• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Lịch sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939) | Giải VBT Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Lịch sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939) | Giải VBT Lịch sử 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)

Bài tập 1 trang 63 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy ghi tiếp những phong trào đấu tranh trong thời kì 1918 - 1939 ở các nước và các khu vực sau:

- Trung Quốc: ………..

- Mông Cổ: ………..

- Ấn Độ: ………..

- Thổ Nhĩ Kì: ………..

- Đông Nam Á: ……….

Lời giải:

- Trung Quốc: phong trào Ngũ Tứ (1919).

Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc - Mông Cổ: cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921-1924).

- Ấn Độ: phong trào tẩy chay hàng hóa của Anh.

- Thổ Nhĩ Kì: chiến tranh giải phóng dân tộc (1919 - 1921)

- Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước...

Bài tập 2 trang 63 Vở bài tập Lịch sử 8: Phong trào độc lập dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những nét gì mới?

(2)

Lời giải:

- Nét mới:

+ Có sự tham gia tích cực của giai cấp công nhân.

+ Ở một số nước, Đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Bài tập 3 trang 64 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điểm những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939

Lời giải:

- Các phong trào tiêu biểu:

+ Năm 1919, phong trào Ngũ Tứ.

+ Năm 1927 - 1927, “chiến tranh Bắc phạt”.

+ Năm 1927 - 1937 nội chiến cách mạng giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản.

+ Từ năm 1937, kháng chiến chống Nhật.

- Quy mô: lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

(3)

- Tính chất: cách mạng dân tộc dân chủ.

- Kết quả:

+ Sau phong trào Ngũ tứ (1919) chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá rộng rãi.

+ Các tập đoàn phong kiến quân phiệt thống trị ở phía bắc Trung Quốc bị đánh bại sau cuộc “chiến tranh bắc phạt” (1927 – 1927):

+ Từ năm 1937, Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật được hình thành.

Bài tập 4 trang 64 Vở bài tập Lịch sử 8: Điền vào bảng thống kê dưới đây những nét chủ yếu của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918 - 1939.

Lời giải:

Nước Tên phong trào Kết quả và ý nghĩa lịch sử In-đô-nê-xia - Khởi nghĩa ở đảo Ga-va

và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927)

- Thất bại.

- Ý nghĩa: Làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan.

Phi-líp-pin - Các đảng phái của giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ.

- Kết quả: Chưa giành được độc lập.

- Ý nghĩa: Làm lung lay nền thống trị của Mĩ ở Phi-lip-pin.

Lào - Khởi nghĩa do Ong-kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo (1901 - 1937).

- Khởi nghĩa của Chậu- pa-chay (1918 - 1922).

- Phong trào yêu nước do nhà sư A-cha Hem-chiêu lãnh đạo (1930 - 1935).

- Kết quả: chưa giành được độc lập.

- Ý nghĩa:

+ Làm lung lay nền thống trị của thực dân Pháp ở Lào.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh sau này.

Việt Nam - Phong trào Xô cách mạng 1930 - 1931.

- Kết quả: Chưa giành được độc lập.

- Ý nghĩa:

(4)

- Phong trào dân chủ (1936-1939)

+ Chủ nghĩa Mác- Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

+ Là các cuộc tập dượt cho Tổng khởi nghĩa tháng 8 sau này.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước.

Bài tập 5 trang 65 Vở bài tập Lịch sử 8: Nhận xét của em về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Lời giải:

- Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt; dưới nhiều hình thức khác nhau; lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Ở nhiều nước Đông Nam Á, Đảng Cộng sản được thành lập, đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp vô sản.

Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh ở Việt Nam (1930 – 1931)

- Phong trào đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản tiếp tục phát triển; nhiều cuộc đấu tranh mạnh mẽ đã diễn ra.

- Năm 1940, cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 2 trang 31 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy điền tiếp sự kiện lịch sử nổi bật trong phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vào phần để trống

Bài tập 2 trang 72 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương... - Nguyên

- Sự phát triển của phong trào công nhân ở khắp các bang của nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX, đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải thành lập một chính Đảng để

- Ảnh hưởng cách mạng tháng 10 Nga phong trào độc lập dân tộc lên cao và lan rộng khắp các khu vực ở châu Á: Tiêu biểu ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và In đô nê xi

Câu 3: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc.. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau

Điểm khác biệt trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất so với các nước khác ở châu Á là.. Chủ yếu đấu tranh

- Sau chiến tranh Bắc phạt, quần chúng cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng... - Lãnh

Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?. A.Ý thức độc lập và sự