• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935 | Giải bài tập Lịch sử 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935 | Giải bài tập Lịch sử 12"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935 A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 91 sgk Lịch Sử 12: Hãy nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?

Lời giải

Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

* Kinh tế

- Kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp.

- Trong công nghiệp, sản lượng giảm, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

* Xã hội

- Công nhân: bị sa thải hoặc hưởng đồng lương ít ỏi.

- Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ năng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá thấp. Ruộng đất bị địa chủ người Pháp và người Việt chiếm đoạt, ngày càng bị bần cùng hóa.

- Thợ thủ công bị thất nghiệp, nhà buôn nhỏ phải đóng cửa hiệu, viên chức bị sa thải, số đông tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

⟹ Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Trong đó, có hai mâu thuẫn cơ bản là: dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu hỏi trang 96 sgk Lịch Sử 12: Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930 - 1931?

Lời giải

- Tháng 2/1930: 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riêng bãi công.

- Tháng 4/1930: 4000 công nhân sợi Nam Định bãi công. Tiếp đó là 400 công nhân diêm và cưa Bến Thủy bãi công…

(2)

2

- 1/5/1930: Lần đầu tiên công nhân biểu tình kỉ niệm ngày quốc tế lao động và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.

- Tháng 6, 7, 8: nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

- 12/9/1930: Nông dân Hưng Nguyên – Nghệ An biểu tình, công nhân Vinh – Bến Thủy ủng hộ phong trào đấu tranh.

=> Kết quả, hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tan rã ở nhiều nơi, các Xô viết thành lập.

Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

Câu hỏi trang 96 sgk Lịch Sử 12: Xô viết Nghệ - Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào?

Lời giải

(3)

3

* Hoàn cảnh ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh: Tháng 09/1930, tại Nghệ An ở Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu, tại Hà Tĩnh ở Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê … các Xô viết ra đời đã thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

* Hoạt động của Xô viết Nghệ - Tĩnh: Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, bao gồm:

- Chính trị: Quần chúng được tự do hội họp, các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.

- Kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ các thứ thuế vô lí, hoãn nợ, xóa nợ; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

- Văn hóa – xã hội: Mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn, trật tự an ninh được giữ vững,…

=> Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.

(4)

4

Câu hỏi trang 96 sgk Lịch Sử 12: Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?

Lời giải

Phong trào cách mạng 1930-1931 đang phát triển, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào 10/1930.

Đại hội đã thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo. Nội dung của Luận cương gồm:

- Luận cương xác định: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên Xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

- Nhiệm vụ chiến lược: Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

- Lực lượng: công nhân và nông dân.

- Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu hỏi trang 97 sgk Lịch Sử 12: Trong những năm 1932-1935, phong trào cách mạng nước ta được phục hồi như thế nào?

(5)

5

Lời giải

- Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng.

- Một số đảng viên hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan trở về nước họat động.

- Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng.

- Tháng 6/1932: Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra Chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các đòan thể cách mạng của quần chúng.

- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra mạnh mẽ, phong trào đấu tranh của quần chúng như Hội cấy, Hội cày, Hội hiếu hỉ, Hội đọc sách báo …

- Cuối 1933, tổ chức Đảng dần hồi phục và củng cố.

- Đầu 1934, Ban lãnh đạo Hải ngoại được thành lập do Lê Hồng Phong đứng đầu.

- Cuối 1934 đầu 1935, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ được lập lại.

- Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.

Câu hỏi trang 97 sgk Lịch Sử 12: Nêu nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng (3-1935)?

Lời giải

Từ 27/3 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao (Trung Quốc), có 13 đại biểu trong và ngoài nước.

* Nội dung:

- Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.

(6)

6

- Thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác trong các dân tộc thiểu số, đội tự vệ, cứu tế đỏ.

- Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư, Nguyễn Ái Quốc làm đại diện của Đảng tại Quốc tế Cộng sản.

* Ý nghĩa: Đánh dấu mốc quan trọng Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước, các tổ chức quần chúng …

Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất Đảng Cộng sản Đông Dương, 3/1935 (trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

(7)

7

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 trang 97 sgk Lịch Sử 12: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh?

Lời giải

- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

- Khối liên minh công – nông được hình thành.

- Được quốc tế cộng sản công nhận là 1 phân bộ độc lập.

- Để lại nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công –nông và mặt trận dân tộc thống nhất.

-> Là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.

Câu 2 trang 97 sgk Lịch Sử 12: Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931?

Lời giải

- Mục tiêu đấu tranh: Chống đế quốc để giành độc lập dân tộc, chống phong kiến để giành ruộng đất cho dân cày.

- Quy mô phong trào: Diễn ra trên khắp cả 3 miền Bắc - Trung - Nam trong đó tiêu biểu nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (đã thành lập chính quyền Xô viết).

- Hình thức đấu tranh: Đấu tranh chính trị kết hợp với khởi nghĩa vũ trang, trong đó đấu tranh chính trị là chủ yếu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng quần chúng nhân dân kéo đến các cơ quan của chính quyền địch ở huyện lị, tỉnh lị.

- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó nòng cốt là công nhân và nông dân.cao trào cách mạng có tổ chức đầu tiên kể từ khi Đảng ra đời.

- Để lại nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công –nông và mặt trận dân tộc thống nhất. Là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.

(8)

8

Câu 3 trang 97 sgk Lịch Sử 12: Sưu tầm thơ ca ca ngợi phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh?

Lời giải

BÀI CA CÁCH MẠNG – Đặng Chính Ký

“Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên

Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi….

Không có lẽ ta ngồi chịu chết Phải cùng nhau kiên quyết một phen

Tổng này, xã nọ kết liên Ta hò, ta hét, thét lên thử nào….”

XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH - Quang Lâm

Những người áo vải chân trần Cơm ăn không đủ sưu thuế nặng thâm

Ngày đêm lo lắng gạo tiền Áo chẳng đủ mặc,nợ nhiều lãi cao

Nông dân khổ cực đói nghèo

Thực dân áp bức nghèo càng nghèo thêm Công nhân thất nghiệp hàng ngàn

Đồng lương ít ỏi,giờ làm lại tăng

(9)

9

Than ôi!

Bần cùng quá

Những gương mặt đó hoá quắt queo rồi Quắt vì sao?

Quắt vì đói khát

Miếng cơm manh áo dãi dề tủi thân Chan đầy nước mắt tái tê cõi lòng

Và thế rồi hai tháng hai - tư Và thế rồi một sáng tháng năm

Và thế rồi một trưa tháng tám Và thế rồi một ngày tháng chín Lòng yêu nước dung chuyển đất trời Những con người ấy oằn mình đứng lên

Năm ba mươi kia là năm hùng dũng Công - nông đứng dậy đòi quyền sống

Nhân dân trong nước đầy sục sôi Họ cầm lên những gì họ có Từ cây tre gióng ngày xưa đánh giặc

Đến tiếng chiêng và mõ Kẻ thét,người hô

Và thế rồi Súng nổ.

Bom rền.

Mặc,mặc đi

(10)

10

Cứ tiến lên như điên như dại Hai trăm mười bảy người vô tội Phút chốc thôi hòa mình vào cát bụi

Hồn họ bay về thế giớ tự do Ngã xuống,ngã xuống,ngã xuống Lòng yêu nước chẳng thể nào tan

Nghệ - Tĩnh ơi,xương máu làm nên đất nước Ái thương đất nước đập tan quân thù

Trái đất quay bảy năm năm rồi Những linh hồn ngày ấy còn không?

Xin hiển hiện trong khói hương nghi ngút Lòng yêu nước và khí trời sục sôi

Để con cháu hiểu được tất cả Cái giá phải trả thời cha ông Cho hòa bình - tự do - độc lập Của một thời đất nước đau thương!

( Nguồn- Sưu tầm)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 81 SGK Lịch sử 8: Vì sao nhân dân Xô viết bảo vệ được thành quả của cách mạng tháng Mười..

Bài tập 9 trang 62 Vở bài tập Lịch sử 9: Điền vào phần để trống trong bảng dưới đây các thông tin về Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng, Việt

Ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp khủng bố khốc liệt của Pháp đã dẫn đến điều gì?.

- Trước tình hình mới, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ trước mắt của nhân dân là: “chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và

☐ Công nhân, cán bộ, bộ đội, trí thức tình nguyện về nông thôn giúp nông dân sản xuất nông nghiệp;.. ☐ Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho nông dân

- Giai cấp công nhân Việt Nam: Phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.. Đặc điểm công nhân Việt Nam: Xuất thân

+ 12/1920: Tham gia đại hội XVIII của Đảng xã hội Pháp (Đại hội Tua), bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp → Nguyễn Ái Quốc đi

- Đảng nắm bắt thời cơ cách mạng: Khi nhận được thông tin về việc Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc,