• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam | Giải Lịch sử 10 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam | Giải Lịch sử 10 Cánh diều"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Mở đầu trang 110 Lịch sử 10: Vậy cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam có những thành phần dân tộc theo dân số và theo ngữ hệ gì? Việt phân chia tộc người theo dân số và ngữ hệ được tiến hành như thế nào? Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc ra sao?

Trả lời:

- Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc); trong đó, dân tộc Kinh chiếm số lượng đông đảo nhất (chiếm khoảng 15,3% dân số cả nước - năm 2019).

- Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau, gồm: Ngữ hệ Nam Á; Ngữ hệ Mông - Dao; Ngữ hệ Thái - Kađai; Ngữ hệ Nam Đảo và ngữ hệ Hán - Tạng.

- Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc riêng trong đời sống vật chất, tinh thần.

1. Thành phần dân tộc theo dân số

(2)

Câu hỏi trang 112 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các hình 16.1, 16.2 hãy:

- Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân tộc trên 1 triệu người và những dân tộc thiểu số có dân tộc dưới 5 nghìn người.

- Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

- Các dn tộc thiểu số có dân số trên 1 triệu người là Thái, Tày, Mường, Hmông, Khơ- me, Nùng.

- Dân tộc thiểu số có dân số dưới 5 nghìn người là: Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Ngái, Cống, Bố Y, Cờ Lao, Mảng, Lô Lô.

- Nhận xét: Cơ cấu dân số theo dân tộc Việt Nam hiện nay:

+ Dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm khoảng 85.3% tổng số dân + 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14.7% dân số.

+ Các dân tộc sinh sống đan xen trên các vùng lãnh thổ của Việt Nam.

2. Ngữ hệ và phân chia tộc người theo ngữ hệ

Câu hỏi trang 112 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 16.1 hãy:

(3)

- Trình bày khái niệm ngữ hệ.

- Cho biết các dân tộc ở Việt Nam được phân chia như thế nào theo ngữ hệ?

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Khái niệm: Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau. Ngữ hệ còn được gọi là dòng ngôn ngữ

- Yêu cầu số 2: sự phân chia ngữ hệ ở Việt Nam

Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau:

- Ngữ hệ Nam Á, gồm:

+ Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường + Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme.

- Ngữ hệ Mông - Dao, gồm nhóm ngôn ngữ Hmông, Dao - Ngữ hệ Thái - Kađai, gồm:

+ Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái + Nhóm ngôn ngữ Kađai.

- Ngữ hệ Nam Đảo gồm nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo.

- Ngữ hệ Hán - Tạng, gồm:

(4)

+ Nhóm ngôn ngữ Hán

+ Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến 3. Hoạt động kinh tế, đời sống vật chất

Câu hỏi trang 117 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9 hãy:

- Trình bày những nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Nêu những nét đặc sắc trong đời sống vật chất của một dân tộc mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất a/ Hoạt động kinh tế

- Nông nghiệp: chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.

- Thủ công nghiệp:

+ Người Kinh phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nhiều làng nghề nổi tiếng.

+ Các dân tộc thiểu số cũng phát triển các nghề thủ công truyền thống, như: dệt thổ cẩm, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...

- Thương nghiệp:

+ Hoạt động nôi thương diễn ra nhộn nhịp thông qua các chợ + Hoạt động ngoại thương ngày càng được mở rộng.

b/ Đời sống vật chất - Ăn

+ Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày của người Kinh.

+ Các dân tộc thiểu số thường dùng: cơm tẻ, xôi, ngô, các loại gia vị như: dổi, mắc kén... và thường uống rượu cần.

- Mặc

+ Người Kinh thường mặc: quần, áo, váy… các dịp lễ, tết thường mặc áo dài

(5)

+ Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi hoa văn, chất liệu hoặc màu sắc riêng.

- Ở:

+ Nhà ở truyền thống của người Kinh thường là nhà trệt.

+ Kiểu nhà phổ biến của các dân tộc thiểu số là nhà sàn.

- Phương tiện đi lại:

+ Phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh là ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, thuyền, bẻ, mảng, ghe, tàu,...

+ Ngựa thồ, xe ngựa, xe trâu, bò… là phương tiện vận chuyển, đi lại truyền thống, phổ biến của nhiều dân tộc thiểu số.

+ Trong xã hội hiện đại, xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay… trở thành phương tiện đi lại quen thuộc

Yêu cầu số 2:

Giới thiệu: Đời sống vật chất của Dân tộc Tày ở Việt Nam

* Nhà ở:

+ Trước đây, phong cách nhà ở chủ yếu là nhà sàn, được làm từ: tre, gỗ,lá cọ…

+ Trong khoảng 40 năm trở lại đây, rất nhiều gia đình người Tày bắt đầu chuyển từ nhà sàn xuống ở nhà trệt (được xây dựng từ: gạch, vữa, bê tông cốt thép…).

* Trang phục:

- Trang phục của nữ: Bộ y phục cổ truyền của phụ nữ Tày ở Thái Nguyên gồm khăn, áo, dây lưng và váy (hoặc quần).

+ Khăn: Thường màu chàm hoặc đen, làm tự loại vải tự dệt hoặc bằng vải láng hoặc nhung đen. Khăn thường có hai loại, một loại đội đầu hình tam giác cân. Loại thứ hai

(6)

được dùng để vấn tóc, được cắt theo dạng hình chữ nhật có kích cỡ to nhỏ, dài ngắn tuỳ theo bộ tóc của người sử dụng.

+ Áo: thường được may bằng vải nhuộm chàm hoặc từ vải láng, phin đen không trang trí, dài đến tận bắp chân, ống tay hẹp. Cổ áo to nhỏ tuỳ người sử dụng. Khi mặc cài cúc ở bên nách phải.

+ Váy (hoặc quần): Trước kia các cụ bà Tày mặc váy, nhưng hiện nay hầu hết phụ nữ Tày đều mặc quần. Những chiếc quần họ mặc thường ngày cũng như mặc trong nghi lễ đều có màu chàm đen.

+ Thắt lưng: là một tấm vải màu chàm hoặc màu đen. Khi mặc váy hoặc quần hoặc quần và áo xong thì người ta mới quấn dây thắt lưng nhiều vòng quanh eo sau đó buộc vắt ra phía sau.

+ Giày: thường ngày phụ nữ người Tày ít đi giày, chủ yếu đi dép; trong những ngày lễ hoặc tết phụ nữ thường đi giày nhung đen.

- Y phục nam:

+ Từ lâu người đàn ông Tày đã mặc bộ y phục giống như người Kinh, đầu cắt tóc ngắn, chân đi giầy hoặc dép, đội mũ nồi.

+ Nam giới thường đeo nhẫn bạc, vòng tay bạc.

* Văn hoá ẩm thực

- Nguồn lương thực, thực phẩm của người Tày khá phong phú, chủ yếu là từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi.

- Người Tày biết chế biến khá nhiều món ăn; nổi tiếng là các món: cơm lam; xôi ngũ sắc; bánh Coóc mò…

(7)

- Thường ngày, người Tày uống nước đun sôi với lá hoặc vỏ cây rừng. Rượu cũng là đồ uống phổ biến của dân tộc Tày, nhưng khác với người Thái và người Mường, người Tày không làm cần mà nấu rượu bằng gạo, sắn, ngô, mật mía.

* Phương tiện vận chuyển

- Phổ biến nhất là gánh, dùng ngựa thồ, trâu bò kéo.

- Những bản ở ven sông và suối lớn thì dùng bè, mảng.

- Hiện nay ngoài các phương tiện trên còn có xe đạp, xe máy….

(Nguồn: Dư địa chí Thái Nguyên)

4. Đời sống tinh thần

Câu hỏi trang 120 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.10 đến 16.13 hãy:

- Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đông các dân tộc Việt Nam.

- Nêu những nét nổi bật trong đời sống tinh thần của một dân tộc mà em biết.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Thành tựu về đời sống tinh thần:

* Tín ngưỡng, tôn giáo - Tín ngưỡng:

+ Thờ cúng tổ tiên

+ Thờ các vị thần tự nhiên

+ Thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,...

- Tôn giáo

+ Tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,...

(8)

+ Mức độ đậm nhạt của các tôn giáo này khác nhau tuỳ theo tiến trình lịch sử, theo vùng miền và theo tộc người,

* Phong tục, tập quán - Người Kinh:

+ Từ xa xưa đã có tục ăn trầu nhuộm răng, xăm mình.

+ Trong cưới xin thường trải qua các bước cơ bản: dạm, hỏi, cưới, lại mặt.

+ Tổ chức tang ma rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.

- Các dân tộc thiểu số có phong tục, tập quán đa dạng, mang đặc trưng riêng.

* Lễ tết:

- Người Kinh: có nhiều lễ tết trong năm, như: Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Đoan Ngọ, Trung thu,...

- Các dân tộc thiểu số tổ chức tết năm mới vào các thời điểm khác nhau; ngoài ra, họ còn có nhiều lễ tết khác với những đặc trưng văn hóa của từng tộc người.

* Lễ hội: là một nét văn hoá đặc sắc, gồm các lễ hội nông nghiệp, tôn giáo, hoặc gắn với đời sống sinh hoạt cộng đồng.

* Nghệ thuật

- Các loại hình nghệ thuật biểu diễn của dân tộc Kinh rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuổng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,...

- Mỗi dân tộc thiểu số lại có những làn điệu, điệu múa và nhạc cụ riêng.

Yêu cầu số 2:

Giới thiệu: Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Tày * Tập quán hôn nhân:

- Chế độ hôn nhân của người Tày trước đây xây dựng trên chế độ tư hữu về tài sản, mang tính chất mua bán môn đăng hậu đối. Người con trai bỏ tiền mua hiện vật và người con gái về.

- Nguyên tắc là cùng thờ tổ tiên thì không được lấy nhau nhưng con chị em gái có thể lấy nhau được.

- Hôn nhân người Tày mang tính phụ quyền cao.

(9)

- Tình yêu nam nữ được thể hiện qua các dịp hội hè hàng năm như Lồng Tồng (lễ xuống đồng), các buổi chợ phiên, những ngày cưới của bạn bè...

- Trước cách mạng tháng Tám (1945) ở Thái Nguyên còn tồn tại tục “trộm vợ” khi bố mẹ khước từ tình yêu của đôi trai gái, hay tục “ngủ chết” phản kháng bố mẹ phản đối tình yêu của con.

- Tồn tại chế độ một vợ một chồng từ lâu đời. Khi vợ/ chồng qua đời, thì người còn lại có thể tái hôn sau 3 năm.

- Nghi lễ cưới hỏi bao gồm các bước: Uớm hỏi, lễ nộp đồ thách cưới, lễ báo cưới và lễ cưới chính thức. Đặc biệt trong lễ cưới chính thức, nhà trai nhất thiết phải có lễ vật là một số tấm vải cho mẹ đẻ của vợ để trả công nuôi dưỡng, gọi là “vải ướt khô” khoảng 48 vuông kèm theo môt hoặc hai đồng bạc trắng.

* Nghi lễ tang ma:

- Gồm nhiều bước phức tạp:

+ Sau khi tắt thở người chết, được tắm rửa, mặc quần áo mới, liệm 7 lớp (đối với nam), 9 lớp (đối với nữ)

+ Thày cúng làm lễ nhập quan, làm lễ cúng dâng đèn cho người chết biết đường đi.

+ Kể từ lễ nhập quan, con cháu phải ăn chay, con trai không được cắt tóc. Trước mỗi bữa ăn gia đình phải có mâm cơm để ở dưới chân quan tài mời linh hồn người chết.

+ Thầy cúng thực hiện một số nghi lễ cúng như: triệu tướng, phá ngục, khai quan, rửa tội, tống phỉ... sau đó đưa người chết ra đồng hoặc lên rừng chôn cất.

- Sau 3 năm, người Tày làm lễ hết tang, linh hồn người chết mới được nhập vào bàn thờ tổ tiên.

* Quan niệm, tín ngưỡng:

- Người Tày quan niệm vũ trụ có 3 thế giới lớn: Trời, đất và nước.

- Ngoài ra, người Tày còn phân biệt hai thế giới là thế giới thực của con người và thế giới vô hình của thần thánh, ma quỷ hay còn gọi là xứ người, xứ ma. Cõi người có kẻ tốt người xấu và cõi ma cũng vậy.

+ Các ma lành là tổ tiên, thổ công, ma bếp, ma chuồng, thần nông, mẹ hoa.

(10)

+ Ma dữ là ma chết bất đắc kỳ tử, ma chết yểu thường gây hoạ.

- Quan niệm của người Tày về thể xác và linh hồn:

+ Phần xác có hình khối, có thể nhìn thấy bằng các giác quan.

+ Phần hồn là phần vô hình con người không nhìn thấy được. Phần hồn của nam có 7 khoắn (vía), nữ có 9 khoắn (vía). Các khoẳn thường liền với xác, khi người chết các khoắn lìa hẳn khỏi xác và biến thành phỉ.

* Lễ hội:

- Người Tày tổ chức nhiều lễ hội trong năm, tiêu biểu là: lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng); Tết 3/3 tảo mộ (còn gọi là: tết mở cửa mồ…)

- Trong ngày diễn ra lễ hội, phần lễ và phần hội đều diễn ra trang trọng, vui tươi.

+ Phần lễ gồm nhiều nghi thức trang trọng

+ Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi, như: hội tung còn; múa sư tử, múa vơ, kéo co... Đặc biệt, đêm về, nam nữ thanh niên thi hát lượn đối đáp suốt canh dài...

(Nguồn tài liệu: Dư địa chí Thái Nguyên)

Luyện tập và Vận dụng (trang 120)

Luyện tập 1 trang 120 Lịch sử 10: Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Thành phần dân tộc theo dân số:

+ Trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay, dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm khoảng 85.3% tổng số dân

+ 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14.7% dân số.

- Phân chia tộc người theo ngữ hệ: Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau:

(11)

- Ngữ hệ Nam Á, gồm:

+ Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường

+ Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme

- Ngữ hệ Mông - Dao, gồm nhóm ngôn ngữ Hmông, Dao

- Ngữ hệ Thái - Kađai, gồm:

+ Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái

+ Nhóm ngôn ngữ Kađai

- Ngữ hệ Nam Đảo gồm nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa đảo

- Ngữ hệ Hán - Tạng, gồm:

+ Nhóm ngôn ngữ Hán

+ Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến

Luyện tập 2 trang 120 Lịch sử 10: Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt nam.

Trả lời:

a. Đời sống vật chất - Ăn

+ Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày của người Kinh.

+ Các dân tộc thiểu số thường dùng: cơm tẻ, xôi, ngô, các loại gia vị như: dổi, mắc kén... và thường uống rượu cần.

- Mặc

+ Người Kinh thường mặc: quần, áo, váy… các dịp lễ, tết thường mặc áo dài

(12)

+ Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi hoa văn, chất liệu hoặc màu sắc riêng.

- Ở:

+ Nhà ở truyền thống của người Kinh thường là nhà trệt.

+ Kiểu nhà phổ biến của các dân tộc thiểu số là nhà sàn.

- Phương tiện đi lại:

+ Phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh là ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, thuyền, bẻ, mảng, ghe, tàu,...

+ Ngựa thồ, xe ngựa, xe trâu, bò… là phương tiện vận chuyển, đi lại truyền thống, phổ biến của nhiều dân tộc thiểu số.

+ Trong xã hội hiện đại, xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay… trở thành phương tiện đi lại quen thuộc

b. Đời sống tinh thần:

* Tín ngưỡng, tôn giáo - Tín ngưỡng:

+ Thờ cúng tổ tiên

+ Thờ các vị thần tự nhiên

+ Thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,...

- Tôn giáo

+ Tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,...

+ Mức độ đậm nhạt của các tôn giáo này khác nhau tuỳ theo tiến trình lịch sử, theo vùng miền và theo tộc người,

* Phong tục, tập quán - Người Kinh:

+ Từ xa xưa đã có tục ăn trầu nhuộm răng, xăm mình.

+ Trong cưới xin thường trải qua các bước cơ bản: dạm, hỏi, cưới, lại mặt.

+ Tổ chức tang ma rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.

(13)

- Các dân tộc thiểu số có phong tục, tập quán đa dạng, mang đặc trưng riêng.

* Lễ tết:

- Người Kinh: có nhiều lễ tết trong năm, như: Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Đoan Ngọ, Trung thu,...

- Các dân tộc thiểu số tổ chức tết năm mới vào các thời điểm khác nhau; ngoài ra, họ còn có nhiều lễ tết khác với những đặc trưng văn hóa của từng tộc người.

* Lễ hội: là một nét văn hoá đặc sắc, gồm các lễ hội nông nghiệp, tôn giáo, hoặc gắn với đời sống sinh hoạt cộng đồng.

* Nghệ thuật

- Các loại hình nghệ thuật biểu diễn của dân tộc Kinh rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuổng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,...

- Mỗi dân tộc thiểu số lại có những làn điệu, điệu múa và nhạc cụ riêng.

Vận dụng 3 trang 120 Lịch sử 10: Sưu tầm tư liệu, giới thiệu về đời sống vật chất và tinh thần của một hoặc một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

(*) Giới thiệu về dân tộc Tày ở Việt Nam a. Đời sống vật chất

* Nhà ở:

+ Trước đây, phong cách nhà ở chủ yếu là nhà sàn, được làm từ: tre, gỗ,lá cọ…

+ Trong khoảng 40 năm trở lại đây, rất nhiều gia đình người Tày bắt đầu chuyển từ nhà sàn xuống ở nhà trệt (được xây dựng từ: gạch, vữa, bê tông cốt thép…).

* Trang phục:

(14)

Trang phục truyền thống của người Tày

- Trang phục của nữ: Bộ y phục cổ truyền của phụ nữ Tày ở Thái Nguyên gồm khăn, áo, dây lưng và váy (hoặc quần).

+ Khăn: Thường màu chàm hoặc đen, làm tự loại vải tự dệt hoặc bằng vải láng hoặc nhung đen. Khăn thường có hai loại, một loại đội đầu hình tam giác cân. Loại thứ hai được dùng để vấn tóc, được cắt theo dạng hình chữ nhật có kích cỡ to nhỏ, dài ngắn tuỳ theo bộ tóc của người sử dụng.

+ Áo: thường được may bằng vải nhuộm chàm hoặc từ vải láng, phin đen không trang trí, dài đến tận bắp chân, ống tay hẹp. Cổ áo to nhỏ tuỳ người sử dụng. Khi mặc cài cúc ở bên nách phải.

+ Váy (hoặc quần): Trước kia các cụ bà Tày mặc váy, nhưng hiện nay hầu hết phụ nữ Tày đều mặc quần. Những chiếc quần họ mặc thường ngày cũng như mặc trong nghi lễ đều có màu chàm đen.

(15)

+ Thắt lưng: là một tấm vải màu chàm hoặc màu đen. Khi mặc váy hoặc quần hoặc quần và áo xong thì người ta mới quấn dây thắt lưng nhiều vòng quanh eo sau đó buộc vắt ra phía sau.

+ Giày: thường ngày phụ nữ người Tày ít đi giày, chủ yếu đi dép; trong những ngày lễ hoặc tết phụ nữ thường đi giày nhung đen.

- Y phục nam:

+ Từ lâu người đàn ông Tày đã mặc bộ y phục giống như người Kinh, đầu cắt tóc ngắn, chân đi giầy hoặc dép, đội mũ nồi.

+ Nam giới thường đeo nhẫn bạc, vòng tay bạc.

* Văn hoá ẩm thực

- Nguồn lương thực, thực phẩm của người Tày khá phong phú, chủ yếu là từ các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi.

- Người Tày biết chế biến khá nhiều món ăn; nổi tiếng là các món: cơm lam; xôi ngũ sắc; bánh Coóc mò…

- Thường ngày, người Tày uống nước đun sôi với lá hoặc vỏ cây rừng. Rượu cũng là đồ uống phổ biến của dân tộc Tày, nhưng khác với người Thái và người Mường, người Tày không làm cần mà nấu rượu bằng gạo, sắn, ngô, mật mía.

* Phương tiện vận chuyển

- Phổ biến nhất là gánh, dùng ngựa thồ, trâu bò kéo.

- Những bản ở ven sông và suối lớn thì dùng bè, mảng.

(16)

- Hiện nay ngoài các phương tiện trên còn có xe đạp, xe máy….

b. Đời sống tinh thần * Tập quán hôn nhân:

- Chế độ hôn nhân của người Tày trước đây xây dựng trên chế độ tư hữu về tài sản, mang tính chất mua bán môn đăng hậu đối. Người con trai bỏ tiền mua hiện vật và người con gái về.

- Nguyên tắc là cùng thờ tổ tiên thì không được lấy nhau nhưng con chị em gái có thể lấy nhau được.

- Hôn nhân người Tày mang tính phụ quyền cao.

- Tình yêu nam nữ được thể hiện qua các dịp hội hè hàng năm như Lồng Tồng (lễ xuống đồng), các buổi chợ phiên, những ngày cưới của bạn bè...

- Trước cách mạng tháng Tám (1945) ở Thái Nguyên còn tồn tại tục “trộm vợ” khi bố mẹ khước từ tình yêu của đôi trai gái, hay tục “ngủ chết” phản kháng bố mẹ phản đối tình yêu của con.

- Tồn tại chế độ một vợ một chồng từ lâu đời. Khi vợ/ chồng qua đời, thì người còn lại có thể tái hôn sau 3 năm.

- Nghi lễ cưới hỏi bao gồm các bước: Uớm hỏi, lễ nộp đồ thách cưới, lễ báo cưới và lễ cưới chính thức. Đặc biệt trong lễ cưới chính thức, nhà trai nhất thiết phải có lễ vật là một số tấm vải cho mẹ đẻ của vợ để trả công nuôi dưỡng, gọi là “vải ướt khô” khoảng 48 vuông kèm theo môt hoặc hai đồng bạc trắng.

* Nghi lễ tang ma:

- Gồm nhiều bước phức tạp:

+ Sau khi tắt thở người chết, được tắm rửa, mặc quần áo mới, liệm 7 lớp (đối với nam), 9 lớp (đối với nữ)

+ Thày cúng làm lễ nhập quan, làm lễ cúng dâng đèn cho người chết biết đường đi.

+ Kể từ lễ nhập quan, con cháu phải ăn chay, con trai không được cắt tóc. Trước mỗi bữa ăn gia đình phải có mâm cơm để ở dưới chân quan tài mời linh hồn người chết.

(17)

+ Thầy cúng thực hiện một số nghi lễ cúng như: triệu tướng, phá ngục, khai quan, rửa tội, tống phỉ... sau đó đưa người chết ra đồng hoặc lên rừng chôn cất.

- Sau 3 năm, người Tày làm lễ hết tang, linh hồn người chết mới được nhập vào bàn thờ tổ tiên.

* Quan niệm, tín ngưỡng:

- Người Tày quan niệm vũ trụ có 3 thế giới lớn: Trời, đất và nước.

- Ngoài ra, người Tày còn phân biệt hai thế giới là thế giới thực của con người và thế giới vô hình của thần thánh, ma quỷ hay còn gọi là xứ người, xứ ma. Cõi người có kẻ tốt người xấu và cõi ma cũng vậy.

+ Các ma lành là tổ tiên, thổ công, ma bếp, ma chuồng, thần nông, mẹ hoa.

+ Ma dữ là ma chết bất đắc kỳ tử, ma chết yểu thường gây hoạ.

- Quan niệm của người Tày về thể xác và linh hồn:

+ Phần xác có hình khối, có thể nhìn thấy bằng các giác quan.

+ Phần hồn là phần vô hình con người không nhìn thấy được. Phần hồn của nam có 7 khoắn (vía), nữ có 9 khoắn (vía). Các khoẳn thường liền với xác, khi người chết các khoắn lìa hẳn khỏi xác và biến thành phỉ.

* Lễ hội:

- Người Tày tổ chức nhiều lễ hội trong năm, tiêu biểu là: lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng); Tết 3/3 tảo mộ (còn gọi là: tết mở cửa mồ…)

- Trong ngày diễn ra lễ hội, phần lễ và phần hội đều diễn ra trang trọng, vui tươi.

+ Phần lễ gồm nhiều nghi thức trang trọng

+ Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi, như: hội tung còn; múa sư tử, múa vơ, kéo co... Đặc biệt, đêm về, nam nữ thanh niên thi hát lượn đối đáp suốt canh dài...

(Nguồn tài liệu: Dư địa chí Thái Nguyên)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Luyện tập 2 trang 135 Lịch sử 10: Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt

+ Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, mở rộng, phát triển và trở thành một trong những nhân tố quan

+ Ngày nay, ngoài trang phục truyền thống, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống như người Kinh. + Nhà của nhiều dân tộc ở Trường Sơn

Trả lời câu hỏi trang 133 SGK Lịch Sử 10 - CTST: Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với việc củng cố và tăng cường khối đại

+ Công nghệ và kĩ thuật hiện đại: hỗ trợ cho các nhà sử học thực hiện những dự án như tìm dấu vết của các nền văn minh cổ xưa, tái hiện không gian lịch sử, tải tạo hiện

+ Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn, giữ gìn

+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và

- Giai cấp công nhân Việt Nam: Phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.. Đặc điểm công nhân Việt Nam: Xuất thân