• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 1: bai-8-lap-dan-y-cho-bai-van-tu-su-ket-hop-voi-mieu-ta-va-bieu-cam_09012022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 1: bai-8-lap-dan-y-cho-bai-van-tu-su-ket-hop-voi-mieu-ta-va-bieu-cam_09012022"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập làm văn :

Tiết 30: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ

BIỂU CẢM

(2)

I, Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:

Đọc bài văn: “Món quà sinh nhật” (SGK trang 92, 93, 94) a. Bố cục của bài:

- Mở bài: Từ đầu -> “Bao nhiêu là thứ bày la liệt trên bàn”: Kể, tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật.

- Thân bài: Tiếp -> “Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói”:

Kể về món quà độc đáo của người bạn.

- Kết bài: Còn lại: Cảm nghĩ về món quà sinh nhật.

(3)

I, Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:

Đọc bài văn: “Món quà sinh nhật” (SGK trang 92, 93, 94) b. Các yếu tố trong bài:

- Sự việc chính: Trinh tặng món quà độc đáo (Diễn biến của buổi sinh nhật).

- Nhân vật kể: Tôi (Trang). Ngôi kể: Thứ nhất.

- Câu chuyện xảy ra tại nhà của Trang. Thời gian: Buổi sáng. Hoàn cảnh: Ngày sinh nhật Trang, các bạn đến mừng.

- Sự việc xoay quanh nhân vật chính: Trang. Ngoài ra còn một số nhân vật khác như Trinh, Thanh.

- Tính cách các nhân vật:

+ Trang: Hồn nhiên, sôi nổi, hơi vội vàng. + Trinh: Đằm thắm, kín đáo, hiền lành.

+ Thanh: Nhanh nhẹn, tinh ý

(4)

I, Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:

Đọc bài văn: “Món quà sinh nhật” (SGK trang 92, 93, 94) b. Các yếu tố trong bài:

- Diễn biến câu chuyện:

+ Ngày sinh nhật của Trang, các bạn đến mừng rất đông vui. (Mở đầu)

+ Trinh đến muộn làm Trang giận, nhưng khi hiểu ra là vì Trinh phải đi bộ thì Trang không giận nữa mà còn hối hận vì đã trách lầm

Trinh.

+ Trinh tặng Trang một món quà đó là chùm ổi.

+ Trang nhớ lại mấy tháng trước khi đến nhà Trinh chơi, Trinh đã chỉ cho Trang xem chùm hoa ổi và hứa sẽ giành cho Trang một sự bất ngờ. Bây giờ hiểu ra điều bất ngờ mà Trinh đã giành cho mình nên Trang vô cùng xúc động (Đỉnh điểm câu chuyện).

(5)

I, Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:

Đọc bài văn: “Món quà sinh nhật” (SGK trang 92, 93, 94) b. Các yếu tố trong bài:

- Diễn biến câu chuyện:

+ Trang thầm cảm ơn Trinh vì Trinh đã giành cho mình một món quà đặc biệt có ý nghĩa. (Kết thúc)

- Điều tạo nên sự bất ngờ là tình huống Trinh đến muộn trong ngày sinh nhật Trang và điều bất ngờ Trinh hứa sẽ giành cho Trang

.

- Thứ tự kể: Thời gian từ đầu đến cuối buổi sinh nhật, có xen sự hồi tưởng. (Nhớ lại mấy tháng trước, lúc đến nhà Trang chơi)

- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm làm nổi bật tình bạn sâu sắc

(6)

I, Dàn ý của bài văn tự sự

2. Dàn ý của bài văn tự sự

a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc và tình huống xảy ra câu chuyện.

b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất

định. Kết hợp miêu tả sự vật, sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ.

c. Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc

*Ghi nhớ : SGK trang 95

(7)

II, Luyện tập

Bài tập 1/ sgk trang 95

- Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm

”.

a. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của nhân vật chính- cô bé bán diêm

.

b. Thân bài:

- Không bán được diêm em bé không dám về nhà, em bị rét ngồi nép bên tường.

- Em liều đánh các que diêm và mộng tưởng hiện ra...( 5 lần quẹt diêm gắn với 5 mộng tưởng)

* Yếu tố miêu tả, biểu cảm: đan xen trong quá trình kể: Mỗi lần em bé quẹt diêm mộng tưởng hiện lên → tác giả miêu tả rất sinh động kèm theo đó là những suy nghĩ, tâm trạng nhân vật

c. Kết bài:Em bé chết vì rét, mọi người không ai biết về những điều kì diệu mà em đã trông thấy, thái độ của người qua đường.

(8)

II, Luyện tập

Bài tập 2/ sgk trang 95

- Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.

a. Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến em xúc động là kỉ niệm gì? (nêu khái quát).

b. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

- Nó xảy ra ở đâu? lúc nào? với ai?

- Chuyện xảy ra như thế nào? Mở đầu, diễn biến, kết quả?

- Điều gì khiến em xúc động, xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện xúc động đó).

c. Kết bài: suy nghĩ gì về kỷ niệm đó và người bạn

.

(9)

II, Luyện tập

Bài tập 2/ sgk trang 95 BÀI MẪU :

Tôi có một người bạn Tên là Hoa, chúng tôi lớn lên cùng nhau, cùng chơi, cùng học chung một lớp, tuổi thơ của chúng tôi trải qua biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn, giữa tôi và Hoa có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên đó là kỉ niệm ngã xe.

Tôi còn nhớ khi ấy chúng tôi học lớp 6, hai đứa lại cùng chung một xóm, tôi đầu xóm Hoa cuối xóm nhưng mỗi lần đi học Hoa thường rủ tôi cùng đi, hôm ấy cũng như mọi ngày Hoa sang rủ tôi đi học chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Đang đi bỗng có một chiếc xe máy đi ngược chiều phóng tới dù tôi và Hoa đã đi hết vào lề đường nhưng chiếc xe đó vẫn va vào xe chúng tôi khiến tôi mất tay lái, loạng choạng rồi cả xe lẫn người nằm xoài trên đường. Ngay lúc đó chiếc xe máy phóng thật nhanh và không thèm ngoáy lại nhìn, tôi ngã quả đó vừa đau vừa tức, khi ấy Hoa đã nhanh chóng tiến tới đỡ tôi vào lề đường ngồi rồi dựng xe lên giúp tôi. Hoa tỏ ra rất lo lắng, phủi bụi quần áo cho tôi rồi cẩn thận ngó xem tôi có bị đau chỗ nào không, Hoa thấy tôi bị đau liền bảo tôi lên xe để bạn ý trở đi học, trên đường đi Hoa còn liên tục hỏi thăm tôi "cậu có bị đau lắm không?", rồi cứ bắt tôi vào phòng y tế của trường, khiến tôi cảm giác đôi khi bạn ấy như là bà cụ non vậy, nhưng đối với tôi sự quan tâm của bạn ấy khiến tôi cảm thấy an ủi một phần nào, tôi cứ nhìn bạn ấy rồi thầm cảm ơn vì mình đã có một người bạn tốt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian vẫn duy trì và phát triển.?.

[r]

Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.. Hãy bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn

Điền các từ, cụm từ thích hợp vào các ô trống trong bảng sau để so sánh sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú:.. - Lồi cằm

Tích cực: Tạo ra một khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ cho nhân loại, mang lại cuộc sống tốt đẹp về vật chất và tinh thần cho con người.. Tiêu cực: Ứng dụng trong

Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi sau: Ngày đầu đi học bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh ra sao?. Tôi

Để chống mỏi cơ cần lao động vừa sức, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.. Kiểm tra

Hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.. sự việc