• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 2/ 2/ 2021 Tiết 40 Ngày giảng: ...

BÀI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THỂ KỶ XIX

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nguyên nhân, diến biến cuộc phản công tại kinh thành Huế 5/7/1885 đó là sự kiện mở đầu phong trào Cần Vương.

- Nắm được những nét khái quát của phong trào Cần Vương.

- Vai trò của các văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương.

2. Kỹ năng

- Sử lược đồ, phân tích sự kiện lịch sử

- Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy sáng tạo, thể hiện sự tự tin 3. Thái độ

- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu chống Pháp của các văn thân sĩ phu yêu nước.

- Biết ơn những năm thân, sĩ phu đã hy sinh cho độc lập tự do 4. Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và

sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ - Năng lực quan sát, năng tư duy, năng lực phân tích, nhận xét

* Giáo dục đạo đức: Tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm khi tổ quốc bị xâm lăng II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, lược đồ điện tử cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế, tài liệu tham khảo.

- HS: SGK, đọc và trả lời câu hỏi SGK III. Phương pháp/KT

- PP: Thuyết trình, hỏi đáp, trực quan,...

- KT: Nhóm, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút IV/ Tiến trình tổ chức dạy và học

1. ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

* Câu hỏi: Nêu nội dung hiệp ước Hác Măng và Pa- tơ -nốt? Hậu quả của việc triều đình kí kết hai bản Hiệp ước trên?

* Đáp án:

- Hiệp ước Hắc- Măng:

(2)

+ Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì,...(1,5 điểm) + Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát các công việc của các quan lại triều đình ,....(1,5 điểm)

+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm,..( 1,5 điểm) + Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì (1,5 điểm) - Hiệp ước Pa- tơ -nốt:

+ Giống hiệp ước Hắc Măng, chỉ sửa đổi đôi chút về danh giới khu vực Trung Kì (2 điểm) - Hậu quả :

+ Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn,....(2 điểm) 3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (2’) GV giới thiệu bài (1p)

Ở tiết trước các em đã tìm hiểu cuộc kháng chiến của nhân ta chống pháp và thấy được thái độ của triều đình nhà Nguyễn với dân tộc. Tìm hiểu nội dung Hiệp ước Hác- măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Bài học hôm nay, chúng ta tìm hiểu tiếp cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến và phong trào Cần Vương như thế nào?

* Hoạt động hình thành kiến thức (30p)

- Mục tiêu: HS hiểu được diễn biến kc chống Pháp - PP: vấn đáp, phân tích, trực quan, thảo luận - KT: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Tư liệu, SGK, máy chiếu

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

(3)

HĐ1 (12p)

- Mục tiêu học sinh nắm được cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885

- PP: Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận

- KT: hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ - Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, lược đồ điện tử - Cách tiến hành

? Sau Hiệp ước 1884 nội bộ triều đình Huế đã bị phân hóa như thế nào?

- Triều đình đầu hàng thực dân Pháp nhưng trong triều đình có một bộ phận chống Pháp, khôi phục lại nền độc lập, ráo riết chuẩn bị cuộc kháng chiến khi có thời cơ

? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế?

HS trả lời trong sgk/125

- Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất thuyết cùng với các quan lại trong phe chủ chiến quyết tâm chiến đấu chống Pháp đến cùng

GV chiếu chân dung Tôn Thất Thuyết

? Em biết gì về Tôn Thất Thuyết?

GV đã giao nhiệm vụ từ tiết trước, học sinh báo cáo lại kết quả tìm hiểu ở nhà

- Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913), biểu tự Đàm Phu , là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

- Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi đi Quảng Trị và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, kêu gọi chống Pháp nổi tiếng.

GV cho học sinh xem một đoạn clip về danh tướng Tôn Thất Thuyết

? Sự chuẩn bị của phái chủ chiến như thế nào?

- Xây dựng lực lượng, căn cứ Tân Sở, tích trữ lương thảo, khí giới thành lập quân đội...

- Trừng trị những kẻ có xu hướng thân Pháp đưa hàm Nghi lên ngôi.

I. Cuộc phản công của phải chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra "Chiếu cần vương".

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885

* Hoàn cảnh:

- Sau điều ước 1883 - 1884 triều đình đầu hàng thực dân Pháp chủ trương chống Pháp.

* Nguyên nhân:

- Phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.

* Sự chuẩn bị:

- Xây dựng lực lượng, căn cứ Tân Sở, tích trữ lương thảo, khí giới thành lập quân đội...

- Đưa Hàm Nghi lên

(4)

? Em có nhận xét gì về việc làm của phái chủ chiến?

- Trao đổi theo nhóm bàn: (2’)

- Đó là việc làm thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc Pháp và quyết tâm chiến đấu để giành lại nền độc lập cho nước nhà.

? Có ý kiến cho rằng phái chủ chiến nổi dậy chống Pháp, đây là cơ hội cho nhân dân ta phối hợp với triều đình chống Pháp? Em có đồng tình ý kiến trên không? Vì sao?

- HS thảo luận cặp đôi (2’)

- Các đưa ra ý kiến của mình, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, giáo viên nhận xét.

? Thái độ và hành động của thực dân Pháp trước những việc làm của phe chủ chiến?

+ Thực dân Pháp lo sợ, tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.

? Trình bày diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế ?

Sử dụng lược đồ điện tử

- GV tường thuật diễn biến trên lược đồ

- HS theo dõi và trình bày lại diễn biến trên lược đồ.

GV:- Đêm khói lửa kinh thành Huế.

- Ngày giỗ chung của ND thành Huế.

...

...

- HĐ2 (11p)

- Mục tiêu học sinh nắm được phong trào Cần Vương - PP: Đàm thoại nêu vấn đề, thuyết trình

- KT: Động não, đặt câu hỏi

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu - Cách tiến hành

Chiếu lược đồ

? Những nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Cần Vương bùng nổ?

HS trả lời trong SGK/126

GV giới thiệu trên lược đồ về cuộc rút chạy khỏi kinh thành Huế ra căn cứ Tân Sở.

Giới thiệu H.89 vua hàm Nghi

- GV giao nhiệm vụ HS tìm hiểu từ tiết trước

ngôi vua.

- Chuẩn bị phản công.

* Diễn biến: sgk/ 125

2. Phong trào Cần Vương.

* Nguyên nhân.

- Vụ biến kinh thành thất bại.

- Ngày 13/8/1885 Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương.

- > Phong trào Cần Vương bùng nổ.

(5)

- HS báo cáo kết quả tìm hiểu

- Hàm Nghi (3 tháng 8 năm 1872 – 4 tháng 1 năm 1943), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị Hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

- Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp.

- Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie) và qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày. Do áp lực của Pháp nên nhà Nguyễn không lập miếu hiệu cho ông.

Ngày nay, lịch sử Việt Nam xem ông cùng với các vua chống Pháp gồm Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.

Chiếu bản Chiếu Cần Vương

? Em hiểu thế nào là “Chiếu Cần Vương”? Nêu tác dụng và ý nghĩa của “Chiếu Cần Vương”?

- HS giải thích

- Nêu tác dụng: cổ vũ phong trào đấu tranh, làm cho thực dân Pháp lo sợ

? Vì sao Chiếu cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng?

- Thảo luận nhóm (3’)

- Các nhóm thảo luận, nhận xétbáo cáo kết quả - GV nhận xét

+ Đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ tuổi có tinh thần yêu nước và khảng khải chống Pháp. Ông đã đứng về phía nhân dân và ủng hộ nhân dân, ủng hộ phái chủ chiến chống Pháp mong muốn giành độc lập dân tộc trong khi triều đình huế nhu nhược, cam tâm làm tay sai cho Pháp. Chiếu Cần Vương phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân vì vậy nhân dân tham gia động đảo.

? Trình bày diễn biến phong trào Cần Vương?

Chiếu lược đồ

GV trình bày diễn biến phong trào Cần Vương trên lược đồ

- HS trình bày lại diễn biến * Diễn biến:

- Chia thành 2 giai đoạn: (1885- 1888);

(6)

? Tại sao PT chỉ nổ ra ở Bắc Trung Kì?

HS trả lời

-Vì Nam Kì là xứ tự trị của Pháp - HS đọc phần chữ nhỏ SGK

? Kết cục giai đoạn 1 của PT Cần Vương như thế nào?

HS trả lời trong sgk

GV Hàm Nghi chính thực Vua Trung Còn như Đồng Khánh là ông vua Xằng".

(1888 - 1896)

- Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ khắp Bắc Kì, Trung Kì (từ Thanh Hóa - Thái Bình)

HĐ1 (8p)

- Mục tiêu học sinh thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

- PP: vấn đáp, thuyết trình - KT đặt câu hỏi

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Cách tiến hành

? Tình hình Bắc Kì sau hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 như thế nào?

- Kinh tế- tài chính ngày càng kiệt quệ.

- Nhân dân đói khổ, giặc cướp hoành hành ở khắp nơi, có lúc triều đình phải cầu cứu quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp. Các đề nghị cải cách duy Tân đều bị khước từ, tình hình rối loạn cực độ.

? Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II trong hoàn cảnh nào? Vì sao chúng chiếm Bắc kỳ lần hai?

- Khi Bắc Kì trong tình trạng rối loạn thì tư bản Pháp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, rất cần nguồn tài nguyên khoáng sản, Bắc Kì lại sẵn có nguồn tài nguyên đó nên chúng quyết tâm đánh chiếm bắc Kì lần thứ hai

? Duyên cớ trực tiếp nào dẫn đến thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II?

- Pháp viện cớ triều đình Huế không thi hành các điều khoản của Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874.

? Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai ntn?

HS trả lời theo nội dung SGK

II. Thực dân pháp đánh Bắc kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884.

1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882).

* Hoàn cảnh:

- Nước Pháp đang chuển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

- Nhu cầu mở rộng xâm chiếm thuộc địa là thiết yếu nên Pháp quyết tâm đánh Bắc Kì lần II.

* Diễn biến

-3/4/1882 quân Pháp do Ri- vi-e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư đòi nộp khí giới và nộp thành vô điều kiện

(7)

? Sau khi thành Hà Nội thất thủ triều đình Huế có thái độ ntn? Hậu quả của thái độ nhu nhược của triều đình Huế như thế nào?

- HS trả lời theo SGK

- GV bổ sung: Quân Thanh ào át tiến vào nước ta quân Pháp nhanh chóng chiếm Hòn Gai. Nam Định và 1 số nơi khác ở Bắc Kỳ

...

...

HĐ2 (8p)

- Mục tiêu học sinh tìm hiểu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai của nhân dân Bắc Kì.

- PP: Đàm thoại, tường thuật, thảo luận

- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút

? Thái độ của nhân dân ta khi Pháp đánh Bắc Kì lần hai như thế nào?

HS trả lời theo SGK/ 122

ND Bắc Kì phối hợp với quan quân triều đình chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai

? Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần thứ hai.

Tường thuật diễn biến trên lược đồ

? Trận cầu giấy lần II, tình hình ta và địch như thế nào? Tại sao TD Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy 1883?

GV cho HS thảo luận nhóm (4’) HS trao đổi, thảo luận, nhận xét.

GV nhận xét và chốt kiến thức: Vì tham vọng xâm lược của Pháp, chúng quyết tâm xâm chiếm toàn bộ

quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự tử.

-Thừa cơ Pháp chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng.

2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp.

-Nhân dân ta tích cực phối hợp quân triều đình kháng chiến.

+Thực hiện kế hoạch "Vườn không, nhà trống".

+ Họ tự tay đốt nhà - không bán lương thực cho Pháp…

+ Quân dân Bắc Ninh - Sơn Tây kéo về áp sát địch trong thành Hà Nội.

+ Ri-Ve-e hoảng sợ phải rút quân từ Nam Định về Hà Nội.

- Trận Cầu Giấy lần thứ hai + Quân ta lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần II (19/5/1883) Ri-ve-e bị giết.

- Triều đình không có quyết tâm chống giặc.

(8)

nước ta, triều đình Huế nhu nhược, yếu hèn nên càng thúc đẩy Pháp đánh mạnh hơn trong việc xâm chiếm Bắc Kì.

...

...

HĐ3 (7p)

- Mục tiêu học sinh hiểu được nội dung Hiệp ước Pa-tơ-nốt và đánh giá thái độ của triều đình nhà Nguyễn đối với dân tộc ta.

-PP: Đàm thoại, phân tích, thảo luận - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm

- Phương tiện SGK, máy chiếu, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Việc triều đình Huế chủ trương thương lượng với Pháp sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai đã dẫn đến hậu quả gì?

- Thái độ nhu nhược của triều đình đã thúc đẩy Pháp đem quân đánh chiếm Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế (8/1883)

? Cuộc tấn công của quân Pháp vào Thuận An diễn ra như thế nào?

HS trả lời trong SGK/123

? Em hãy nêu nội dung Hiệp ước Hác- măng 1883?

- Hiệp ước Hắc- măng đã thảo sẵn gồm 25 điều triều đình Huế hoặc là chấp nhận mọi là không sửa đổi bất cứ điều khoản nào trong văn bản.

GV chiếu nội dung Hiệp ước Hác-măng

? Hậu quả của việc kí Hiệp ước Hác-măng?

- Phong trào kháng chiến của nhân dân lên mạnh.

- Nhiều sĩ phu phản đối triều đình đầu hàng: Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Nguyễn Quang Bích...

- Phe chủ chiến trong triều đình hình thành và hành động mạnh tay hơn

? Thái độ của nhân dân ta khi Triều đình Huế kí Hiệp ước Hác Măng?

- Nhân dân ta vô cùng căm phẫn, càng thúc đẩy họ đứng lên đấu tranh.

? Trước thái độ phản kháng mạnh mẽ của nhân dân thực dân Pháp đã đối phó như nào?

- Thực dân Pháp tổ chức các cuộc tấn công nhằm tiêu diệt các trung tâm đề kháng còn sót lại...

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ 1884.

.

- Chiều 18/8/1883 thực dân Pháp tấn công Thuận An.

- 20/8/1883 chúng đổ bộ lên vùng này, triều đình Huế hoảng hốt xin đình chiến và chấp nhận ký hiều ước Hác- măng.

* Nội dung Hiệp ước Hác- măng (SGK/123)

(9)

? Sau khi làm chủ được tình thế, thực dân Pháp đã ép triều đình huế bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt, em hãy nêu nội dung bản Hiệp ước pa-tơ-nốt 6/6/1984?

- HS nêu nội dung trong SGK/124

? Em có nhận xét gì về việc triều đình phong kiến nhà Nguyễn kí với Pháp bản hệp ước này?

- Thảo luận nhóm bàn (2’)

+ Thái độ hèn nhát của triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã để nước ta rơi vào tay thực dân pháp

+ Đó là quá trình triều đình từng bước đầu hàng thực dân Pháp

* Nội dụng Hiệp ước Pa-tơ- nốt 6/6/1884 (SGK/134) - Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp.

- Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.

* Hoạt động 3: luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Thời gian: (10’)

Làm bài tập 1, 2, 3 trong vở bài tập.

HS làm bài

GV nhận xét, sửa chữa.

* Hoạt động 4: Vận dụng (2,5 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian (2,5’)

HS: Hệ thống lại KT của bài bằng sơ đồ tư duy

* Tích hợp giáo dục đạo đức: ý thức trách nhiệm của mỗi người khi tổ quốc bị xâm lăng

? Khi tổ quốc bị xâm lăng, em sẽ làm gì?

HS: Em sẽ đấu tranh bảo vệ tổ quốc

- Em sẽ tập hợp mọi người (đoàn kết để đấu tranh chống lại kẻ thù

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (2,5 phút)

Sưu tầm tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta lần thứ hai.

4. Củng cố, Hướng dẫn về nhà (2p)

-Nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần Vương?

- Trình bày các giai đoạn phát triển của phonng trào Cần Vương?

- Làm bài tập ( bảng phụ)

(10)

- Các em về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị tiếp phần II.

+ Tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. Tìm hiểu các địa danh này.

+ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

+ Trong số các cuộc khởi nghia trên cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất, vì sao?

+ Đọc sưu tầm tài liệu V/ Rút kinh nghiệm

...

...

...

Nội dung

Lãnh đạo Địa bàn hoạt

động Lực lượng

tham gia Kết quả

Giai đoạn I (1885 – 1888)Giai đoạn II (1888 – 1896)

Vua Hàm Nghi,Tôn Thất

Thuyết,văn thân sĩ phu Văn thân,sĩ phu Bắc Kì, Trung Kì Trung du, miền núi Đông đảo quần chúng

nhân dân

Đông đảo quần chúng nhân dân

11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt Thất bại

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mở rộng ra Bắc, chiếm đóng Hà Nội và các đô thị khác nhằm âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng vũ trang của ta, nhằm nhanh chóng kết thúc

Việc triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã ảnh hưởng như thế nào đến cục diện chiến đấu chống Pháp của nhân dân Việt Nam.. Gây áp lực ngoại

Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.. *Triều đình nhà Nguyễn

Câu 7: Với việc kí kết Hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở.. sáu

+ Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì,

- Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì dâng cao:. + Một số sĩ phu ra Bình Thuận dựng Đồng Châu xã nhằm mưu cuộc

+ Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì... Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882

Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.. *Triều đình nhà Nguyễn