• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ THI KS HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS LẦN 1 NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ THI KS HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS LẦN 1 NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC

(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI KS HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS LẦN 1 NĂM HỌC 2016-2017

ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (2,75 điểm):

Hai vận động viên chạy đua trên đường đua có độ dài S(m). Vận động viên thứ nhất chạy nửa quãng đường đầu với vận tốc 11m/s, nửa quãng đường sau chạy với vận tốc 9m/s. Vận động viên thứ hai chạy nửa thời gian đầu với vận tôc 11m/s, nửa thời gian sau chạy với vận tốc 9m/s.

a) Hỏi vận động viên nào về đích trước ?

b) Biết vận động viên thứ hai chạy hết đường đua với công suất 0,7KW trong thời gian 10s. Tính công người đó đã thực hiện và độ dài đường đua trên.

c) Với công mà vận động viên thứ hai đã thực hiện ở trên tương đương với năng lượng sinh ra trong đèn xì oxi- hidro để hàn cắt kim loại. Tính thể tích không khí đo ở đktc cần dùng cho đèn xì trên. Biết rằng: 1mol khí hidro khi đốt cháy tỏa ra năng lượng là 3500J.

Trong không khí có khoảng 20% thể tích là khí oxi.

Phản ứng đèn xì oxi- hidro thuộc loại phản ứng hóa học nào? Tại sao?

d) Tại sao khi dừng hoạt động rồi mà hai vận động viên đó vẫn phải thở gấp thêm một thời gian nữa mới hô hấp trở lại bình thường .

Câu 2(1,75 điểm):

Khi đốt lò gạch người ta thường dùng nhiên liệu là than cám. Trong than cám có 90% khối lượng là cacbon, 7% khối lượng là lưu huỳnh còn lại là tạp chất trơ không cháy. Trung bình một lò gạch khi đốt phải dùng hết một tấn than cám. Hiệu suất của mỗi phản ứng chỉ đạt 90%.

a) Sau mỗi mẻ gạch ra lò thì lượng oxi đã tiêu tốn là bao nhiêu m3 ở đktc?

b) Lượng khí cacbonic, khí lưu huỳnh dioxit thải vào không khí là bao nhiêu kg?

c) Tính nhiệt lượng tạo thành khi đốt một mẻ gạch nói trên. Biết rằng: Nếu đốt cháy 1 mol cacbon sẽ tạo ra 394 kJ. Còn nhiệt lượng tạo thành của lưu huỳnh khi đốt cháy coi như không đáng kể.

d) Một người thực hiện một công bằng 1

10000000 nhiệt lượng tạo thành khi đốt mẻ gạch trên thì có thể đưa được một vật lên cao 1,75m bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15m.

Tính khối lượng của vật và lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng. Bỏ qua mọi hao phí.

Câu 3 ( 1,5 điểm):

Một cốc cao 15cm đựng đầy thủy ngân có trọng lượng riêng 136000N/m3.

a) Tính áp suất của thủy ngân lên đáy cốc và lên một điểm A ở cách đáy cốc 5cm ra đơn vị mmHg và N/m2.

b) Một người có huyết áp tối đa bằng áp suất ở đáy cốc trên và huyết áp tối thiểu bằng áp suất ở điểm A trong cốc trên. Người đó có huyết áp như thế nào ? Huyết áp là gì ? c) Vì sao người bị chứng huyết áp cao thường dẫn đến tai biến mạch máu não ?

ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

Câu 4 ( 1,0 điểm): Một người sống 80 tuổi hô hấp thường 18 nhịp/ phút mỗi phút hít vào môt lượng khí là 500 ml

a) Tính lượng khí ôxi người đó lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp

b) Tính lượng khí cacbonic người đó thải ra ngoài môi trường bằng con đường hô hấp Biết thành phần không khí khi hít vào và thở ra như sau.

O2 CO2 N2 Hơi nước

Khi hít vào 20,96 % 0,03% 79,01% Ít

Khi thở ra 16,4% 4,1% 79,5 Bão hòa

c) Giải thích vì sao khi đun bếp than trong phòng đóng kín cửa thường gây ra hiện tượng ngạt thở ?

---Hết--- Giám thị không giải thích gì thêm.

Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Họ và tên thí sinh:……….Số báo danh:……...

(3)

DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2016-2017

HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Câu Nội dung Điểm

1 (2,75đ)

a, Vận tốc trung bình của vận động viên thứ nhất là:

1 2 1

1 1 2

1 2

2. 2.11.9

9,9 / 11 9

2. 2.

tb

v v

s s

V m s

s s

t v v

v v

 

Vận tốc trung bình của vận động viên thứ hai là:

2 2

1 2

1 2

2

2 2

.2 .2 11 9 10 /

2 2

tb

t t

v v v v

V s m s

t t

Ta thấy Vtb2 Vtb1 nên vận động viên thứ hai về đích trước.

0,5

0,25 0,25 b, Đổi 0,7KW = 700W

Công mà vận động viên thứ hai đã thực hiện là:

.2 700.10 7000

A P t J

Độ dài đường đua là:

S = V ttb2 2. = 10.10 = 100m

0,25 0,25 c, Với công mà vận động viên thứ hai thực hiện là 7000J sẽ tương ứng

khi đốt cháy 2 mol khí hidro.

PTPư: 2H2 + O2  2H2O mol 2 1

 Vkk = 1.5.22,4 =112(l)

--- Phản ứng trên là phản ứng hóa hợp vì: Có hai chất tham gia phản ứng nhưng chỉ có một chất sản phẩm.

Phản ứng trên là phản ứng oxi hóa khử vì có sự cho và nhận oxi. Khí O2 là chất oxi hóa, khí H2 là chất khử.

0,5

---

0,25 d. Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng đồng thời

thải khí cacbonic . Do lượng khí cacbonic tích tụ trong máu tăng cao đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh để loại bớt khí cacbonic ra khỏi cơ thể . chừng nào lượng khí cacbonic trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp trở lại bình thường .

0,5 đ

2 (1,75 đ)

a, mC = 1. 90% =0,9 (tấn); mS =1. 7% = 0,07(tấn) Vì hiệu suất của mỗi phản ứng chỉ đạt 90% nên:

mC( phản ứng) =0,9. 90% = 0,81 (tấn); mS( phản ứng) =0,07. 90% = 0,063(tấn)

0,25

PTPƯ: C + O2  CO2 (1) 12 32 44 (tấn) Vậy: 0,81 X Y ( tấn)

X = mO2 =2,16(tấn) =2,16. 106 =2160000(g) nO2= 67500 mol

0,25

(4)

PTPƯ: S + O2  SO2 (2) 32 32 64 (tấn) Vậy: 0,063 Z T ( tấn)

Z = mO2 = 0,063(tấn) =0,063. 106 =63000(g) nO2= 1968,75 mol

0,25

b, VO2 đã dùng = 1556100(l) = 1556,1 m3.

Y = mCO2 =2,97(tấn) =2970(kg)

T= mSO2 =0,126 (tấn) = 126 (kg) 0,25

c, Nhiệt lượng tạo ra khi đốt cháy mẻ gạch nói trên:

394. 67500 = 26595000 kJ

0,25

d, Công người đó thực hiện là:

1 .26595000 2,6595 2659,5 10000000

A kJ J

Ta có: A P h . 2659,5 10. .1,75 m  m 152kg

Mặt khác: A F l . 2659,5F.15F 177,3N

Vậy khối lượng vật là 152kg và lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là 177,3N

0,25 0,25

3 (1,5đ)

a, Độ cao cột thủy ngân từ đáy cốc tới mặt thoáng là:

h1 = 15cm=150mm = 0,15m

Áp suất của thủy ngân lên đáy cốc là:

P1 = d.h1 = 136000. 0,15 = 20400N/m2 P1 = 150mmHg

Độ cao cột thủy ngân từ điểm A tới mặt thoáng là:

h2 = 15 – 5 = 10cm = 100mm = 0,1m Áp suất của thủy ngân lên điểm A là:

P2 = d.h2 = 136000. 0,1 = 13600N/m2 P2 = 100mmHg

0,25

0,25 b, Người này có huyết áp tối đa là 150 mmHg khi tâm thất co , huyết

áp tối thiểu là 100 mmHg khi tâm thất dãn => Người này có huyết áp cao.

- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch

0,25 đ

0,25 đ c, Người mắc chứng huyết áp cao có sự chênh lệch giưa huyết áp tối đa

và huyết áp tối thiểu -> chứng tỏ động mạch bị sơ cứng, độ đàn hồi kém -> mạch máu dễ vỡ đặc biệt là mạch máu não gây xuất huyết não ( tai biến mạch áu não ) có thể dẫn đến tử vong .

0,5 đ

4 (1,0đ)

- Lượng khí lưu thông / phút : 500 x 18 = 9000 ml = 9 (lit) - Lượng khí lưu thông trong ngày : 60 x 24 x 9 = 12960 lit

- Lượng khí lưu thông trong năm : 365 x 12960 = 4.730.400 ( lit) - Lượng khí lưu thông trong 80 năm : 4.730.400 x 80 = 378.432.000 lit a, Lượng khí ô xi người đó lấy từ môi trường bằng 4,56% lượng khí lưu thông

378.432.000 x 4,56 = 17.256.499 ,2 lit

b, Lượng khí cacbonic người đó thải ra môi trường 4,07% lượng khí

0,25 đ

0,25 đ

(5)

c, Do trong phòng đóng kín của lên không khí khó lưu thông với bên ngoài

- Khi đun bếp than thì lượng ô xi đã tham gia vào phản ứng cháy đồng thời tạo ra khí CO2 và khí CO . Cùng với đó là hoạt động hô hấp của con người

- Hàm lượng khí CO2 và khí CO tăng hàm lượng khí O2 giảm.

Nên khí CO dễ dàng kết hợp với Hb -> hợp chất rất bền . Máu thiếu thiếu Hb tự do chuyên chở ô xi gây hiện tượng ngạt thở .

0,5

---Hết---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Sự hình thành liên kết trong phân tử ammonia. - Nguyên tử N có 5 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 3 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm. Như vậy giữa

Hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật do hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Ví dụ, hệ tuần hoàn nhận

Cô cạn dd Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,2g một chất khí.. Nung D trong không khí đến khối lượng không

Cho Ba(OH) 2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung nóng trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 50,95 gam

Cho Z vào dung dịch HNO 3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khíA. Câu 11: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng

Để thể tích của khối hộp đó lớn nhất thì độ dài của cạnh hình vuông của các miếng tôn bị cắt bỏ bằng.. Đáp

C. Vật sống có khả năng vận động D. Chăm sóc sức khoẻ con người. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.