• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NS:.../.../ …..

NG: ………….. Tiết 28 BÀI 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH

LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ.

I .Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Thời cơ khởi nghĩa và lệnh Tổng khởi nghĩa tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc (diễn biến, ý khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn)

- Thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

- Học sinh nắm được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử, khai thác kiến thức qua tranh ảnh tư liệu, clip phim tư liệu, nhạc, nghe bài hát về tổng khởi nghĩa tháng Tám và hát bài “ Tiến quân ca”.

- Rèn kĩ năng thu thập tư liệu, ứng dụng công nghệ thông tin ( Power Point - Word) vào việc xây dựng bài thuyết trình của học sinh.

- Rèn khả năng tư duy độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả.

* Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng nhận thức…

3. Thái độ

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. Tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

- Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

- Giáo dục cho HS lòng yêu kính chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng và niềm tự hào dân tộc.

4. Năng lực hướng tới

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lý, năng lực sử dụng CNTT, năng lực giao tiếp, năng lực sử sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Tái hiện lại sự kiện, hiện tượng lịch sử - Thực hành bộ môn Lịch sử, sơ đồ trực quan - Xác định, giải quyết mỗi vấn đề Lịch sử

- Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá và rút ra bài học.

- Vận dụng kiến thức môn học để giải quyết những vấn đề liên quan II. Chuẩn bị

(2)

- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ tổng khởi nghĩa tháng Tám/1945, ứng dụng công nghệ thông tin.

- Học sinh:

+ SGK, đọc và trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi sgk, đọc them tài liệu về tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Sưu tầm tranh ảnh những ngày giành chính quyền trong cả nước

+ Chuẩn bị một bài thuyết trình theo nhóm (nội dung tranh ảnh mà mình sưu tầm được)

Nhóm 1: Bài thuyết trình trên Powit, bài viết giới thiệu chùa Bắc Mã

Nhóm 2: Bài thuyết trình trên Powit, bài viết giới thiệu Căn cứ Đệ tứ Chiến Khu Đông Triều

Nhóm 3: Vẽ tranh tuyên truyền cổ động cách mạng tháng tám năm 1945 Nhóm 4: Bản đồ tư duy tổng kết bài học

+ Chuẩn bị một đoạn văn: Cảm nhận về di tích lịch sử Tân Trào, cảm nhận sau khi nghe hát “Quốc ca”, học sinh gửi cho giáo viên qua Facebook hoặc Zalo, địa chỉ Email.

+ Bài giới thiệu di tích Lịch sử ở địa phương: chùa Bắc Mã, đình chùa Hổ Lao, giới thiệu Đệ tứ Chiến Khu.

+ Bài vận dụng giải quyết vấn đề Biển đông.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp dạy học: phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, tường thuật, phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận.

- Kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao việc, kĩ thuật nhóm, kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày 1 phút…

IV.Tiến trình giờ dạy 1 Ổn định tổ chức (1p) 2 Kiểm tra bài cũ (5p)

Câu hỏi: Đảng cộng sản Đông Dương có những chủ trương và khẩu hiệu gì đẩy phong trào cách mạng tiến tới? Mặt trận việt minh ra đời có tác động ntn đến cao trào kháng Nhật cứu nước?

Đáp án, biểu điểm:

- Trình bày đượ c chủ trương của hội nghị quân sự Bắc Kỳ (6 điểm)

- Tác động của sự ra đời của Mặt trận Việt Minh: Tập hợp đông đảo quần chúng tham gia lực lượng chính trị của cách mạng, phát triển các đoàn thể cứu quốc trong mặt trận , lực lượng vũ trang của cách mạng cũng được hình thành và phát triển cùng lực lượng chính trị. (4 điểm)

3 Bài mới

GV cho HS nghe một đoạn bài hát về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 HS cảm nhận sau khi nghe bài hát.

Hoàn cảnh mới nào đã dẫn đến lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố? CMT8 diễn ra và thắng lợi như thế nào? Tại sao lại thắng lợi nhanh chóng như vậy? ý nghĩa lịch sử của CMT8 như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Hoạt động 1(10 phút)

- Mục tiêu học sinh nắm được lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi

I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố

(3)

- PP: Đàm thoại, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận - KT: Động não, kĩ thuật nhóm, trình bày 1 phút.

- Phương tiện SGK, SGV, máy chiếu, sản phẩm của học sinh

- Cách tiến hành

Yêu cầu học sinh theo dõi kênh chữ trong SGK/92 từ đầu đến quân Nhật đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện.

GV tái hiện lại sự hiện để học sinh hiểu sâu hơn

Tại mặt trận Xô- Đức, Hồng quân Liên Xô đã phản công trên diện rộng, quét sạch quân Đức khỏi lãnh thổ cuối năm 1944. Trên đường truy kích quân Đức Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng. Ngày 16/4/1945, Hồng quân Liên Xô mở trận tấn công Béc –Lin, tấn công vào sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức. Đến ngày 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô chiếm được bộ phận chủ yếu của tòa nhà Quốc hội Đức. Trong thế cùng Hít-le đã tự sát trong căn hầm bí mặt tại Béc-lin.

Ngày 9/5/1945, Đức kí văn kiện đầu hàng quân đồng minh không điều kiện, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai trên chiến trường châu Âu.

Tại mặt trận châu ÁThái Bình Dương: Mĩ- Anh mở cuộc phản công quân quân Nhật, ngày 6/8/1945 Mĩ ném bóm nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa- ki ngày 8/8/1945, hủy diệt hai thành phố và làm chết hàng chục vạn người dân vô tội, chưa kể đến nhứng người bị nhiễm xạ chết sau này. Cũng trong thời gian này, Hồng quân Liên Xô tấn công đội quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu. Sự thất bại liên tiếp của phát xít Nhật trên chiến trường đã buộc Nhật hoàng phải kí vào văn kiện đầu hàng quân đồng minh không điều kiện vào ngày 15/8/1945.

- Giáo viên chiếu slilde 3 minh họa

Phát xít Đức kí hiệp ước đầu hàng quân đồng minh ở châu Âu.

Phát xít Nhật kí hiệp ước đầu hàng quân Đồng minh ở châu Á.

? Có ý kiến cho rằng “Nhật đầu hàng đồng minh lại là thời cơ giành độc lập dân tộc của nhân dân ta, hoàn cảnh thế giới và cả trong nước có nhiều thuận lợi cho

- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối:

+ Ở châu Âu, phát xít Đức kí hiệp ước đầu hàng quân đồng minh vào tháng 5/

1945

+ Ở châu Á 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện.

+ Ở trong nước quân Nhật hoang mang, dao động cực độ.

(4)

cách mạng tháng 8 năm 1945”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Học sinh thảo luận cặp đôi (2 phút)

- HS: Từ sau ngày 9/3/1945, Đảng ta đã xác định kẻ thù chính duy nhất của chúng ta là phát xít Nhật.

- Thời cơ của cách mạng tháng ?Tám đó là công tác chuẩn bị chu đáo, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có những bước phát triển vượt bậc. Các cuộc bạo động cách mạng, cao trào cách mạng liên tiếp nổ ra ở cả ba miền: Trung, Nam, Bắc như Cao trào Xô- viết Nghệ Tĩnh (1930 -1931), Cao trào dân chủ (1936- 1939), cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ (1940). Các cuộc bạo động và cao trào cách mạng này đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước. Đây là những cuộc tập dượt cho cuộc Tổng khởi nghĩa sau này.

- Bên cạnh công tác chuẩn bị chu đáo của Đảng ta còn có thời cơ thuận lợi đó là phe phát xít đã bị tiêu diệt và đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện.

Giáo viên chốt: Cách mạng tháng Tám nổ ra trong điều kiện chủ quan và khách quan hoàn toàn chín muồi.

Đó chính là thời cơ “ngàn năm có một”, vì nó rất hiếm và quý, nếu bỏ qua thì không bao giờ có thời cơ nữa. Nhận thức rõ thời cơ có một không hai này, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập.”

GV chiếu slilde 4, slide 5: Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa và trích thư kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

1 hs đọc to rõ ràng cho cả lớp nghe Hỡi quân dân toàn quốc!

12 giờ trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945 phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận. Kẻ thù chúng ta đã ngã gục.

Giờ tổng khởi nghĩa đã đến!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!

...

Hỡi nhân dân toàn quốc!

Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!

Tổ quốc đang đòi hỏi những hi sinh lớn lao của các bạn!

Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!

Ngày 13 tháng 8 năm 1945, 11 giờ đêm .

UỶ BAN KHỞI NGHĨA (Văn kiện Đảng 1939 - 1945 NXB Sự thật Hà Nội - 1963)

- Nội dung các sự kiện (SGK/92)

(5)

GV chiếu slide 5

“…Hỡi đồng bào yêu quý!

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn thể đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta.

Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm đứng lên”

(Trích thư Hồ Chủ Tịch gửi cho đồng bào 8-1945)

? Nghe văn kiện của Đảng “Quân lệnh số 1” và trích thư Hồ Chủ tịch gửi cho đồng bào, em thấy giống với văn bản nào đã được học?

HS trả lời: giống văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, là những lời kêu gọi tâm huyết tới nhân dân, quân sĩ đứng lên để giải phóng dân tộc, đánh đuổi kẻ thù giành lại chủ quyền cho đất nước.

? Lệnh tổng khởi nghĩa và thư kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

- Lệnh tổng khởi nghĩa và thư kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng đối với nhân dân cả nước đứng lên mà giải phóng cho mình, khi ý ,Đảng đã định lòng dân đã thấu điều đó tạo nên một sức mạnh tổng hợp, sức mạnh của sự đoàn kết thống nhất, tập trung đánh bại kẻ thù.

GV: Đại hội Quốc dân Tân Trào, giống như Hội nghị Diên Hồng ở thời kì nhà Trần. Đại hội đã tập hợp được đại biểu của ba xứ và các đoàn thể, các dân tộc để lấy ý kiến và nguyện vọng của nhân dân cả nước. Đại hội Quốc dân Tân Trào thể hiện sự đoàn kết nhất trí của toàn thể dân tộc trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước. Đại biểu dự Đại hội thể hiện lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm thực hiện đường lối tổng khởi nghĩa do Đảng đề ra. Tinh thần và nội dung làm việc của Đại hội còn làm cho chúng ta liên tưởng đến một kỳ họp của Quốc Hội Việt Nam ngày nay khi các đại biểu thảo luận về một vấn đề lớn của đất nước.

Chiếu slide 5, 6 minh họa

(6)

Cây đa Tân Trào nơi diễn ra Hội nghị Quốc dân

Đại hội Quốc dân tại

đình Tân Trào

16/08/1945 do Bác Hồ chủ trì

Trong thời gian này, vùng đất Đông Triều, Quảng Ninh phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ. Cuộc khởi nghĩa ngày 8/6/1945, thành lập ra khu căn cứ cách mạng Đệ tứ Chiến Khu. Mặt trận Việt Minh đã bước đầu chuẩn bị cho việc đặt dấu chấm hết cho chế độ phong kiến thực dân ở vùng duyên hải phía bắc Tổ quốc, mở ra một trang sử mới hào hùng... Đồng thời ngày 8/6 từ đó đã trở thành ngày lịch sử, là niềm tự hào của không chỉ Đảng bộ và nhân dân Đông Triều nói riêng và nhân dân tỉnh Quảng Ninh nói riêng, phong trào cách mạng tiếp tụ phát triển ở các tỉnh miền Bắc.

GV dẫn dắt sự kiện chiều 16/08/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về bao vây và tiến công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

GV đọc cho học sinh nghe một đoạn trong lời hiệu triệu của tổng bộ việt minh

"Phát xít Nhật đã gục đầu hàng Anh, Mỹ, Nga, Tàu…

Trước cơ hội có một không hai ấy, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo quân giải phóng Việt Nam, tung xương máu ra đánh giặc Nhật, đòi lấy tự do, hạnh phúc cho nhân dân.”

Chiếu slide 7

(7)

Lễ xuất quân của 34 chiến sĩ tại cây đa Tân Trào

16/8/1945

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

? Quan sát hình ảnh trên,em cảm nhận được những gì về di tích lịch sử Tân Trào? Trách nhiệm của bản thân em đối với đất nước?

HS sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút (phần chuẩn bị của học sinh ở nhà)

Học sinh vận dụng văn biểu cảm ở lớp 7 viết đoạn văn khoảng 10 câu cảm nhận ( Giao cho học sinh ở nhà)

Giáo viên yêu cầu 2- 3 học sinh nhận xét.

Giáo viên chốt, bổ sung, công nhận, đánh giá bằng điểm cho học sinh

? Qua việc phân tích các sự kiện lịch sử ở trên, em có nhận xét gì về chủ trương của Đảng ta?

- 2 học sinh nhận xét chủ trương của Đảng ta

GV chốt kiến thức và chuyển ý: Đó là chủ trương sáng suốt, kịp thời của Đảng ta khi đã nhận định chớp thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, trước hết là giành chính quyền ở Hà Nội.

* Hoạt động 2 (10 phút)

- mục tiêu học sinh nắm được quá trình giành chính quyền ở Hà nội

- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề, tường thuật, thảo luận.

- Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày 1 phút, phân tích phim, chia nhóm...

GV chiếu (slide 8, 9, 10 ), học sinh quan sát

Ngày 19/8/945, cuộc mít tinh, biểu tình vũ trang

II. Giành chính quyền ở Hà Nội

(8)

tiến vào chiếm phủ Phủ Khâm sai Bắc Kỳ

Những ngày cách mạng tháng Tám sôi sục

tại Hà Nội

Mít tinh tại nhà Hát lớn Hà Nội

Biểu tình cướp chính quyền ở Hà Nội

Đội quân du kích ở các chiến khu về Hà Nộị

30/8/1945

Mít tinh tại nhà hát lớn Hà Nội ngày 19/8

? Quan sát những bức ảnh trên, em có nhận xét gì về không khí của cách mạng tháng Tám 1945 ở Hà Nội?

- Sử dụng kĩ thuật động não, gọi ba học sinh phát biểu đưa ra phương án trả lời đúng

HS: Sau khi Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng rất sôi động...đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh đã hoạt động khắp thành phố...

- Nhân dân Hà Nội tích hăng hái tham gia giành chính quyền. Như vậy điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa ở Hà Nội đã sẵn sàng.

Cảm xúc trực tiếp của em trước không khí cách mạng ấy như thế nào?

Trong khí thế tưng bừng, sục sôi mà vô cùng xúc động của những ngày cách mạng tháng Tám, dường như mỗi con người Việt Nam chúng ta đều thấy mình như được sống trong không khí hào hùng ấy. Dân tộc ta đã rũ

- Sau khi Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng rất sôi động

(9)

bỏ lầm than nghìn năm phong kiến và hơn tám mươi năm thực dân Pháp đô hộ để vươn lên sống cuộc đời mới. Mỗi người dân Việt Nam như được sinh ra một lần nữa. Nhưng để có thắng lợi này dân tộc ta phải trải qua bao đau thương, hy sinh và gian lao mới có được tương lai tươi sáng như ngày hôm nay. Trong chúng ta, ai cũng dâng dâng niềm xúc động và lòng tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc.

GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng “đây là điều kiện chín muồi cho khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Tại sao?

2-3 HS đưa ra ý kiến: Trong hoàn cảnh thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi, đặc biệt là không khí cách mạng sôi nổi, nhân dân ở Hà Nội sẵn sành đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Vì vậy đây là thời cơ đã chín muồi cho nhân dân Hà Nội đứng lên giành chính quyền.

? Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào?

- Giáo viên: Hướng dẫn và yêu cầu học sinh tường thuật diễn biến

GV cho hs đánh giá phần tường thuật của bạn.

GV: Tích hợp với môn Âm nhạc 6

GV: yêu cầu tốp 5 học sinh học sinh hát lời 1 bài Quốc ca

GV “Tiến quân ca”, trở thành quốc ca Việt Nam, mỗi lần cất lời ca, trong mỗi chúng ta đều mang những cảm xuc đặc biệt. Cảm xúc của em khi hát Tiến quân ca là gì?

5 HS trả lời: niềm tự hào,trách nhiệm của mỗi người Việt Nam trước Tổ quốc.

- Vô cùng xúc động…..

GV: Chào cờ và hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc và nhân dân của mỗi công dân và với mỗi học sinh.

Ngày 15/07/2016 gia đình cố nhạc sĩ văn Cao đã hiến tặng bài hát “Tiến quân ca” cho nhà nước. Tiến quân ca đã

* Diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền ở

Hà Nội (SGK/93)

* Ý nghĩa: Giành chính quyền ở Hà Nội là động lực, cổ vũ nhân dân cả

(10)

và sẽ mãi mãi là tài sản chung của dân tộc Việt Nam.

- Sử dụng kĩ thuật phân tích phim, kĩ thuật nhóm - GV đặt câu hỏi để học sinh tập trung xem và liệt kê các ý kiến

- Chiếu slide 13: Phim tư liệu “Sao tháng Tám”

GV giao nhiệm vụ: Sau khi xem đoạn phim tư liệu dưới đây, các nhóm hãy liệt kê những sự kiện đáng chú ý.

HS làm việc theo nhóm liệt kê những sự kiện chính báo cáo trước lớp

Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV đánh giá.

? Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa gì?

Học sinh nêu ý nghĩa:

- Giành chính quyền ở Hà Nội là động lực, cổ vũ nhân dân cả nước giành chính quyền.

- Hà Nội là trung tâm chính trị đầu não của cả Đông Dương dưới thời Pháp thống trị. Vì vậy khi nghe tin Hà Nội giành chính quyền thì cuộc khởi nghĩa giành chính quyền lan nhanh như một dây thuốc nổ, cổ vũ nhân dân cả nước giành chính quyền, đồng thời làm cho kẻ thù hoang mạng dao động.

- Hoạt động 3 (10 phút)

- Mục tiêu học sinh nắm được quá trình giành chính quyền trong cả nước

- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình, phân tích, thảo luận

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, kĩ thuật nhóm, trình bày 1 phút

? Không khí chuẩn bị khởi nghĩa trong cả nước như thế nào?

HS: Không khí cách mạng sôi nổi GV: Tích hợp môn Tin học

? Quan sát trên lược đồ, em hãy cho biết những tỉnh nào giành đựơc chính quyền sớm nhất?

HS xác định bốn tỉnh thành giành chính quyền sớm trong cả nước

nước giành chính quyền quyền.

III. Giành chính quyền trong cả nước

- Từ 14 đến ngày 18/8/1945 có 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước

(11)

(slide 14)

GV chiếu lược đồ 4 tỉnh giành chính quyền sớm trong cả nước: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam và một số địa điểm diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Giáo dục lịch sử địa phương

? Tại sao ở Quảng Ninh phong trào cách mạng phát triển mạnh ngay từ những ngày đầu của tháng Tám nhưng lại không giành được chính quyền sớm?

- Ở Quảng Ninh phong trào cách mạng phát triển sớm nhưng lại phát triển mạnh ở các huyện, lị như Đông Triều. Dưới sự lãnh đạo của cán bộ, Đảng viên, nhân dân Đông Triều đồng loạt tấn công địch đánh chiếm đồn Đông Triều, Mạo Khê, Tràng Bạch…thành lập chiến khu Trần Hưng đạo. Ngày 8/6/1945 một cuộc mít tinh lớn tại chùa Hổ Lao, chính thức tuyên bố Thành lập Đệ tứ Chiến Khu, lập Ủy ban quân sự cách mạng. Phong trào cách mạng tiếp tục mở rộng đến các huyện, lị khác.Tuy nhiên Quảng Ninh lại không giành được chính quyền sớm,vì địa hình phức tạp, nhiều rừng núi, vùng biên giới, hải đảo việc giành chính quyền ở các địa phương trong tỉnh cũng hoàn toàn khác nhau.

- GV tường thuật diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

HS quan sát và tường thuật lại

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh (slide 15, 16)

- Giành chính quyền ở:

+ Huế (23/8) + Sài Gòn (25/8)

+ Đến ngày 28/8, Tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước.

+ Ngày 30/8 vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị

+ Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

(12)

Vua Bảo Đại trao ấn kiếm cho chính phủ lâm thời.

Vua Bảo Đại trao ấn kiếm

cho chính phủ lâm thời Vua Bảo Đại

? Em hiểu biết gì về sự kiện trên và vua Bảo Đại?

HS trả lời:

- Lễ thoái vị chính thức được tổ chức vào chiều 30/8, với sự có mặt của năm, sáu vạn người dân Huế đứng tràn ngập trước Ngọ Môn. Nhà vua vận triều phục đại lễ, áo hoàng bào, khăn vàng, đi giày cườm vàng. Sau khi Bảo Đại đọc lời tuyên bố thoái vị, tới nghi thức trao ấn kiếm.

- Chiều ngày 30/8/1945, lễ thoái vị chính thức được cử hành trước Ngọ Môn, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị.

Theo nguyện vọng của nhà vua, lá cờ vàng của triều đình được kéo lên một lần cuối cùng, sau khi nhà vua đọc xong tuyên bố thoái vị thì kéo xuống và kéo lá cờ đỏ sao vàng của cách mạng lên đỉnh Ngọ Môn. Trần Huy Liệu chính thức thay mặt chính phủ lâm thời chấp nhận việc thoái vị của vua Bảo Đại và nhận ấn kiếm vàng tượng trưng cho sự chấm dứt quyền lực cuối cùng của chế độ phong kiến ở Việt Nam.

- Vua Bảo Đại có câu nói nổi tiếng: “Thà làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ”.Câu nói được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt vì tinh thần hợp tác của Cựu hoàng đế cuối cùng của Việt Nam và cũng là bước ngoặt trong cuộc đời ông khi từ vị trí “Thiên tử” cai trị nhân dân trở thành một công dân bình thường của đất nước tự do: công dân Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy.

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 40/sgk và nghe nội dung bản tuyên ngôn độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Sử dụng kĩ thuật phân tích phim, kĩ thuật động não học sinh lắng nghe và ghi lại nội dung cơ bản của tuyên ngôn

HS trình bày nội dung ghi chép được

Hs quan sát, theo dõi đoạn vi deo Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. (chiếu slide 17, 18)

(13)

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945

? Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập”?

Học sinh đưa ra suy nghĩ của bản thân (học sinh đã chuẩn bị ở nhà một đoạn văn biểu cảm từ 3 đến 5 câu)

GV nhận xét cho điểm

GV: Tích hợp với văn bản “Tuyên ngôn độc lập”, Lịch sử 7 GV bình: Đây là bản tuyên ngôn lần thứ ba của dân tộc.Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược.

Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình, tố cáo tội ác của bọn thực dân đối với nhân dân ta và nhân dân các nước thuộc địa. Bản Tuyên ngôn ấy cũng là lời nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta về ý thức tự cường dân tộc, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia đặc biệt là vấn đề biển Đông.

- Tích hợp với môn Mĩ thuật: giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh vẽ tranh cổ động kỷ niệm về cách mạng tháng 8 năm 1945. ( ở nhà)

Học sinh nhớ lại những ngày Cách mạng tháng Tám hào hùng của dân tộc ta, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò của thế hệ trẻ ngày hôm nay đối với đất nước, với dân tộc.

- Hoạt động 4 (7 phút)

- Mục tiêu học sinh phân tích ý nghĩa, nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945

- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề - KT động não, chia nhóm, trình bày 1 phút

? Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng tám năm 1945?

HS phát biểu:

+ Đối với dân tộc Việt Nam + Đối với thể giới

III. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng 8.

1. Ý nghĩa lịch sử (SGK/94-95)

- Trong nước - Thế giới

2. Nguyên nhân thắng lợi:

(SGK/ 95)

(14)

GV phân tích, bổ sung và khẳng định: Cách mạng tháng tám là sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam.

GV nêu vấn đề: “Có ý kiến cho rằng cách mạng tháng 8 thành công công là do sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hoàn cảnh quốc tế thuận lợi”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Giải thích tại sao?

- HS đưa ra ý kiến của cá nhân đồng tình hay không đồng tình, nêu quan điểm của bản thân.

HS nêu rõ

- Cách mạng tháng Tám thành công do sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, chúng ta có thể chứng minh bằng thực tiễn lịch sử như sau:

Thứ nhất: Bất cứ một cuộc cách mạng nào cũng đều phải biết tạo ra thời cơ và nắm bắt thời cơ. Không nắm bắt thời cơ, biến thời cơ thành sức mạnh thì khó có thể giành thắng lợi. Đặc biệt trong hoàn cảnh cách mạng Việt Nam là một nước nghèo và bị đế quốc thực dân đàn áp, bóc lột nhiều năm. Vậy chúng ta phải biết kết hợp nhiều yếu tố dựa vào hoàn cảnh quốc tế thuận lợi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào gia đoạn kết kết, phe phát xít bị thất bại trên chiến trường, quân đồng minh chưa vào tới nước ta.

Thứ hai: tình hình trong nước, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, lôi kéo được hầu hết các tầng lớp nhân dân tham gia. Quần chúng nhân dân đã được tập dượt qua các cuộc đấu tranh và trưởng thành trong kháng chiến nêu cao ngọn cờ cứu nước và gải phóng dân tộc.

Thứ ba: cuộc cách mạng tháng Tám thành công phải kể đến vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo. Đảng ta đã nắm bắt thời cơ lãnh đạo toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Như vậy cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là do sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.

GV: Phân tích, bổ sung và khẳng định lại kiến thức

? Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?Vì sao?

- HS thảo luận nhóm hai bạn: (1’)

GV: Sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc chớp thời cơ ngàn năm có một và lãnh đạo tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Rèn kĩ năng sống cho hs

? Từ thực tiễn Cách mạng tháng Tám năm 1945, hãy rút ra những bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam? Trong những bài học đó, bài học nào được Đảng ta vận dụng để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?

- HS thảo luận nhóm hai bàn: (3’)

(15)

- Các nhóm báo cáo kết quả - Giáo viên chốt lại kiến thức

* Bài học kinh nghiệm:

+ Một là: Bài học về vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào thực tiễn Việt Nam, nắm bắt được tình hình thế giới và trong nước để thay đổi chủ trương và chỉ đạo chiến lược cho phù hợp

+ Hai là: Bài học về giải quyết đúng đắn nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đề cao vấn đề đề dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

+ Thứ ba: Bài học về tập hợp, tổ chức, đoàn kết lực lượng cách mạng trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, trên cơ sở liên minh công - nông, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hóa cao độ kẻ thù rồi tiến lên đánh bại chúng.

+ Thứ tư: Bài học về sự linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp chiến tranh du kích và khởi nghĩa từng phần, khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị rồi tiến đến tổng khởi nghĩa.

Bài học tích hợp kĩ năng sống

? Trong cuộc sống của chúng ta có cần đến những bài học được đặt ra ở trên không?

- Bài học về việc vận dụng khoa học kĩ thuật một cách sáng tạo.

- Bài học về sự đoàn kết, vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh và những bài học kinh nghiệm mà Đảng đề ra.

- Bài học về việc giải quyết đúng đắn nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.

- Bài học về sự linh hoạt trong thời đại quốc tế hóa ngày càng cao

Gv: Vấn đề biển đảo hiện nay đang được cả thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam, việc Trung Quốc có những hành động sai trai, xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia.

Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kiên quyết đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ. Chúng ta đã làm thất bại âm mưu xâm lấn của Trung Quốc bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo.

4. Củng cố (2'p)

Gv cho học sinh xem lại đoạn phim tư liệu ( 2 phút) tóm tắt Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 để khắc sâu kiến thức bài học.

Em cảm nhận được điều gì về tinh thần đấu tranh giành độc lập của cha ông ta?

Trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

5 Hướng dẫn về nhà (3p)

+ Học bài cũ GV giao nhiệm vụ qua Facebook, Zalo, phiếu học tập.

- Học kĩ nội dung bài học, trả lời các câu hỏi, bài tập sgk

- Tường thuật lại diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945.

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện có liên quan đến bài học.

(16)

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh qua Email, Facebook theo danh sách nhóm đã phân công ở tiết 27. Các nhóm đã được phân công sẽ hoàn thành sản phẩm của nhóm mình. Sản phẩm giáo viên gửi lại, yêu cầu chỉnh sửa và hoàn thiện gửi lại qua Facebook ( nguyenthuhoaidt@gmail.com ),

+ Chuẩn bị trước nội dung bài mới Chủ đề Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến mục I+II+III.

? Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8 năm 1945 như thế nào.

? Bước đầu xây dựng chế độ mới ra sao.

? Tiến hành diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết các khó khăn tài chính ra sao.

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Luyện tập 2 trang 135 Lịch sử 10: Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt

+ Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, mở rộng, phát triển và trở thành một trong những nhân tố quan

+ Ngày nay, ngoài trang phục truyền thống, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống như người Kinh. + Nhà của nhiều dân tộc ở Trường Sơn

Trả lời câu hỏi trang 133 SGK Lịch Sử 10 - CTST: Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với việc củng cố và tăng cường khối đại

- Các dân tộc thiểu số tổ chức tết năm mới vào các thời điểm khác nhau; ngoài ra, họ còn có nhiều lễ tết khác với những đặc trưng văn hóa của từng tộc người.. * Lễ hội:

+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và

- Đảng nắm bắt thời cơ cách mạng: Khi nhận được thông tin về việc Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc,

- Nhật thỏa hiệp với Pháp, quay trở lại đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Sơn => khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại.. Trình bày diễn biến chính khởi