• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vị trí Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vị trí Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS HƯNG THÀNH TỔ: SINH – HÓA – ĐỊA – CN

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ĐỊA 9 TỪ TUẦN 24 ĐẾN 27 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ.

- Vị trí liền kề phía tây Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, tây nam là vịnh Thái Lan, đông nam là Biển Đông

- Dân số (16,7 triệu người năm2002)

- Vị trí Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Đồng bằng có diện tích rộng lớn nhất nước ta, địa hình khá bằng phẳng có nhiều loại đất tốt.

+ Đất phù sa ngọt diện tích 1.2 tr ha.

+ Đất phèn, đất mặn 2,5tr ha.

+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm.

+ Nguồn nước dồi dào.

+ Sinh vật phong phú đa dạng

+ Nhiều khả năng phát triển kinh tế biển.

- Tài nguyên thiên nhiên có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp, đặc biệt vai trò sông Cửu Long rất to lớn.

- Thiên nhiên còn gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất (nhiều diện tích đất phèn, mặn, mùa mưa lũ lụt, mùa khô thiếu nước)

3. Đặc điểm dân cư xã hội

- Là vùng đông dân, có nhiều dân tộc sinh sống như người Kinh, người Khơme, Chăm và Hoa.

- Người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất nông nghiệp hàng hoá, với lũ hàng năm.

- Mặt bằng dân trí chưa cao

Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (TT) 1. Nông nghiệp:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Bình quân lương thực theo đầu người là 1066,3 kg gấp 2,3 lần trung bình cả nước năm2002

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.

- Có tiềm năng cây công nghiệp

- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% cả nước nhiều nhất các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

- Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.

2. Công nghiệp - Bắt đầu phát triển.

(2)

- Tỉ trọng công nghiệp còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002 - Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại các thành phố và thị xã

- Các ngành công nghiệp: Chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

3. Dịch vụ

- Khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm các ngành chủ yếu: Xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (chiếm 80%) năm 2002, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả.

- Du lịch sinh thái trên sông, miệt vườn, biển đảo.

V. Các trung tâm kinh tế:

- Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. Trong đó Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

Bài 37: Thực hành:

Bài tập 1:

- Lập bảng: Sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002 (cả nước bằng 100%.)

Sản lượng ĐB sông

Cửu Long ĐB Sông Hồng Cả nước

Cá biển khai thác 41.5% 4.6% 100%

Cá nuôi 58.3% 22.8% 100%

Tôm nuôi 76.7% 3.9% 100%

Nhận xét :

- Tỉ trọng sản lượng cá biển cá nuôi ,tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vượt xa đồng bằng sông Hồng . Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước với tỉ trọng sản lượng các ngành rất cao.

- Các sản lượng cá biển khai thác ,cá nuôi ,tôm nuôi tỉ trọng sản lượng 76,7%.

% 100

90 80 70 60 50 40 30 20 10

0 Loại thủy sản Cá biển KT Cá nuôi Tôm nuôi

Chú giải:

Đồng bằng Sông Cửu Long

(3)

Đồng bằng Sông Hồng Các khu vực còn lại

Bài tập 2

a. Các thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

-Về điều kiện tự nhiên

+ Có diện tích vùng nước trên cạn(đồng ruộng, kênh rạch, hệ thống sông Cửu Long…) và trên biển rộng lớn, bờ biển dài nông rộng có bãi tôm bãi cá.

+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm . . . . + Có diện tích rừng ngập mặn rộng lớn . . . .

+ Có nguồn cá tôm dồi dào( nước mặn, nước lợ, nước ngọt) - Nguồn lao động:

+ Có kinh nghiệm và tay nghề đánh bắt thuỷ hải sản đông đảo .

+ Người dân thích ứng linh hoạt với nền KT thị trường năng động và nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh

+ Có một bộ phận làm nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản

- Vùng có nhiều cơ sở chế biến thuỷ hải sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu - Sản phẩn thuỷ hải sản của vùng có thị trường tiêu thụ rộng lớn: Trong nước, trong khu vực , nhật Bản, Bắc Mĩ, EU

b. Thế mạnh của nghề nuôi tôm xuất khẩu Về điều kiện tự nhiên

Nguồn lao động

Cơ sở chế biến trình bày tại mục a Thị trường tiêu thụ

c. Khó khăn :

- Việc đầu tư cho đánh bắt xa bờ . . .

- Hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao chưa được đầu ntư nhiều .

- Chủ động nguồn giống an toàn, năng suất cao, chất lượng tốt, chủ động thị trường, chủ động tránh né các hàng rào cản của các nước nhập khẩu các sản phẩm ( hàng rào thuế quan)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.. 1.Bài tập 1: Dựa vào

Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long.. Biển và

Câu 10: Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta. Câu 11: Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long là

Bên cạnh đó, Nguyễn Phúc Nghiệp [10] đã khái quát về một số tác dụng của kênh đào trong việc ổn định đời sống cư dân, phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và chăn

Kết quả nghiên cứu đã làm rõ thêm quá trình Đảng từng bước có những chỉ đạo ngày càng phù hợp hơn về sự gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên môi

Học sinh cần nắm được các đặc điểm về vị trí địa lí, giới hạn, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư-xã hội và tình hình phát triển kinh

Chứng minh đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta. Nhờ những điều kiện nào mà ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng chiếm

-Mùa khô kéo dài tháng 12 đến tháng 4 năm sau => nước mặn xâm nhập đất liền làm tăng tính chua mặn của đất, thiếu nước tưới vào mùa khô.. Mùa lũ