• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ HÀNG NGÀY THÁNG 4/2021

TUẦN 30:

Thứ 2 ngày 12/4/2021 tại lớp mẫu giáo 4 tuổi B1 TÊN HOẠT ĐỘNG: Thể dục

VĐCB: Trèo qua ghế dài Hoạt động bổ trợ: Trò chơi : “ Cướp cờ”

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.

1. Kiến thức.

- Trẻ biết tên vận động “ Trèo qua ghế dài” và biết tên trò chơi.

- Trẻ biết sử dụng lực của đôi chân, biết nghe hiệu lệnh và thực hiện theo hiệu lệnh.

- Trẻ biết cách chơi và luật chơi của trò chơi.

2. Kỹ năng.

- Rèn cho trẻ kỹ năng thực hiện theo hiệu lệnh, rèn sự khéo của tay và chân - Phát triển cơ tay và cơ chân cho trẻ.

- Rèn trẻ cách chơi, chơi theo luật.

3. Giáo dục- thái độ.

- Trẻ mạnh dạn tự tin và đoàn kết với bạn khi chơi.

- Thích tập thể dục rèn luyện cơ thể.

II. CHUẨN BỊ.

1. Đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ.

- Không gian hoạt đông: Sân tập thoáng mát, sạch sẽ, bằng phẳng.

2. Địa điểm.

- Ngoài sân trường.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra sức khỏe và trang phục của trẻ.

- Cô cho trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa ” và trò chuyện chủ đề.

=> Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường

- Trẻ hát và vận động.

- Trẻ trò chuyện cùng cô.

(2)

- Hôm nay cô cùng chúng mình rèn luyện sức khỏe để có một sức khỏe tốt! Các con đã sẵn sàng chưa nào.

2. Hướng dẫn.

2.1. Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa vỗ tay, kết hợp đi các kiểu chân sau đó về 3 hàng.

2.2. Hoạt động 2: Trọng động

* Bài tập phát triển chung.

+ Tay : Hai tay đưa dang ngang, lên cao

+ Chân : 2 tay chống hống bước 1 chân lên phía trước khụy gối.

+ Bụng : Đưa 2 tay lên cao, nghiêng người sang 2 bên

+ Bật : Bật chân trước chân sau

* Vận động cơ bản: “Trèo qua ghế dài ” - Trẻ chuyển thành đội hình 2 hàng dọc đối diện nhau:

- Cô giới thiệu vận động.

- Cô làm mẫu lần 1: không giải thích.

- Cô làm mẫu lần 2 và phân tích động tác:

TTCB: Cô đứng trước vạch xuất phát. Đứng ở tư thế chuẩn bị, khi có hiệu lệnh bắt đầu cô hai tay ôm ghế, sát người xuống mặt ghế, vắt một chân qua ghế sau đó đưa chân kia sang theo rồi đứng dậy chạy về vị trí.

+ Trẻ thực hiện:

- Cô gọi 2 trẻ lên làm mẫu.

- Cả lớp nhận xét, cô nhận xét.

+ Lần 1: Cho lần lượt 2 trẻ lên tập cho đến hết.

- Cô nhận xét sửa sai cho trẻ.

+ Lần 2: Cho trẻ tập theo hình thức thi đua.

- Cô nhận xét khen ngợi trẻ.

* Trò chơi vận động “ Cướp cờ”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Giới thiệu cách chơi và luật chơi:

- Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.

- Nhận xét.

2.3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ quan sát.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ tham gia chơi hào hứng.

(3)

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.

3. Kết thúc - Củng cố giáo dục.

+ Các con vừa tập bài vận động gì?

- Nhận xét – tuyên dương.

- Trẻ trả lời.

Thứ 5 ngày 15/4/2021 tại lớp mẫu giáo 4 tuổi B3 TÊN HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC BUỔI SÁNG I. Mục đích yêu cầu:

- Giúp trẻ phát triển các cơ toàn thân.

- Hình thành thói quen TDBS cho trẻ.

- Trẻ tập các động tác đúng nhịp, đúng kỹ thuật II. Chuẩn bị:

- Sân tập sạch sẽ bằng phẳng.

- Trang phục trẻ gọn gàng.

III. Tiến trình hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Khởi động:

- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.

- Trẻ xếp hàng đi ra sân tập.

- Cô cho trẻ tập các động tác xoay các khớp - Cô cho trẻ tập đội hình đội ngũ.

2. Trọng động : + Hô hấp: Gà gáy

+ Tay vai: Đưa 2 tay ra trước, vỗ vào nhau + Lưng, bụng, lườn: Ngồi cúi về trước + Chân: Đứng 1 chân lên cao, gập gối + Bật: Bật sang bên

- Tập bài vũ điệu rửa tay 3. Hồi tĩnh:

Cho trẻ làm một số động tác nhẹ nhàng tại chỗ.

- Trẻ thực hiện

- Trẻ tập các động tác theo cô 2 lần x 8 nhịp

- Trẻ thực hiện

TÊN HOẠT ĐỘNG: LQV TOÁN:

(4)

Tách 1 nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ trong phạm vi 4.

Hoạt động bổ trợ: Âm nhạc: Bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”

I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đếm trong phạm vi 4.

-Trẻ biết tách 1 nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ trong phạm vi 4.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tách nhóm cho trẻ.

- Tăng vốn từ toán học cho trẻ.

3. Giáo dục :

- Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường nước sạch sẽ.

- Có ý thức trong giờ học II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Mỗi trẻ 4 củ cà rốt( lô tô), 1 chiếc rổ, thẻ số 2,3,4.

- Đồ dùng đồ chơi có số lượng trong phạm vi 4.

- Thẻ lô tô.

- Bảng, tranh có số lượng là 4 2. Địa điểm tổ chức: Tại lớp học.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với”

- Trò chuyện về nội dung bài hát, về chủ đề:

+ Bài hát hát về điều gì?...

- Giáo dục: giữ gìn bảo vệ nguồn nước , biết tiết kiệm nước.

- Giờ học toán ngày hôm nay cô sẽ dạy chúng mình “Tách 1 nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ trong phạm vi 4” .

2. Hướng dẫn:

2.1. Hoạt động 1: Ôn nhận biết các đối tượng trong phạm vi 4.

- Cho từng nhóm trẻ lên chơi trò chơi “Thi

- Trẻ hát

- Trò chuyện cùng cô - Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

(5)

lấy nhanh” đồ chơi trẻ tìm các nhóm đồ chơi có số lượng là 4và nói lên kết quả của đội mình.

- Cho cả lớp đếm lại các nhóm đồ dùng đồ chơi đã tìm.

2.2 . Hoạt động 2. Tách 1 nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ trong phạm vi 4.

- Cô thấy các con rất ngoan lên đã chuẩn bị cho mỗi bạn 1 rổ quà, cô đặt trên 2 chiếc bàn phía trên, các con hãy nhẹ nhàng lên chọn cho mình 1 rổ rồi về chỗ của mình nhé?

- Phát cho mỗi trẻ 1 rổ lô tô.

- Trong rổ có gì?

* Tách theo yêu cầu:

+ Tách 1 - 3:

- Cô yêu cầu trẻ xếp 4 củ cà rốt ra. Chọn thẻ số tương ứng với số củ cà rốt.

- Cô yêu cầu trẻ tách số củ cà rốt vừa xếp ra thành 2 nhóm mới ( nhóm có 1 củ cà rốt và 1 nhóm có 3 củ cà rốt).

- Cho trẻ đếm số củ cà rốt của nhóm mới tạo thành.

- Cho trẻ chọn thẻ số tương ứng với củ cà rốt vừa đếm đặt cạnh.

- Cho trẻ nói kết quả: từ 4 củ cà rốt khi ta tách ra thành 2 nhóm thì 1 nhóm sẽ có 1 củ cà rốt, và 1 nhóm sẽ có 3 củ cà rốt.

+Tách 2 - 2:

- Tương tự Cô yêu cầu trẻ xếp 4 củ cà rốt ra thành hàng dọc. Chọn thẻ số tương ứng với số củ cà rốt .

- Cô yêu cầu trẻ tách 4 củ cà rốt ra thành 2 nhóm mới mỗi nhóm có số lượng 2.

- Cho trẻ đếm số củ cà rốt của nhóm mới tạo thành.

- Cho trẻ chọn thẻ số tương ứng với số củ cà rốt vừa đếm đặt cạnh.

- Cho trẻ nói kết quả: 4 củ cà rốt khi ta tách ra thành 2 nhóm thì mỗi nhóm sẽ có số lượng 2.

- Cô chốt lại có 2 cách để tách nhóm đồ vật có

- Trẻ chơi trò chơi

- Cả lớp đếm theo yêu cầu

- Trẻ lên lấy rổ rồi về chỗ

- Có lô tô và số ạ

- Trẻ xếp theo yêu cầuvà chọn số.

- Trẻ tách thành 2 nhóm - Trẻ đếm số củ cà rốt ỏ 2 nhóm mới

- Chọn số tương ứng cho mỗi nhóm

- Trẻ nói

- Trẻ xếp theo yêu cầu và chọn số tương ứng

- Trẻ tách thành 2 nhóm theo yêu cầu mỗi nhóm có số lượng 2 và đếm

- Chọn số tương ứng đặt cạnh 2 nhóm

- Trẻ nói theo yêu cầu

(6)

số lượng 4 thành 2 nhóm với số lượng khác nhau cách thứ nhất là (1-3 ) và nhóm thứ 2 là (2-2).

*Tách theo ý thích.

- Cho trẻ tách 1 nhóm thành 2 nhóm và nói lên kết quả theo ý thích.

- Cô cho trẻ cất dần số củ cà rốt vào rổ, vừa cất vừa đếm.

2.3. Luyện tập:

* Trò chơi 1: “ Tạo nhóm”

- Cô giới thiệu trò chơi, nói cách chơi, luật chơi

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi mỗi đội có 4 bạn, các con phải tách các thành viên trong đội của mình ra thành 2 nhóm theo đúng yêu cầu của cô.

- Luật chơi; Đội nào tách nhanh và đúng theo yêu cầu của cô đội đó dành chiến thắng - Tổ chức cho trẻ chơi:

* Trò chơi 2: “Ai giỏi nhất”

- Cô phổ biến trò chơi .

+ Cách chơi: Cô có 2 chiếc bảng có gắn các bức tranh có số lượng là 4, lần lượt 2 bạn ỏ 2 đội sẽ bật qua vật cản dùng bút để khoanh để tách thành 2 nhóm theo đúng yêu cầu của cô.

+ Luật chơi: Thời gian là 3 phút đội nào khanh đúng nhất đội đó dành chiến thắng

- Cho trẻ chơi: Cô bao quát.

- Kiểm tra kết quả và tuyên bố đội thắng cuộc - Chúng mình vừa học gì nhỉ?

- Chơi trò chơi gì?

3. Kết thúc:

- Củng cố.

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Lắng nghe

- Trẻ tự tách theo ý thích - Trẻ cất lô tô và đếm

- Lắng nghe cô giới thiệu

- Trẻ chơi hứng thú

- Lắng nghe

- Trẻ chơi đoàn kết

- Trẻ nhắc lại tên bài học

- Lắng nghe

Thứ 6 ngày 16/4/2021 tại lớp mẫu giáo 4 tuổi B3 TÊN HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC

(7)

Dạy hát “ Cho tôi đi làm mưa với”

TCÂN: “Ô cửa bí mật”

Hoạt động bổ trợ: Câu đố về trời mưa.

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, thuộc lời bài hát.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng hát đúng lời, đúng giai điệu vui tươi, nhịp nhàng thể hiện tình cảm khi hát.

- Trẻ phản ứng nhanh nhẹn với âm thanh qua trò chơi.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

3. Giáo dục:

- Trẻ cảm nhận được giai điệu nhịp nhàng, tình cảm của bài hát - Giáo dục trẻ tiết kiệm nước và bảo về nguồn nước sạch.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng đồ chơi:

- Đàn nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với, giọt mưa và em bé”.

- Trang phục : Cô và trẻ có trang phục gọn gàng.

- Một số dụng cụ âm nhạc (phách, xắc xô, trống con).

- Hình ảnh các bài hát về chủ đề.

2. Địa điểm: Tại lớp học.

III. Tổ chức hoạt động.

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức:

- Cô đọc câu đố:

Nhiều giọt thi nhau Rơi mau xuống đất Không nhanh tay cất Ước cả áo quần.

Đó là cái gì?

- Lắng nghe.

- Mưa ạ!

(8)

- À, đúng rồi đó là mưa. Khi trời mưa nếu chúng ta không nhanh tay cất quần áo thì sẽ bị sao?

- Nước có ích lợi gì trong hàng ngày?

- Nước có ở những đâu?

- Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước.

- Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình một bài hát rất hay đó là bài “Cho tôi đi làm mưa với” nhé!

2. Nội dung:

2.1. Hoạt động 1: Dạy hát “Cho tôi đi làm mưa với”:

- Cô hát mẫu lần 1: Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát cho trẻ nghe.

+ Cô vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát do ai sáng tác?

+ Hỏi trẻ giai điệu bài hát như thế nào?

- Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc đệm.

- Ai biết bài hát này nói lên điều gì?

+ Cô nêu nội dung: Bài hát này nói về một em bé muốn được làm mưa nên đã xin chị gió để được làm mưa nhằm giúp cho cây xanh lá, hoa lá được tốt tươi, giúp cho đời không phí hoài rong chơi.

* Trẻ hát:

- Cô dạy trẻ hát nối tiếp theo cô cả bài, hoặc cô bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô.

- Trong quá trình dạy trẻ hát, nếu câu, đoạn nào trẻ hát chưa đúng , cô hát mẫu lại và hướng dẫn để trẻ hát chính xác.

- Khi trẻ đã hát đúng giai điệu, lời ca, cô hướng dẫn trẻ thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.

- Trẻ thuộc cô cho trẻ hát dưới nhiều hình thức khác nhau như: hát cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.

- Cho trẻ hát nối tiếp, hát đối đáp nhau.

- Trong quá trình trẻ hát, cô khuyến khích trẻ vừa hát vừa thể hiện cử chỉ, động tác minh họa theo cảm xúc của trẻ.

- Trẻ trả lời.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Trẻ trả lời.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Trẻ hát.

(9)

+ Cô chú ý sửa sai cho trẻ

+ Cô hỏi trẻ có những cách vận động nào để bài hát thêm hay?

+ Cho trẻ hát theo tổ kết hợp cách vận động mà trẻ thích.

2.2. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “ Ô cửa bí mật”:

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Phổ biến cách chơi và luật chơi.

+ Cách chơi : Chia trẻ làm 2 đội, 2 đội trưởng lên oẳn tù tì để tìm ra đội nào chơi trước. Có từ 4 ô cửa tương ứng với 4 nốt nhạc được đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 4, đội nào chơi trước sẽ chọn bất kỳ một ô cửa, nếu ô cửa được mở ra, bên trong ô cửa có hình ảnh gì thì đội đó phải hát một bài nói về hình ảnh đó.

+ Luật chơi : Nếu mở ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với hình ảnh trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một cành hoa. Tiếp tục đội kia chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn.

(Hai đội oản tù tì để dành quyền chọn trước) - Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Nhận xét sau khi chơi.

3. Kết thúc:

- Hôm nay các con được hát và vận động bài gì?

Do ai sáng tác?

- Nhận xét – tuyên dương.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ hát.

- Lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Trẻ trả lời.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thời gian giữ trễ được bắt đầu tính từ khi có sườn lên của tín hiệu đầu vào (hoặc khi có sườn lên của tín hiệu enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1), tức là ở

Mỗi đội được quyền lựa chọn một ô cửa và trả lời các câu hỏi trong vòng 10 giây.. Nếu trả

thành bar bờ hay không là điều cần tiếp tục làm sáng tỏ trong các nghiên cứu tiếp theo. Việc tìm ra lời giải đáp này có ý nghĩa quan trọng trong dự báo khả năng

Viết các từ ghép (được in đậm) trong những câu dưới đây vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép:.. b) Dưới ô cửa máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm, núi

- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng con vậtb. - GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên tên từng

MỘT PHẦN

Lần lượt nháy vào dòng kẻ thích hợp để nhập nốt nhạc đến khi hoàn thành bản nhạc, nhấn phím ESC để kết thúc qúa trình nhập nốt nhạc.. Nhấn chọn

4 Mỗi bạn Nam, Việt và Mai chọn một cửa thần kì đến các hành tinh khác nhau.. Biết Việt chọn cửa ghi số