• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ THI KS HSG KHTN - KHXH DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS LẦN 1 NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ THI KS HSG KHTN - KHXH DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS LẦN 1 NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

(Đề thi có 04 trang)

ĐỀ THI KS HSG KHTN - KHXH DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS LẦN 1 NĂM HỌC 2016-2017

ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề MÃ ĐỀ: 911

PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1: Hiện tượng khuếch tán xảy ra vì:

A. giữa các phân tử có khoảng cách.

B. các phân tử chuyển động không ngừng.

C. các phân tử chuyển động không ngừng và giữa các phân tử có khoảng cách.

D. các phân tử vô cùng nhỏ bé.

Câu 2: Cho điểm sáng S cách gương phẳng 20cm. Cho S di chuyển theo phương song song với gương phẳng một đoạn 5cm. Ảnh của S bây giờ sẽ cách S một khoảng:

A. 20cm B. 40cm C. 25cm D. 50cm

Câu 3: Năm 1994, một sao chổi đã đâm vào sao Mộc gây ra một vụ nổ rất lớn. Ở mặt đất ta không nghe thấy tiếng nổ vì:

A. Trái Đất ở rất xa sao Mộc.

B. giữa Trái Đất và sao Mộc là chân không.

C. âm thanh từ sao Mộc đến Trái Đất phải mất 60 năm.

D. âm thanh đã bị bầu khí quyển của Trái Đất hấp thụ.

Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là nhỏ nhất?

A. Người đứng cả hai chân. B. Người đứng co một chân và nhón chân còn lại.

C. Người đứng co một chân. D. Cả ba trường hợp áp lực là như nhau.

Câu 5: Một quả cầu rỗng bằng đồng được treo vào một lực kế, ngoài không khí lực kế chỉ 3,56N.

Thả quả cầu chìm hoàn toàn trong nước số chỉ của lực kế giảm 0,5N. Biết trọng lượng riêng của đồng là 89000N/m3, của nước là 10000N/m3. Thể tích phần rỗng của vật là:

A. 40cm3 B. 50cm3 C. 34cm3 D. 10cm3

Câu 6: Dùng ròng rọc động để đưa vật có khối lượng 50kg lên cao theo phương thẳng đứng, người ta phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8m. Bỏ qua mọi hao phí. Lực kéo dây và độ cao đưa vật lên là:

A. 250N và 4m B. 500N và 8m C. 500N và 4m D. 250N và 8m

Câu 7: Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ :

A. đứng yên so với xe lửa thứ hai B. chuyển động so với xe lửa thứ hai C. chuyển động so với xe lửa thứ nhất D. đứng yên so với cột điện bên đường

Câu 8: Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường 3,6km hết 40 phút. Vận tốc của người đó là:

A. 15,44m/s B. 5,4km/h C. 15m/s D. 5,4m/s

Câu 9: Từ hai địa điểm A và B cách nhau 25km, có hai xe cùng xuất phát lúc 6h và chạy ngược chiều nhau. Xe đi từ A có vận tốc 20km/h, xe đi từ B có vận tốc 30km/h. Hai xe gặp nhau lúc:

A. 6h30ph B. 0,5h C. 1,25h D. 8h30ph

Câu 10: Một ca nô chạy xuôi dòng sông dài 150km. Vận tốc ca nô khi nước không chảy là 25km/h, vận tốc nước chảy là 5km/h. Thời gian ca nô đi hết đoạn sông đó là:

A. 7,5h B. 5h C. 6h D. 3h ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

Câu 11: Xác định câu đúng.

A. Mô cơ tim có cấu tạo và hoạt động giống cơ vân.

B. Mô cơ tim có cấu tạo tương tự cơ vân nhưng hoạt động giống cơ trơn.

C. Mô cơ tim có cấu tạo và hoạt động giống cơ trơn.

D. Mô cơ tim có cấu tạo giống cơ trơn nhưng hoạt động giống cơ vân Câu 12: Cầu thủ đá một quả bóng nặng 0,8 kg đi xa12m, công cơ tạo ra là:

A. 9,6 N B. 9,6 J C. 96 N D. 96 J Câu 13: Tế bào lim phô B bảo vệ cơ thể bằng cách :

A. Tiết dịch tiêu hoá vi khuẩn

B. Tiết prôtêin đặc hiệu phá huỷ tế bào nhiễm khuẩn C. Tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn

D. Tiết chất nhầy bao lấy vi khuẩn Câu 14: Hở van tim ở độngmạchchủthì :

A. Máu chảy ngược vềt im, có thể gây nhồi máu cơ tim, lượng máu nuôi cơ thể ít B. Máu dồn đến động mạch làm động mạch căng ra, có thể gây vỡ động mạch C. Lượng máu đến động mạch bị pha trộn ít oxy làm cơ thể mệt mỏi

D. Máu về tĩnh mạch nhiều hơn bình thường làm hệ tuần hoàn làm việc mệt mỏi Câu 15: Thành phần bạch huyết khác thành phần máu ở chỗ :

A. Có ít hồng cầu, nhiều tiểu cầu B. Nhiều hồng cầu, ít tiểu cầu C. Không có hồng cầu, ít tiểu cầu. D. Chỉ có hồng cầu

Câu 16: Bụi là tác nhân chính gây ra bệnh:

A. Viêm phổi

B. Ung thư phổi C. Bụi phổi

D. Viêm đường dẫn khí Câu 17: Nuốt diễn ra nhờ hoạt động chủ yếu của:

A. Răng B. Lưỡi

C. Thực quản D. Tuyến nước bọt Câu 18: Quá trình tiêu hoá gluxit ở ruột non tạo ra:

A. Đường đơn B. Axitamin

C. Axit béo D. Glixerin Câu 19: Khi trời lạnh cơthểcó hiện tượng run, co ro, nổi da gà là:

A. Co cơ để sinh thêm nhiệt C. Co mạch máu để chống mất nhiệt B. Co cơ để phát tán nhiệt D. Dãn mạch để toả nhiệt qua da.

Câu 20: Cầu thận bị viêm và suy thoái dẫn đến hậu quả:

A. Quá trình lọc máu bị trì trệ, cơ thể bị nhiễm độc và chết B. Gây bí tiểu, nguy hiểm đến tính mạng

C. Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp giảm, môi trường trong bị biến đổi D. Ống thận bị tổn thương, nước tiểu hoà vào máu đầu độc cơ thể.

Câu 21: Khi phân huỷ 1 mol KMnO4 thu được V1 lít oxi, thay bằng 1 mol KClO3 thu được V2 lít oxi ở cùng đkc. So sánh V1 và V2 ta có:

A. V1 =2V2 B. V2 =3.V1 C. V1 = V2 D. 1,5V1 = V2

Câu 22: Nguyên tố hoá học nào chiếm khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất?

A. Sắt B. Nhôm C. Oxi D. Silic

Câu 23: Đem đốt cháy hoàn toàn a gam hợp chất X cần dùng 1,28 gam khí oxi thu được 1792 cm3 khí CO2 (đkc) và 1,44 gam nước. Khối lượng chất X đem đốt là:

A. 3,6 gam B. 3 gam C. 4 gam D. 3,68 gam

(3)

Câu 24: Có một hỗn hợp gồm ( Fe2O3 và CuO) có tỉ lệ khối lượng là 2 : 1. Người ta dùng khí hiđro để khử 240 gam hỗn hợp. Khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng là:

A. 116,8 g và 64 g B. 115,4 g và 64 g C. 112 g và 64 g D. 112 g và 48, 6 g

Câu 25: Trong một bình kín chứa SO2 và SO3. Khi phân tích thấy có 2,4 gam S và 2,8 gam O. Tỉ lệ số mol SO2 và SO3 lần lượt trong bình là:

A. 2: 1 B. 1: 1 C. 1: 2 D. 1:3 Câu 26: Công thức hoá học cho biết:

A. Nguyên tố hoá học tạo ra chất (1) B. Phân tử khối (3)

C. Cả (1), (2), (3) D. Số nguyên tử mỗi nguyên tố trong một phân tử chất Câu 27: Những nhận xét nào sau đây đúng nhất:

1. Không khí là hỗn hợp chứa nhiều nguyên tố O, N, H...

2. Sự cháy là sự oxi hoá chậm có toả nhiệt và phát sáng

3. Thể tích mol của chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất có thể tích bằng 22,4 lít

4. ở cùng đk nhiệt độ và áp suất, cùng một số mol, thể tích của bất kỳ chất khí nào cũng bằng nhau 5. Thể tích mol của bất kỳ chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. Ở đkc, thể tích mol của

các chất khí đều bằng 22,4 lít

6. Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng

7. Không khí là hỗn hợp chứa nhiều chất khí gồm O2, N2, H2...

8. Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện biện pháp hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy

A. 2, 3, 4, 6, 7 B. 2, 4, 5, 6,7 C. 4, 5, 6, 8 D. 4, 5, 6, 7

Câu 28. Oxit của một nguyên tố R có công thức hoá học là RO chứa 20% oxi về khối lượng. Tên của R là:

A. Canxi B. Sắt C. Đồng D. Magiê

Câu 29: Đốt cháy 10 cm3 khí hiđro và 10 cm3 khí oxi đến khi phản ứng kết thúc. Làm lạnh để ngưng tụ hết nước, sau đó đưa về điều kiện nhiệt độ và áp suất ban đầu. Thể tích khí còn lại sau phản ứng là:

A. 5 cm3 khí hiđro B. 5 cm3 khí oxi C. 6 cm3 khí hiđro D. Chỉ có 10cm3 hơi nước Câu 30: Một em học sinh tiến hành làm thí sau:

1. Đun nóng đường kính trắng từ rắn chuyển sang lỏng

2. Đun nóng dung dịch đường kính một thời gian sẽ ngả sang màu vàng nâu rồi bị đen 3. Đốt cháy dây sắt trong bình khí oxi tạo ra hợp chất màu nâu đỏ

4. Hoà tan muối ăn (NaCl) vào nước, được dung dịch muối. Sau đó, đun dung dịch cho bay hơi hết hơi nước thì thu được muối ăn ở dạng rắn

Theo bạn, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học?

A. 3, 4 B. 1, 2,3 C. 2, 3, 4 D. 2, 3 --- HẾT ---

Giám thị không giải thích gì thêm.

Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

.

(4)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐÁP ÁN CHẤM THI KHẢO SÁT KHTN - KHXH LẦN 1 DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS

NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu Đáp án

1 C

2 B

3 B

4 D

5 D

6 A

7 A

8 B

9 B

10 B

11 B

12 D

13 C

14 A

15 C

16 C

17 B

18 A

18 A

20 A

21 B

22 C

23 D

24 C

25 A

26 C

27 D

28 C

29 B

30 D

(5)

---Hết---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 1 trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy trình bày sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide về thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

Ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất số mol của các khí bất kì đều chiếm những thể tích bằng nhau → chúng sẽ có cùng số phân tử

Hình đa diện cần tính có được bằng cách cắt 4 góc của tứ diện, mỗi góc cũng là một tứ diện đều có cạnh bằng..

Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng Chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. - Không nói “nhiệt độ bay hơi” của một chất: vì sự bay hơi xảy ra tại mọi

Trả lời: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày vì khi nước đóng băng, nó cứng và nổi trên bề mặt nước, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể rắn là có

+ Thể khí/hơi: các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.. + Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước,

Bài 8.13 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là.. chất rắn,