• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra Học kỳ I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra Học kỳ I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG THCS VĂN TIẾN Họ tên:………...Lớp:…….

BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: KHTN - Lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút (kể cả thời gian giao đề)

I. ĐỀ BÀI:

A. Trắc nghiệm: 3 điểm

Câu 1: Tế bào động vật không có thành phần nào sau đây:

A. Màng. B. Tế bào chất. C. Nhân D. Lục lạp

Câu 2: Máu trong hệ mạch của hệ tuần hoàn là cấp độ tổ chức nào dưới đây ?

A.Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan

Câu 3: Trong các loài dưới đây, loài nào thuộc giới khởi sinh ?

A.Trùng giày B.Trùng kiết lị

C.Trùng sốt rét D.Vi khuẩn lao

Câu 4: Đơn vị phân loại nhỏ nhất của thế giới sống là gì?

A. Ngành B. Lớp. C. Loài D. Giới

Câu 5: Các nhà khoa học sử dụng khóa lưỡng phân để : A. Phân chia sinh vật thành từng nhóm

B. Xây dựng thí nghiệm

C. Xác định loài sinh sản vô tính hay hữu tính D. Dự đoán thế hệ sau

Câu 6: Một tế bào của một loài phân chia 3 lần liên tiếp, số tế bào con được tạo ra là:

A. 2 B. 3. C. 6 D. 8

Câu 7: Virus không được coi là một sinh vật hoàn chỉnh vì:

A.Virus thường gây bệnh cho người và động vật B.Virus chưa có cấu tạo tế bào

C.Virus là loại tế bào nhỏ nhất

D.Virus không có khả năng nhân đôi

Câu 8. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là:

A.Có thành tế bào B.Có tế bào chất

C.Có nhân và các bào quan có màng D. Có màng sinh chất Câu 9: Trong các vật thể sau, vật thể tự nhiên là:

A. Cây bàng. B. Cái bút. C. Chiếc ấm. D. Quyển sách.

Câu 10: Nước uống đóng chai được đo theo đơn vị nào?

A. Chiều dài (m). B. Thể tích (lít). C. Thời gian (giờ). D. Khối lượng (kg).

Câu 11. Nhiệt độ sôi của nước là:

A. 00C B. 400C C. 1000C D. 2000C

Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?

A. Không hiệu chỉnh đồng hồ. B. Đặt mắt nhìn lệch.

C. Đọc kết quả chậm. D. Cả 3 nguyên nhân trên.

Câu 13: Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do:

A. lực của chân đấy bạn đó nhảy lên.

(2)

B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.

C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.

D. lực của đất tác dụng lên dây.

Câu 14. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đối điện năng thành nhiệt năng?

A. Máy quạt.

B. Bàn là điện.

C. Máy khoan.

D. Máy bơm nước.

Câu 15. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động.

Vật sau đó chuyến động chậm dần vì có A. trọng lực.

B. lực hấp dẫn.

C. lực búng của tay.

D. lực ma sát

Câu 16: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo trên cây.

B. Lực của chân người tác dụng lên đĩa cân khi kiểm tra sức khỏe.

C. Lực hút giữa hai thanh nam châm khi đặt các cực khác tên gần nhau.

D. Lực hút giữa Mặt Trời và Trái Đất.

II. Tự luận: 6 điểm Câu 1:

a) Nêu các thành phần cấu tạo của tế bào? Vẽ hình và chú thích sơ đồ cấu tạo của tế bào?Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống?

b) Quan sát những hình ảnh dưới đây, gọi tên sinh vật và cho biết các sinh vật đó thuộc giới nào?

Câu 2.

a) Em hãy kể tên các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra cho con người và các sinh vật khác?

b) Hiện nay virus Corona đang gây ra dịch bệnh rất nguy hiểm trên toàn cầu, vậy bản thân em đã làm gì virus nguy hiểm này cho cá nhân, gia đình và cộng đồng?

Câu 3: Biến đổi các đơn vị sau:

a) 2phút=? giây. b) 3 cm = ? m c) 0,5 tạ = ? kg d) 500m= ? km

(3)

Câu 4: Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất? (HS làm trực tiếp vào phần dấu chấm phía dưới)

a) Dây dẫn diện làm bằng đồng hoặc nhôm, được bọc trong chất dẻo (nhựa) b) Chiếc ấm được làm bằng nhôm

c) Giấm ăn (giấm gạo) có thành phần chủ yếu là acetic acid và nước d) Thân cây bạch đàn có nhiều cellulose, dùng để sản xuất giấy

- Vật thể tự nhiên: ………

- Vật thể nhân tạo: ………

- Vật sống: ………

- Vật không sống: ………

Chất: ………

Câu 5.

5.1. Biểu diễn các lực sau:

a) Trọng lực của một vật là 1500N ( tỉ lệ xích 1cm : 300N).

b) Lực kéo một sà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ lệ xích 1cm : 500N.

5.2. Lực hấp dẫn là gì? Lấy 3 ví dụ.

Câu 6:

6.1. Liệt kê dạng năng lượng của các vật sau:

1. Lò xo đang bị kéo dãn:

2. Tiếng còi xe ôtô:

3. Xăng và dầu mỏ:

4. Ngọn nến đang cháy:

5. Ô tô đang chạy trên đường:

6.2. Hãy nêu tên ba thiết bị/ dụng cụ trong đó có sự chuyến hoá năng lượng từ a) năng lượng hóa học thành năng lượng điện.

b) năng lượng điện thành động năng.

c) năng lượng điện thành năng lượng nhiệt

BÀI LÀM

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

(4)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

(5)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

ĐÁP ÁN

I.TRẮC NGHIỆM

1.D 2.B 3.D 4.C 5A 6.D 7B 8.C

9.A 10.B 11.C 12.D 13.B 14.B 15.D 16.B

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: 1,5đ a.

- Cấu tạo của tế bào: Gồm 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất, nhân.(0.25)

(6)

-Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống vì: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. (0.5)

- Vẽ hình và chú thích đúng (0.25đ) b. Mỗi ý 0.25 điểm

Gọi tên: Vi khuẩn, con gà, con ong, trùng roi xanh, rêu, con ếch, cây phượng vĩ, nấm rơm.

Giới khởi sinh Giới nguyên sinh Giới nấm Giới thực vật Giới động vật

Vi khuẩn Trùng roi xanh Nấm rơm. Cây phượng vĩ Con gà, con ong, con ếch

Câu 2:

a.

Những bệnh do vi khuẩn và virus gây nên:

+ Cho con người:

- Do vi khuẩn: uốn ván, thương hàn, bệnh lao…

- Do virus: cúm, đậu mùa, quai bị, sởi, bại liệt, viêm gan, viêm não, hội chứng HIV/AIDS…

+ Cho sinh vật:

- Virus gây bệnh thối rữa ở cây ăn quả; bệnh đốm trắng hoặc nâu trên lá cây; bệnh cúm gia cầm…

- Vi khuẩn gây ra bệnh bạc lá, héo lá ở cây…

1

b.

Bản thân em đã thực hiện:

- Tìm hiểu về dịch bệnh và nắm được diễn biến của dịch bệnh.

- Thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ y tế và các chỉ thị của chính phủ.

- Chủ động tiêm phòng vacxin khi có đủ điều kiện.

0,5

Câu Đáp án Điểm

3 (0,5đ)

a) 2phút=120 giây. b) 3 cm = 0,03 m c) 0,5 tạ = 50 kg d) 500m= 0,5 km

Mỗi ý đúng được 0,125đ 4

(1,0đ)

- Vật thể tự nhiên: cây bạch đàn. Vật sống: cây bạch đàn - Vật thể nhân tạo: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy.

- Vật không sống: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy.

- Chất: đồng, nhôm, chất dẻo, acetic acid, nước, cellulose

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 5: 0.75đ

5.1.

(7)

a.

b.

5.2. Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

Ví dụ: Lực hấp dẫn giữa Mặt trăng và Trái đât, Quả táo ở trên cây chịu lực hút của Trái đất, Quyển sách đặt trên bàn...

Câu 6: 0.75đ 6.1.

1. Lò xo đang bị kéo dãn: Thế năng đàn hồi 2. Tiếng còi xe ôtô: Năng lượng âm thanh 3. Xăng và dầu mỏ: Năng lượng hóa học

4. Ngọn nến đang cháy: Năng lượng ánh sáng, năng lượng nhiệt.

5. Ô tô đang chạy trên đường: Động năng, năng lượng âm thanh, năng lượng nhiệt.

6.2

a) Pin đồng hồ điện tử, acquy, pin cúc áo,....

b) Quạt điện, máy bơm nước, máy xay,....

c) Bàn là, ấm siêu tốc, nồi cơm điện

(8)

ĐÁP ÁN

BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Hóa học - Lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút (kể cả thời gian giao đề) Tổng 30 câu (10điểm). Chọn mỗi đáp án đúng được 0,33đ.

Kết quả cuối cùng làm tròn đến 0,5đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án A B A C B A A C B D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B B D B A C A A C

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

(9)

Đáp án D C C B D A B A A C

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trang 41 + 42 SBT Khoa học tự nhiên 6: Sắp xếp các hoạt động sau thành các bước đúng của một quy trình làm tiêu bản quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao (hồ). a)

+ Giới Nguyên sinh: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, sống trong môi trường nước hoặc trên cơ

Bài 8.13 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là.. chất rắn,

a) Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống. Trang 60 SBT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6: Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:.. Trang 60 SBT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6:

…(2)… là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định. Nó chỉ đạo hoạt động và quy trình của cơ thể sống. Trang 71 SBT KHOA HỌC TỰ

- Khi tế bào lớn lên và đạt tới một kích thước nhất định thì chúng sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.. - Sự phân chia tế bào làm tăng số lượng tế bào

(5) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào (6) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra sáu tế bào mới gọi là sự phân bào (7)

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều được cấu tạo từ 3 thành phần là: vùng nhân hoặc nhân, màng sinh chất, tế bào chất Khác nhau Vùng nhân chưa có màng bao bọc