• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 | Giải bài tập Lịch sử 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 | Giải bài tập Lịch sử 12"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 86 sgk Lịch Sử 12: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào?

Lời giải

* Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái nổ ra đã thúc đẩy thanh niên việt nam yêu nước sang Trung Quốc.

+ Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc).

- Thời gian: Tâm tâm xã (1923) → Cộng sản Đoàn (2/1925) → Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên(6/1925)

- Người sáng lập: Nguyễn Ái Quốc.

- Cơ quan ngôn luận: Báo Thanh niên.

- Chủ trương:

+ Truyền bá lí luận giải phóng dân tộc.

+ Truyền bá lí luận CN Mac – Lê nin.

- Hoạt động chính:

+ Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện tại Quảng Châu.

+ Xuất bản sách Đường kách mệnh (Tập hợp bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu).

+ 1928: Phong trào vô sản hóa đã đưa hội viên cùng ăn cùng ở cùng làm với công nhân để nâng cao ý thức chính trị cho công nhân, truyền bá lí luận chủ nghĩa Mác – Lê nin

- Đánh giá: Thực chất đây là 1 tổ chức tiền thân của chính Đảng Cộng Sản nước ta.

(2)

2

Tác phẩm “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc

* Tân Việt Cách mạng đảng

- Hoàn cảnh ra đời: Ngày 14/7/1925 Hội Phục Việt (Hưng Nam) được lập ra đến 14/7/1928 đổi thành Tân Việt cách mạng đảng.

- Thành phần: Trí thức, thanh niên tiểu tư sản

- Địa bàn: Trung Kì.

- Chủ trương: Lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái.

(3)

3 - Sự phân hóa của Tân Việt Cách mạng đảng:

+ Tham gia hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

+ Lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

* Việt Nam quốc dân đảng

- Thời gian thành lập: Tháng 12/ 1927.

- Người sáng lập: Nguyễn Thái Học (tiền thân: nhà xuất bản Nam Đồng thư xã).

- Thành phần tham gia: binh lính người Việt trong quân đội Pháp, nông dân, công nhân, địa chủ….

- Mục tiêu: không rõ ràng, chung chung.

- Cương lĩnh: Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn.

- Nguyên tắc tư tưởng: Tự do – bình đẳng – bác ái.

- Phương pháp: Bạo động, ám sát; tiến hành cách mạng bạo lực.

- Chương trình hành động: 4 kì, kì cuối “Bất hợp tác với chính phủ Pháp và triều đình Nguyễn, cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.

- Địa bàn hoạt động: Bắc Kì → Hẹp (Trung và Nam Kì có nhưng không đáng kể).

- Tổ chức: Lỏng lẻo, kết nạp thiếu điều tra → Pháp cài gián điệp.

- Hoạt động:

+ 2/1929: Ám sát Badanh – trùm mộ phu xứ Bắc → Pháp đàn áp, khủng bố → Cơ sở Đảng tổn thất nặng → Bị động tiến hành khởi nghĩa Yên Bái.

+ 2/1930: Khởi nghĩa Yên Bái → Thất bại “Không thành công cũng thành nhân”

- Đánh giá: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại đã chấm dứt vai trò của Việt Nam Quốc dân đảng và Tư sản dân tộc.

(4)

4

Hình ảnh các thành viên của Việt Nam Quốc dân đảng

Câu hỏi trang 89 sgk Lịch Sử 12: Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Lời giải

- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc:

+ Ngày 5/6/1911: Ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng – Sài Gòn với tên Nguyễn Văn Ba.

+ Từ năm 1911- 1917: Sang Pháp và đi nhiều nơi. Người đưa ra kết luận đâu là Bạn và thù -> Là cơ sở quan trọng xác định con đường cứu nước.

+ 1917: Trở lại Pháp (từ Anh) sau khi cách mạng tháng 10 Nga thành công→ Tham gia Đảng xã hội Pháp (1919).

+ 6/1919: Gửi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam -> Sự nghiệp giải phóng dân tộc mình phải do mình tự tiến hành, không trông chờ vào người khác.

+ 7/1920: Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê – nin.

(5)

5

→ Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: Con đường cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Mac – Lê nin → Công lao to lớn nhất.

+ 12/1920: Tham gia đại hội XVIII của Đảng xã hội Pháp (Đại hội Tua), bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp → Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính thành 1 người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng:

+ 1921: Lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pari → Tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

+ Sách - Báo: Người cùng khổ, đời sống công nhân, nhân đạo, bản án chế độ thực dân Pháp + 6/1923: Sang Liên Xô tham dự hội nghị quốc tế nông dân và đại hội V quốc tế cộng sản.

+ 11/11/1924: Về Quảng Châu – Trung Quốc.

+ 1925: Lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

→ Chuẩn bị về tư tưởng chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng.

- Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng:

+ Năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, nhưng các tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn.

+ Trước bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:

Thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam. Soạn thảo Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng,…(Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng).

(6)

6

Câu hỏi giữa bài trang 89 sgk Lịch Sử 12: Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Lời giải:

Ý nghĩa của sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930

- Đảng = Chủ nghĩa Mác – Lê nin + Phong trào công nhân + Phong trào yêu nước

- Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo

- Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam.

- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam (có đường lối khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ).

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Câu 1 trang 89 sgk Lịch Sử 12: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Lời giải:

- Bối cảnh lịch sử: Các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng đã làm ảnh hưởng xấu đến cách mạng Việt Nam.

- Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là:Thống nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng cộng sản duy nhất.

- Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng:

+ Thời gian: 06/01 – 08/02/1930.

+ Địa điểm: Cửu Long – Hương Cảng – Trung Quốc.

+ Thành phần tham gia: Đại biểu Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng.

+ Nội dung chính: Thống nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng cộng sản duy nhất lấy tên Đảng cộng sản Việt Nam. Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều

(7)

7

lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (Cương lĩnh chính trị đầu tiên).

+ Ý nghĩa: Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa như 1 đại hội thành lập Đảng.

+ Hội nghị thành công nhanh chóng là do: Giữa các tổ chức CS không có mâu thuẫn về ý thức hệ. Đáp ứng đúng yêu cầu của thực tiễn. Uy tín của Nguyễn Ái Quốc.

Tranh vẽ Hội nghị thành lập Đảng

Câu 2 trang 89 sgk Lịch Sử 12: Nêu nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Lời giải

Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Đường lối chiến lược: Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội

(8)

8

cộng sản.

- Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng.

- Lực lượng: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.

- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tư tưởng cốt lõi: Độc lập và tự do.

 Đánh giá: Cương lĩnh Cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp.

(9)

9

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

tham gia soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, tạo ra vũ khí lý luận cách mạng của giai cấp công nhân- Chủ nghĩa MácC. Tham gia thành lập, lãnh

- Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi các đảng phái, tổ chức và nhân dân đấu tranh đòi dân chủ  Phong trào quần chúng lan rộng trong cả nước.. Những phong trào đấu

Bài tập 2 trang 63 Vở bài tập Lịch sử 8: Phong trào độc lập dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những nét gì mới?... + Ở một số

- Trước tình hình mới, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ trước mắt của nhân dân là: “chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và

+ Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, mở rộng, phát triển và trở thành một trong những nhân tố quan

Câu 61: Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở

- Giai cấp công nhân Việt Nam: Phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.. Đặc điểm công nhân Việt Nam: Xuất thân

Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, trong đó chủ yếu nhất là nông nghiệp (đồn điền cao su) và khai mỏ. 2) Vai trò của Ngân