy vụn rung..

- 1 Hs đọc.

- Hs đọc mục thí nghiệm.

- làm thí nghiệm, thảo luận.

- Đại diện Hs báo cáo. Lớp nhận xét.

- Yếu đi.

- Học sinh chơi theo nhóm

- Chất khí, chất rắn, chất lỏng.

(21)

thức BVMT không khí.

- Nhận xét giờ học

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài giờ sau.

______________________________________________

Luyện từ và câu

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ: AI THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể:Ai thế nào ? 2.Kĩ năng:- Nhận biết được câu kể: Ai thế nào của đoạn văn

- Viết một đoạn văn khỏng 5 câu tả một loại trái cây có dùng một số câu kể:

Ai thế nào?

3.Thái độ:- Hs có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào ? có ý nghĩa gì, vị ngữ do từ loại nào tạo thành?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Nhận xét(12’)

- Yêu cầu đọc đoạn văn

Đoạn văn có mấy câu? Tìm các câu kể Ai thế nào?

Xác đinh chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả.

- Chủ ngữ trong các câu trên cho ta biết điều gì ?Chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ?

*. Ghi nhớ: Sgk(2') c. Luyện tập

Bài tập 1(7’): Tìm chủ ngữ + Tìm câu kể: Ai thế nào ? + Tìm chủ ngữ của mỗi câu ? - Gv giúp đỡ học sinh .

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs đọc đoạn văn.

6 câu.

câu: 1, 2, 4, 5 là câu kể: Ai thế nào ? Hà Nội / tưng bừng màu đỏ.

Cả một bầu trời / bát ngát cờ đèn và hoa - Do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.

- 3 Hs đọc.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs đọc thầm đoạn văn.

- Hs trao đổi nhóm bàn- 1 Hs làm bảng phụ Báo cáo kết quả, nhận xét

Câu 3, 4, 5, 6, 8 là câu kể Ai thế nào ? Màu vàng / trên lưng chú lấp lánh.

(22)

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2(9’): Viết đoạn văn

- Gv nhấn mạnh: Viết đoạn văn khoảng 5 câu về loại trái cây. Có sử dụng câu kể:

Ai thế nào ?

Đó là loại trái cây nào? Màu sắc? Mùi vị? ...

- Gv nhận xét, đánh giá.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

Lấy ví dụ về câu kể: Ai thế nào ? Cho biết chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? - Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Bốn cái cánh /mỏng như giấy bóng.

Cái đầu / tròn và hai con mắt /long lanh như thuỷ tinh.

Thân chú /nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

Bốn cánh / khẽ rung rung như còn - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Lớp viết vào vở bài tập của mình.

- Hs viết được đoạn văn có từ 2-3 câu kể Ai thế nào?

Đọc bài viết, nhận xét

- 1 hs trả lời

____________________________________________

Lịch sử

NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê.

- Nhà Hậu Lê Đã tổ chức được một bộ máy Nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ.

2. Kĩ năng: Nêu được những ND cơ bản của Bộ luật Hồng Đức và hiểu luật là công cụ để quản lý đất nước.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê.

- Phiếu học tập của HS.

- Các hình minh hoạ SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 16 - GV nhận xét

2. Bài mới: (27’)

- HS thực hiện yêu cầu

(23)

a. Giới thiệu bài (2’)

- Treo tranh cảnh triều đình vua Lê (SGK/47)

(?) Tranh vẽ cảnh gì? Em cảm nhận được gì qua bức tranh?

b. HD tìm hiểu

*Hoạt động 1(12’): Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà vua

- Quan sát tranh.

+ Tranh vẽ cảnh triều đình vua Lê rất, cho thấy triều dình vua Lê rất uy nghiêm,....

- Y/c đọc SGK và trả lời câu hỏi:

Nhà Hậu Lê Ra đời vào thời gian nào?

Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đông đô ở đâu?

Vì sao trièu đại này gọi là triều Hậu Lê?

Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?

Vậy cụ thể việc quản lý đất nước thời Hậu Lê như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê.

- GV treo sơ đồ đã vẽ sẵn và giảng

- HS đọc thầm SGK, trả lời các câu hỏi + Nhà hậu Lê được Lê Lợi thành lập vào năm 1428, láy tên là nước Đại Việt như xưa và đóng đô ở Thăng Lăng.

+ Gọi là Hậu Lê để phân biệt vói triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỷ thứ 10.

+ Dưới triều Hậu Lê, việc quản lý đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.

- HS q/s sơ đồ, sau đó nghe giảng và trình bày lại về tổ chúc nhà máy hành chính nhà nước thời Lê.

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nướcthời hậu lê Vua

(thiên tử)

Các bộ Viện

Đạo Phủ Huyện

*GV: Dựa vào sơ đồ, tranh minh hoạ số 1 và ND/SGK

- HS tìm hiểu, trao đổi và trả lời:

(24)

Hãy tìm những sự việc thể hiện dưới thời Hậu Lê, vua là người có quyền tối cao?

+ Vua là người đứng đầu nhà nước, có uy quyền tuyệt đối, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội .

*Hoạt động 2(13’): Bộ luật Hồng Đức Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã làm gì ?

Em có biết vì sao bản đồ đầu tiên và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên là Hồng Đức ?

*Gọi là bản đồ Hồng Đức, Bộ luật Hồng đức vì chúng đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi nhà vua đặt niên hiệu là Hồng Đức (1470- 1497) Nêu những ND chính của Bộ luật Hồng Đức?

Bộ luật Hồng Đức đã có t/dụng như thế nào Trong việc cai quản đất nước ?

Luật Hồng Đức đã có điểm nào tiến bộ ?

*KL: Luật Hông Đức là luật là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất đai ….

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn 3. Củng cố, dặn dò: (3’)

Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào

+ ...đã cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức và ban hành Bộ luật Hồng Đức, Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta.

- HS trả lời theo hiểu biết.

+ Là bảo vệ quyền của nhà vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ quyền của quốc gia;

khuyến khích phát triẻn kinh tế; giữ gìn truyền thống của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

+ Bộ luật Hồng Đức là công cụ giúp vua Lê cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

+ Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập của dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.

- Cho HS trình bày tư liệu sưu tầm được về vua Lê Thánh Tông.

- Tổng kết giờ học, chuẩn bị bài sau.

- Một số HS trình bài trước lớp.

(25)

Bồi dưỡng học sinh (Tiếng Việt) LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được các bộ phận của cây cối

2. Kĩ năng: Củng cố cho Hs về các đoạn văn,xác định được mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở thực hành Tiếng Việt

III.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5')

Một bài văn miêu tả thường gồm mấy phần?

Nhận xét 2.Bài mới

a. Giới thiệu bài(1')

b. Hướng dẫn Hs làm bài tập

Bài 1(8'):Ghép từ chỉ bộ phận cây cối với tên loài cây thích hợp

- yêu cầu Hs làm bài Quan sát , hướng dẫn Nhận xét- đánh giá Bài 2(10'): Giải đố

Gọi học sinh đọc yêu cầu

Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm Nhận xét - kết luận

Bài 3(12'): Đọc và thực hiện yêu cầu

Xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài và nêu nội dung

Củng cố về cấu tạo bài văn miêu tả - Trình tự miêu tả

3.Củng cố, dặn dò(4') - cấu tạo bài văn miêu tả - Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau

- 3 Hs nêu Nhận xét bài

Hs đọc yêu cầu Tự làm bài

1 Hs làm bảng phụ Nhận xét, chữa bài Đọc yêu cầu

Thảo luận nhóm bàn- làm và báo cáo kết quả - nhận xét

Đọc yêu cầu 3 Hs đọc bài

Làm và báo cáo kết quả

____________________________________________________________________

(26)

Ngày soạn: 14.2.2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2017 Toán

SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪUSỐ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số.

2.Kĩ năng:- Củng cố về nhận biết phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1.

3.Thái độ:- Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Qui đồng mẫu số hai phân số 831924 - Nêu cách qui đồng msố các phân số ? - Gv nhận xét

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b Cách so sánh hai phân số(10’) Gv: So sánh hai phân số

5 2

5 3;

- Chia đoạn thẳng AB thành 5 phần bằng nhau, trên đoạn thẳng AB lấy hai điểm B

& C. Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB ? Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB ? - So sánh độ dài đoạn thẳng AC & AD ? - Từ ví dụ rút ra nhận xét:

5

2 < 53 hoặc 52 > 53

- Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của hai phân số này ?

- Rút ra cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số ?

* Qui tắc: Sgk c. Thực hành

- 1 hs lên bảng làm bài.

Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc lại ví dụ.

- Độ dài đoạn thẳng AC bằng 52 phần đoạn thẳng AB. Độ dài đoạn thẳng AD bằng 53 đoạn thẳng AB .

- Độ dài đoạn thẳng AC nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng AD .

- Hs rút ra nhận xét.

- Hai phân số có mẫu số bằng nhau.

- Nếu 2 phân số có cùng mẫu số, ta so sánh tử số của chúng với nhau ..

- 3 Hs đọc

(27)

Bài tập 1(8’):So sánh hai phân số

- Yêu cầu Hs so sánh hai phân số rồi điền dấu cho đúng.

Nhận xét, chữa bài

- Yêu cầu Hs giải thích hai phép so sánh cuối bài.

Bài tập 2(7’)

- Gv hướng dẫn phần nhận xét.

Rút ra cách so sánh phân số với 1 ?

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 3:(5’)

- Tìm các phân số bé hơn 1, có mẫu số là 5 và tử số khác 0.

- Gv củng cố bài.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số ?So sánh phân số với 1?

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Về nhà nắm chắc cách so sánh,chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập. 2 Hs làm bảng

- Nhận xét, bổ sung.

- Đổi chéo bài kiểm tra - HS giải thích.

Kết quả:

a, 7 3 <

7 5 ; b,

3 4 >

3 2 ; c,

8 7 >

8 5; d,

11 2 <

11 9

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs phát hiện ra yêu cầu bài là so sánh phân số với 1.

- Học sinh làm mẫu- Nêu cách làm- Hs nhắc lại

- Hs làm bài

- HS nối tiếp nhau nêu kết quả và giải thích trước lớp.

2

1 < 1;

5

4 < 1;

3 7 > 1

5

6 > 1;

9

9 = 1 ; 7 12 > 1

- Hs tự làm và báo cáo - Nhận xét, bổ sung.

- 1 hs nêu

_______________________________________

Địa lí

NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc,nhà ở,làng xóm trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

- Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng NB 2.Kĩ năng: Dựa vào tranh ảnh tìm ra kiến thức.

3.Thái độ : Yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Các bản đồ tranh ảnh về nhà ở,làng quê,trang phục,lễ hội của người dânở ĐBNB

(28)

III.CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu đặc điểm của đồng Bằng Nam Bộ?

- Nhận xét 2 Bài mới a.Giới thiệu (1’)

b. Nhà ở của người dân

*Hoạt động 1(15’): Làm việc cả lớp Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào?

Người dân làm nhà ở đâu

Phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở đây là gì?

Ngày nay, diện mạo làng quê ở NB có gì thay đổi?

Trang phục và lễ hội

*Hoạt động 2(15’): Làm theo nhóm - Chia lớp thành 6 nhóm

Trang phục thường ngày của người dân ở ĐBNB trước đây có gì đặc biệt?

Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?

Trong lễ hội thường có những hoạt động nào? Kể tên những lễ hội nổi tiếng?

- T/K:rút ra bài học

2 hs nêu

- Nhận xét, bổ sung.

- H dựa vào sgk và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau:

+ Chủ yếu là người lính, khơ me, chăm, hoa.

- H quan sát H2 và trả lời:

+ Ở Tây NB người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Vì ở đây sông ngòi kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc đi lại.

+ Xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến của người dân ở nơi đây.

+ Ngày nay diện mạo làng quê NB đã có sự thay đổi. Nhiều ngôi nhà kiên cố khang trang được XD- Đời sống mọi mặt của mọi người dân được nâng cao.

- Các nhóm thảo luận theo các ND y/c.

Dựa vào sgk, tranh ảnh - Đại diện các nhóm trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét.

- Là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn + Người dân ở ĐBNB thường tổ chức các lễ hội để cầu được mùa và những điều may trong c/s.

+ Các lễ hội nổi tiếng là lễ hội bà chúa ở châu đốc (An Giang); hội Xuân Núi Bà (Tây Ninh) lễ cúng Trăng của đồng bào khơ me, Lễ tế thần cá ông (Cá voi) của các làng chài ven biển. Trong các

(29)

3. Củng cố dặn dò (4’)

Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào?

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

lễ hội trường có các hoạt động; múa hát, dâng hương.

- H đọc bài học.

________________________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp HỘI HOA XUÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa to lớn của việc trồng cây không những đem lại lợi ích về kinh tế mà còn làm đẹp cho mỗi gia đình, cho đất nước.

2. Kĩ năng : HS có kĩ năng trồng và chăm sóc cây xanh

3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây ở nhà, ở trường…

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Tranh, ảnh chợ hoa Tết, hội hoa xuân.

- Sản phẩm cây hoa.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1:(5') Chuẩn bị

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Để hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”, lớp sẽ tổ chức “Hội hoa xuân” để trưng bày những cây (khuyến khích là cây hoa) các em đã chăm sóc. Cây đó có thể của cá nhân hay một nhóm.

- Mỗi tổ có một trang sưu tầm tranh ảnh chợ hoa Tết, hội hoa xuân.

- Cử (chọn) người dẫn chương trình.

Bước 2:(30') Tổ chức Hội hoa xuân

- Địa điểm tổ chức trong lớp học kẻ chữ: HỘI HOA XUÂN – LỚP 4C

- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, công bố thời gian dành cho việc trưng bày và trang trí sản phẩm, tư liệu theo đơn vị tổ.

- Các tổ trưng bày và trang trí cây của tổ mình. Mỗi cây đều ghi rõ tên cây gì? Của ai?

Tổ nào?

(30)

- GV cùng MC hướng dẫn cả lớp tham quan từng góc sản phẩm. Khi đoàn tham quan đến tổ nào, đại diện tổ sẽ giới thiệu các sản phẩm của tổ mình.

- Đoàn tham quan chọn sản phẩm đẹp trưng bày lên góc chung của cả lớp.

Bước 3:(5') Nhận xét – Đánh giá

- GV hoan nghênh cả lớp đã nhiệt tình hưởng ứng “Hội hoa xuân”, nhấn mạnh: Với việc làm hôm nay, các em đã góp phần tạo thêm màu xanh, thêm sắc hoa rực rỡ cho đất nước. Khen ngợi những cá nhân có sản phẩm đẹp được cả lớp bình chọn. Khuyến khích cá nhân, nhóm có thể tặng sản phẩm cho lớp, cho trường (nếu lớp, trường có nhu cầu). Khuyến khích HS vận động gia đình, tích cực trồng cây phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình mình, góp phần tô đẹp cho môi trường sống quanh ta.

______________________________________

Tập làm văn

CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối.

2. Kĩ năng: Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối.Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận của cây cối, tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây).

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

*BVMT:-HS cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi lời giải bài 1, 2.

III.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1 . Kiểm tra bài cũ(5')

- Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật Gv nhận xét

2. Bài mới

a. Gtb(1'): Nêu nhiệm vụ tiết học b. Nhận xét(15')

Bài 1: Đọc và nêu

Bài văn có mấy đoạn ? Nêu nội dung từng đoạn

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

*BVMT:-HS cảm nhận được vẻ đẹp của

- 3 Hs trả lời Lớp nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu -2 Hs đọc bài văn 3 đoạn

Đ1:Tả cây ngô còn lấm tấm như mạ non.

Đ2: Tả hoa và búp ngô non.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được dàn ý của một bài văn miêu tả “Cây sim”.. Kĩ năng: Viết được đoạn

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được dàn ý của một bài văn miêu tả “Cây sim”3. KN: Viết được đoạn văn miêu tả

Kĩ năng: Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối.Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (tả lần

Kĩ năng: Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối.Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (tả lần

Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời

Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa.. Tìm các đoạn văn

Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối T ập làm văn– Lớp 4 Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.. G D.. Tập

1. Mở bài trực tiếp 2.Mở bài gián tiếp.. Bài 1: Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách mở bài ấy có gì khác nhau?.. a) Vườn