• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 | Giải bài tập Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 | Giải bài tập Lịch sử 8"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 144 SGK Lịch sử 8: Dựa vào đâu Hội Duy tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập? Em nghĩ gì về chủ trương này?

Lời giải:

- Hội Duy tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập, vì:

+ Trông chờ vào sự trợ giúp của Nhật Bản về vũ khí, tiền bạc và đào tạo cán bộ chỉ huy.

+ Bạo động vũ trang là phương pháp cách mạng mạng tính “truyền thống”.

- Nhận xét: chủ trương dựa vào Nhật Bản để tiến hành đấu tranh chống Pháp là sai lầm, thiếu thực tế. Vì, Nhật bản và Pháp đều đế quốc, có bản chất: xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.

Câu hỏi trang 145 SGK Lịch sử 8: Đông Kinh nghĩa thục có những hoạt động nào?

Lời giải:

(2)

- Mở trường dạy học theo lối mới.

- Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn để truyền bá tư tưởng, lối sống mới.

- Xuất bản sách, báo.

Câu hỏi trang 145 SGK Lịch sử 8: Đông Kinh nghĩa thục có ảnh hưởng gì đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta?

Lời giải:

- Thức tỉnh tinh thần dân tộc, cổ vũ nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.

- Truyền bá những tư tưởng mới, kiến thức và lối sống mới giúp nâng cao dân trí của nhân dân Việt Nam.

Câu hỏi trang 146 SGK Lịch sử 8: Nêu những thay đổi trong các chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao có sự thay đổi đó?

Lời giải:

a. Những thay đổi trong chính sách kinh tế - xã hội:

- Kinh tế:

+ Đẩy mạnh việc vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam.

+ Bên cạnh cây lúa, nông dân Việt Nam phải chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh: thầu dầu, đậu, lạc, cao su...

+ Nới lỏng độc quyền về thị trường, cho phép tư bản người Việt kinh doanh tự do hơn trước.

(3)

- Xã hội: đẩy mạnh việc bắt nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) đi lính b. Nguyên nhân Pháp thay đổi chính sách cai trị:

- Chiến tranh thế giới nổ ra, kinh tế nước Pháp xa xút vì vậy Pháp đẩy mạnh việc vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho chiến tranh.

- Thay đổi chính sách kinh tế ở thuộc địa nhằm đảm bảo guồng máy kinh tế ở thuộc địa chạy đều, giảm bớt ảnh hưởng của chiến tranh tới kinh tế và chính trị Việt Nam.

- Bắt lính từ Việt Nam sang Pháp để tham gia vào quân đội Pháp.

Câu hỏi trang 148 SGK Lịch sử 8: trình bày những nét lớn về hai cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Huế và Thái Nguyên.

Lời giải:

Mưu khởi nghĩa ở Huế (tháng 5/1916) Binh biến Thái Nguyên (1917) Nguyên

nhân

Pháp đẩy mạnh bắt lính để đưa sang châu Âu, gây nên sự bất bình trong nhân dân.

Binh lính người Việt được giác ngộ bởi lý tưởng yêu nước.

Lãnh đạo Thái Phiên, Trần Cao Vân Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến Địa bàn Một số địa phương thuộc Trung Kì. Thái Nguyên

Lực lượng Binh lính người Việt trong quân đội Pháp Hình thức Đấu tranh vũ trang

Kết quả Thất bại

Câu hỏi trang 148 SGK Lịch sử 8: Hai cuộc khởi nghĩa này có điểm gì nổi bật về lực lượng tham gia và phương pháp tiến hành?

Lời giải:

- Lực lượng tham gia: binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.

Câu hỏi trang 149 SGK Lịch sử 8: Vì sao Nguyễn Tất thành ra đi tìm đường cứu nước?

Lời giải:

- Nguyễn Tất thành sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước.

- Quê hương của Nguyễn Tất Thành có truyền thống đấu tranh quật khởi.

(4)

- Nguyễn Tất thành sinh ra và lớn lên trong cảnh: nước mất, nhà tan; các phong trào đấu tranh yêu nước diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại; phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam lâm vào khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo...

=> Tất cả những yếu tố về: truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương và vận nước nguy nan đã hun đúc nên ở Nguyễn Tất Thành quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Do đó, tháng 6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Câu hỏi trang 149 SGK Lịch sử 8: Hướng đi của Người có điểm gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

Lời giải:

- Các nhà yêu nước trước đó (ví dụ: Tôn thất Thuyết, Phan bội Châu...): đi sang các nước phương Đông (như: Nhật Bản, Trung Quốc) để nhờ cậy sự giúp đỡ của các nước này.

- Nguyễn Tất Thành: đi sang phương Tây để tìm hiểu sự phát triển của văn hóa – văn minh nước Pháp và các nước khác; tìm hiểu bản chất thực sự của khẩu hiệu “tự do – bình đẳng – bác ái”... trên cơ sở học tập kinh nghiệm của nước ngoài rồi về giúp nhân dân Việt Nam làm cách mạng giải phóng dân tộc.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 149 SGK Lịch sử 8: lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:

(5)

Phong trào Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu

Lời giải:

Phong trào Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu Phong trào Đông

Du (1905-1908)

- Đánh đuổi giặc Pháp.

- Thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.

- Hình thức đấu tranh: Bạo động vũ trang.

- Hoạt động chủ yếu: cầu viện Nhật Bản; đưa học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tập.

Đông Kinh Nghĩa Thục (1907)

- Chấn hưng dân khí, thức tỉnh dân tộc.

- Nâng cao dân trí.

- Xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

- Mở trường dạy học theo lối mới.

- Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn.

- Xuất bản sách, báo..

- Đấu tranh chống lại các hủ tục lạc hậu, ví dụ:

mê tín dị đoan...

Cuộc vận động Duy Tân (1908)

- Chấn hưng dân khí, nâng cao dân trí, dân quyền. Dựa vào pháp để đánh đổ phong kiến.

- Trấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

- Mở trường dạy học theo lối mới.

- Vận động cải cách trang phục, lối sống.

Phong trào chống Thuế ở Trung Kì (1908)

- Chống sưu cao, thuế nặng

- Chuyển từ cuộc đấu tranh ôn hòa sang đấu tranh vũ trang.

Mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)

Chống chiến dịch bắt lính đưa sang châu Âu

Bạo động vũ trang

Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị Thái Nguyên (1917)

Chống Pháp, thả tù chính trị

Bạo động vũ trang

(6)

Câu 2 trang 149 SGK Lịch sử 8: Một số điểm giống và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về Mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh.

Lời giải:

Phong trào yêu nước cuối thể kỉ XIX

Phong trào yêu nước đầu thể kỉ XX

Giống nhau

Mục đích Đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập dân tộc Lực lượng Đông đảo các tầng lớp nhân dân

Khác nhau

Mục đích - Chống đế quốc xâm lược, chống phong kiến đầu hàng.

- Tiếp tục duy trì chế độ quân chủ chuyên chế

- Chống đế quốc xâm lược, chống phong kiến đầu hàng.

- Thiết lập một chế độ chính trị mới.

Lãnh đạo - Văn thân, sĩ phu, nông dân. - Trí thức nho học tiến bộ.

Hình thức đấu tranh

- khởi nghĩa vũ trang - Đa dạng, phong phú: đấu tranh vũ trang; vận động thực hiện cải cách.

Khunh hướng

Khuynh hướng phong kiến Khuynh hướng Dân chủ tư sản.

Câu 3 trang 149 SGK Lịch sử 8: Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 – 1918

Lời giải:

- Các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt.

- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng, đặc biệt, ở một số cuộc khởi nghĩa còn có sự tham gia của lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

- Phạm vi, quy mô: các phong trào đấu tranh diễn ra ở khắp các địa phương trong cả nước.

- Hình thức đấu tranh: chủ yếu là đấu tranh vũ trang.

- Kết quả: thất bại.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX Bài tập 1 trang 69 Vở bài tập Lịch sử 8: Từ những thành tựu tiêu biểu của nền khoa học -

Bài tập 2 trang 72 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương... - Nguyên

Phần a: hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách kinh tế - xã hội mà thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh thế giới

- Sản xuất công nghiệp phát triển, các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.. Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc

Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương... - Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh

=>Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân

Câu hỏi trang 43 SGK Lịch sử 8: Qua tình hình của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế

Câu 4 trang 62 SGK Lịch sử 8: Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều lần lượt thất bại.