• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 8 Bài 10: Trung Quốc thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX | Giải bài tập Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 8 Bài 10: Trung Quốc thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX | Giải bài tập Lịch sử 8"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 10: TRUNG QUỐC THẾ KỈ XVIII – ĐẦU THẾ KỈ XX CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 59 SGK Lịch sử 8: Vì sao các nước Đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?

Lời giải:

Các nước Đế quốc đua nhau xâm chiếm Trung Quốc, vì:

- Trung Quốc có: vị trí địa – chính trị chiến lược quan trọng; lãnh thổ rộng lớn; tài nguyên thiên nhiên phong phú; thị trường nhân công và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Từ cuối thế kỉ XIX, triều đình Mãn Thanh đã lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.

Câu hỏi trang 60 SGK Lịch sử 8: Dùng lược đồ, trình bày đôi nét về diễn biến của phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

Lời giải:

- Tháng 11/1899, phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở Sơn Đông và nhanh chóng lan rộng ra các khu vực khác.

- Từ tháng 5/1900, phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ra khắp tỉnh Sơn tây và vùng Đông Bắc Trung Quốc (Mãn Châu).

- Năm 1901, Liên quân tám nước (Anh, Nhật Bản, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a) tiến vào Bắc Kinh, đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn đã bị dập tắt.

(2)

Câu hỏi trang 62 SGK Lịch sử 8: Dựa vào lược đồ, trình bày một vài nét chính về diễn biến của Cách mạng Tân Hợi.

Lời giải:

- Ngày 10/10/1911, Đồng Minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra tất cả các tỉnh thuộc miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

- Triều đình phong kiến Mãn Thanh chỉ còn giữ được một số tỉnh ở miền Bắc, đến cuối tháng 12/1911, chính quyền Mãn Thanh sụp đổ → Cách mạng Tân Hợi giành thắng lợi hoàn toàn.

(3)

Câu hỏi trang 62 SGK Lịch sử 8: Nêu những kết quả và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911).

Lời giải:

- Kết quả:

+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh; thành lập nước Trung Hoa Dân quốc.

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản.

- Hạn chế:

+ Không thực sự thủ tiêu giai cấp phong kiến.

+ Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân.

+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc xâm lược.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 62 SGK Lịch sử 8: Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

Lời giải:

- 1840 - 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, Trung Quốc thất bại đã mở đầu cho quá trình xâm lược Trung Quốc của tư bản phương Tây.

- Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thể kỉ XIX:

+ Đức chiếm vùng Sơn Đông.

+ Anh chiếm vùng Châu thổ sông Dương Tử.

+ Vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng tây thuộc quyền kiểm soát của Pháp.

+ Nga, Nhật Bản thôn tính vùng Đông Bắc.

Câu 2 trang 62 SGK Lịch sử 8: Lập bảng niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến từ 1840 - 1911.

Lời giải:

Thời gian Phong trào đấu tranh

1840 - 1842 Phong trào đấu tranh chống Anh xâm lược.

1851 - 1864 Phong trào “Thái bình thiên quốc”

1898 “ Duy tân Mậu Tuất”

(4)

1899-1901 Phong trào “Nghĩa Hòa đoàn”

Tháng 5/1911 Đấu tranh chống sắc lênh “Quốc hữu hóa đường sắt”

Tháng 1911 Cách mạng Tân Hợi.

Câu 4 trang 62 SGK Lịch sử 8: Trình bày về Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam dân.

Lời giải:

- Đôi nét về tiểu sử Tôn Trung Sơn:

+ Tôn Trung Sơn sinh năm 1866 ở Quảng Đông, trong một gia đình nông dân nghèo.

+ Năm 1879, Tôn Trung Sơn tới Hô-nô-lu-lu (Ha-oai) học tập. Những năm sau đó, ông tiếp tục học tập ở Hồng Công, Quảng Châu.

+ Từ 1905 – 1925 là đại diện ưu tú và là lãnh tụ quan trọng nhất của phong trào cách mạng theo khunh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

+ 1925, Tôn Trung Sơn bệnh nặng rồi qua đời tại Bắc Kinh.

- Học thuyết Tam Dân:

+ Là một cương lĩnh chính trị do Tôn Trung Sơn đề xuất

+ Nội dung cơ bản của học thuyết Tam Dân: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Câu 4 trang 62 SGK Lịch sử 8: Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều lần lượt thất bại?

Lời giải:

- Tương quan lực lượng với quá chênh lệch, không có lợi cho nhân dân Trung Quốc.

(5)

- Các phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa liên kết với nhau để tạo thành một phong trào mang tính toàn quốc → dễ dàng bị kẻ thù đàn áp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 2 trang 31 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy điền tiếp sự kiện lịch sử nổi bật trong phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vào phần để trống

Bài tập 4 trang 35 Vở bài tập Lịch sử 8: Tại sao nói: sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng

Bài tập 2 trang 41 Vở bài tập Lịch sử 8: Trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu

Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX Bài tập 1 trang 69 Vở bài tập Lịch sử 8: Từ những thành tựu tiêu biểu của nền khoa học -

Bài tập 2 trang 72 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương... - Nguyên

Phần a: hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách kinh tế - xã hội mà thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh thế giới

- Sản xuất công nghiệp phát triển, các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.. Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc

=>Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân