• Không có kết quả nào được tìm thấy

KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: ĐỊA LÝ 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: ĐỊA LÝ 9"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Họ và tên: KIỂM TRA HỌC KỲ II Lớp: MÔN: ĐỊA LÝ 9

ĐỀ BÀI I. Phần trắc nghiệm.(2đ)

Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng:

Câu 1. Hoạt động nào gây ô nhiễm nhiều hơn cho môi trường biển đảo nước ta?

A. Giao thông vận tải biển B. Du lịch biển- đảo C. Đánh bắt, nuôi trồng hải sản. D. Công nghiệp

Câu 2. Đảo có diện tích lớn nhất trong các đảo của nước ta là đảo:

A. Cát Bà B. Phú Quốc C. Côn Đảo D. Cái Bầu

Câu 3. Điều gì dưới đây không đúng về đồng bằng sông Cửu Long.

A. Khí hậu nóng ẩm quanh năm B. Không có địa hình núi

C. Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước.

D. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc hơn các vùng khác.

Câu 4. Cây công nghiệp được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ là:

A. Cây chè B. Cây dừa C. Cây cao su D. Cây bông

II. Phần tự luận

Câu 1. Thế mạnh của ĐB sông Cửu Long để phát triển ngành thủy sản Câu 2. Trình bày đặc điểm vùng biển nước ta:

Câu 3. Trình bày tình hình phát triển ngành trồng trọt của ĐB sông Cửu Long.

Câu 4. Cho bảng số liệu sau:

Diện tích và sản lượng lương thực của một số vùng và cả nước năm 2010

Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)

Cả nước 8615,9 44632,2

ĐB sông cửu Long 3983,6 20898,7

ĐB sông Hồng 1247,8 7246,6

a. Lập bảng số liệu về tỉ trọng DT và SL LT của hai vùng so với cả nước năm 2010.

b. Nhận xét ngành sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2010.

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÝ 9

I. Ph n tr c nghi m ( 2 )ầ ắ ệ đ

Câu 1 2 3 4

Ý đúng D B A C

II. Phần tự luận( 8đ)

Câu 1. ( 2đ) Thế mạnh của ĐB sông Cửu Long để phát triển ngành thủy sản:

* Về điều kiện tự nhiên:

- Có diện tích mặt nước rộng cả trên đất liền và trên biển.

- Thủy sản dồi dào, có các bãi cá, tôm trên biển rộng lớn.

* Nguồn lao động:

- Có kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

- Thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy cảm trong sản xuất và kinh doanh thủy sản.

(3)

- Có số lao động đáng kể hoạt động trong nuôi trồng và khai thác thủy sản.

* Cơ sở chế biến: Có nhiều cơ sở chế biến thủy sản để xuất khẩu

* Thị trường: Có các thị trường tiêu thụ rộng lớn: EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ, ĐNÁ… đã kích thích nghề thủy sản phát triển.

Câu 2. ( 1đ) Đặc điểm vùng biển nước ta:

- VN có đường bờ biển dài( > 3260km) và vùng biển rộng.(1 triệu km2.) - Bao gồm các bộ phận:

+ Vùng nội thủy + Vùng lãnh hải + Vùng tiếp giáp

+ Vùng đặc quyền kinh tế + Thềm lục địa biển

Câu 3. ( 2đ) Tình hình phát triển ngành trồng trọt : - Trồng lúa:

+ Chiếm tỉ trọng lớn cả về diện tích (51,1%) và sản lượng (51,4%) lúa so với cả nước + Sản lượng bình quân năm 2002 là: 1066,3 kg/người lớn nhất cả nước.

+ Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu.

- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước: Xoài, dừa, cam, bưởi,…

- Trồng rừng cũng giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là rừng ngập mặn.

Câu 4. ( 3đ)

a. Lập bảng số liệu về tỉ trọng DT và SL LT của hai vùng so với cả nước năm 2010:

Diện tích và sản lượng lương thực của ĐB sông Cửu Long và ĐB sông Hồng so với cả nước (đơn vị : %)

Diện tích Sản lượng

Cả nước 100,0 100,0

ĐB sông cửu Long 46,2 46,8

ĐB sông Hồng 14,5 16,2

b. Nhận xét:

- Đây là hai vùng sx lương thực trọng điểm ở nước ta: chiếm 60,7% diện tích và 63%

về sản lượng LT của cả nước năm 2010

- ĐBSCL có diện tích và sản lượng lớn nhất: (...) - ĐB SH đứng thứ hai (...)

- Cả hai vùng có năng suất lúa cao nhất toàn quốc: (...) trong đó ĐBSH có năng suất cao hơn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.. 1.Bài tập 1: Dựa vào

Câu 2: Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển ở Đông Nam Bộ:.. Bình Dương,

Bạc màu đất do kỹ thuật canh tác và quản lý dinh dưỡng đất chưa phù hợp của nông dân như bón phân vô cơ với lượng N, P cao, không cân đối dưỡng chất, rất ít

Bài 2 Trang 50 Tập Bản Đồ Địa Lí 9: Dựa vào kiến thức đã học, cho biết vì sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về lương thực, thực phẩm và là vùng xuất khẩu

* Ý nghĩa: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công, có 3 mặt giáp biển, có nhiều quan hệ với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công, gần với

- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác..

Học sinh cần nắm được các đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư-xã hội và tình hình phát triển kinh

Các thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.. -Về điều kiện