• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào Dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 | Giải bài tập Lịch sử 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào Dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 | Giải bài tập Lịch sử 12"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Bài 12: Phong trào Dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 79 sgk Lịch Sử 12: Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải

- Lĩnh vực khai thác chủ yếu: Nông nghiệp (đồn điền cao su, cà phê), khai thác mỏ (than, sắt).

- Lĩnh vực không chú trọng: Công nghiệp nặng.

- Thương nghiệp: Đôc chiếm (Nâng thuế quan hàng hóa các nước khác).

- Giao thông vận tải: Đường sắt, bộ thủy

- Tài chính – ngân hàng: Tăng thuế cũ – đặt thêm nhiều thuế mới. Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương.

Câu hỏi trang 79 sgk Lịch Sử 12: Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển biến ra sao?

Lời giải

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa:

+ Đại địa chủ trở thành tay sai cho Pháp, được Pháp dung dưỡng và trở thành kẻ thù của cách mạng.

+ Trung – tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc, bị Pháp – đại địa chủ chèn ép. Đây là bộ phận có thể lôi kéo, trung lập và cô lập.

- Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, không có lối thoát. Mâu thuẫn với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng.

- Giai cấp tư sản phân hóa thành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản là tay sai của Pháp là kẻ thù của cách mạng.

(2)

2

+ Tư sản dân tộc có tinh thần dân tộc, bị Pháp – đại địa chủ chèn ép. Đây là bộ phận có thể lôi kéo, trung lập và cô lập.

- Giai cấp tiểu tư sản (HS, SV, nhà văn,…), có tinh thần dân tộc, dễ tiếp thu các luồng tư tưởng mới, đời sống kinh tế bấp bênh, hay thay đổi, dễ dao động.

- Giai cấp công nhân Việt Nam: Phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ. Đặc điểm công nhân Việt Nam: Xuất thân từ nông dân mất ruộng đất, thợ thủ công phá sản, số lượng tăng nhanh chóng, bị ba tầng áp bức bóc lột, đại diện cho phương thức sản xuất mới, có hệ tư tưởng riêng.

Câu hỏi trang 82 sgk Lịch Sử 12: Nêu tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919-1925?

Lời giải

* Tại Pháp:

- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:

+ 1919, gửi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam.

+ 7/1920, đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.

+ 12/1920, tham gia đại hội XVIII của Đảng xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

+ 1921, lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.

- Hoạt động của Phan Châu Trinh: Viết Thất điều thư, tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam, tiếp tục hô hào "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh", nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng hoạt động của Phan Châu Trinh.

* Tại Trung Quốc:

- Hoạt động của Phan Bội Châu: Dịch ra chữ Hán cuốn Điều tra chân tướng Nga La Tư, viết Truyện Phạm Hồng Thái,... => gây tiếng vang đối với phong trào yêu nước trong nước.

- 1923, tại Quảng Châu, tổ chức Tâm tâm xã được thành lập do Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu,… sáng lập.

(3)

3

- 19/6/1924 Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Đông Dương (Meclanh) ở Sa Diện (Quảng Châu- Trung Quốc). Sự kiện này được ví ”như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”, báo hiệu 1 thời kì cách mạng mới.

Phan Bội Châu ở Trung Quốc

(4)

4

Hình ảnh “Thất điếu thư” của Phan Châu Trinh

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 trang 82 sgk Lịch Sử 12: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào?

Lời giải

* Những chuyển biến mới về kinh tế: nền kinh tế Việt Nam du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế phát triển thêm 1 bước và các trung tâm công nghiệp, đô thị mới mọc lên. Tuy có một số chuyển biến những về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, lệ thuộc chặt chẽ vào Pháp.

(5)

5

* Những chuyển biến mới về xã hội: Bên cạnh những giai cấp cũ, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm các giai cấp mới, tiếp tục bị phân hóa và có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tham gia cách mạng.

- Giai cấp địa chủ phong kiến: Tiếp tục phân hóa, đại địa chủ trở thành tay sai cho Pháp, được Pháp dung dưỡng và trở thành kẻ thù của cách mạng. Trung – tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc, bị Pháp – đại địa chủ chèn ép, đây là bộ phận có thể lôi kéo, trung lập và cô lập.

- Giai cấp nông dân:

+ Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt.

+ Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

- Giai cấp công nhân:

+ Ngày càng phát triển (đến 1929 có trên 22 vạn người), bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thống yêu nước.

+ Chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

- Giai cấp tiểu tư sản:

+ Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

+ Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

- Giai cấp tư sản: Bị phân hóa thành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản: Quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

+ Tư sản dân tộc: Kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Câu 2 trang 82 sgk Lịch Sử 12: Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 theo những nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa?

Lời giải

(6)

6

Thời gian Hoạt động Ý nghĩa

5/6/1911 Ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng – Sài Gòn.

1911-1917 Sang Pháp và đi nhiều nơi

1917 Nguyễn Ái Quốc trở về Pháp, gia nhập Đảng xã hội Pháp.

18/6/1919 Người gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.

Sự nghiệp giải phóng dân tộc mình phải do mình tự tiến hành, không trông chờ vào người khác.

7/ 1920 Người đọc sơ thảo lần thứ nhất bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.L. Lê nin.

Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: Con đường cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Mác- Lênin.

12/1920 Tham dự đại hội XVIII của Đảng xã hội Pháp (Đại hội Tua), bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính thành 1 người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

1921 Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước lập nên Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

Khẳng định tinh thần quốc tế vô sản.

6/1923 Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.

Gắn kết cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.

11/11/1924 Về Quảng Châu – Trung Quốc, tuyên truyền, giáo dục lí luận cách mạng, xây dựng tổ chức cho cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Bước vào thời kỳ chuẩn bị hoàn thiện về lí luận, tổ chức cho cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

(7)

7

Câu 3 trang 82 sgk Lịch Sử 12: Hãy nêu nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

Lời giải

- Lực lượng: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, có những hoạt động đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản, phong trào công nhân, nông dân.

- Mục tiêu: Có những phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản, có những hoạt động theo khuynh hướng vô sản, tiêu biểu là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

- Hình thức đấu tranh: Công khai, hoạt động bí mật, bất hợp pháp.

- Quy mô: Rộng lớn, kể cả ở nước ngoài như: Pháp, Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

☐ Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào;.. ☐ Lập Ủy ban Dân tộc giải phóng

- Các dân tộc thiểu số tổ chức tết năm mới vào các thời điểm khác nhau; ngoài ra, họ còn có nhiều lễ tết khác với những đặc trưng văn hóa của từng tộc người.. * Lễ hội:

+ Đà Nẵng cách Kinh đô Huế khoảng 100km về phía Đông Nam => có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng

- Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp, góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm

- Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì dâng cao:. + Một số sĩ phu ra Bình Thuận dựng Đồng Châu xã nhằm mưu cuộc

Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ

phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển nhưng còn mang tính tự phát, công nhân chưa ý thức được sứ mệnh lịch

+ 12/1920: Tham gia đại hội XVIII của Đảng xã hội Pháp (Đại hội Tua), bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp → Nguyễn Ái Quốc đi