• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) | Giải bài tập Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) | Giải bài tập Lịch sử 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 18: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 93 SGK Lịch sử 8: Theo em hai bức ảnh trên phản ánh điều gì?

Lời giải:

- Hình ảnh “bãi đỗ ô tô ở Niu Oóc năm 1928” cho thấy: sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Mĩ, đồng thời cũng minh chứng: Niu Oóc là một trong những thành phố tập trung đông dân cư, hoạt động thương mại rất phát triển của Mĩ.

- Bức ảnh “công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ” cho thấy sự phát triển của ngành xây dựng ở Mĩ trong những thập niên 20 của thế kỉ XX.

Câu hỏi trang 94 SGK Lịch sử 8: Qua các hình 65, 66, 67, em có nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mĩ?

Lời giải:

(2)

- Hình 65, 66 là hình ảnh của một nước Mĩ phát triển phồn vinh, có nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh.

- Hình 67 là hình ảnh đời sống cơ cực của người lao động Mĩ. Họ phải sống trong những khu nhà ổ chuột và điều kiện sinh sống hết sức khó khăn.

Câu hỏi trang 94 SGK Lịch sử 8: Đảng cộng sản Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Lời giải:

- Sự phát triển của phong trào công nhân ở khắp các bang của nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX, đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải thành lập một chính Đảng để lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân một cách thống nhất. → Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 5/1921, Đảng cộng sản Mĩ đã được thành lập.

Câu hỏi trang 95 SGK Lịch sử 8: Gánh nặng của khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai tầng lớp nào?

Lời giải:

(3)

- Gánh nặng của khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai nhân dân lao động. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, hàng triệu người lao động ở Mĩ bị thất nghiệp. Những người này cùng với gia đình của họ bị đấy vào cảnh nghèo đói, cơ cực.

Câu hỏi trang 95 SGK Lịch sử 8: Nêu nhận xét của em về chính sách mới qua hình 69.

Lời giải:

- Hình 69 cho thấy bản chất của “chính sách mới” ở Mĩ là: tăng cường vai trò của nhà nước trong việc giám sát, quản lý và điều tiết sản xuất kinh tế.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 95 SGK Lịch sử 8: Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Lời giải:

- Từ 1923 – 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%.

- Năm 1928, sản lượng công nghiệp của Mĩ vượt qua sản lượng của tất cả các nước châu Âu gộp lại, và chiếm tới 48% tổng sản lượng công nghiệp toàn cầu.

- Mĩ đứng hàng đầu thế giới về các ngành công nghiệp: sản xuất ô tô, dầu lửa, thép...

+ Xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại lớn.

Câu 2 trang 95 SGK Lịch sử 8: Vì sao nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 -1933?

(4)

Lời giải:

- Nhờ thực hiện “chính sách mới” do tổng thống Ru-dơ-ven đề xuất, Mĩ đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Câu 3 trang 95 SGK Lịch sử 8: Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph.Ru- dơ-ven.

Lời giải:

- Nội dung chính sách mới:

+ Nhà nước ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.

+ Trong các đạo luật này, Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất: quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đời sống nhân dân khổ cực, phong trào công nhân phát triển trong khắp các bang của nước Mỹ.. Nhà ở của người lao động Mĩ trong những năm 20

=>Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân

Câu hỏi trang 43 SGK Lịch sử 8: Qua tình hình của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế

Câu hỏi trang 47 SGK Lịch sử 8: Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân Pháp đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt... - Mặt trận nhân dân chống

+ Lực lượng tham gia đấu tranh: tất cả các tầng lớp nhân dân Nhật Bản, đặc biệt, phong trào đấu tranh còn lôi cuấn cả nhiều sĩ quan, binh lính tham ra.. + Hình

Câu 2 trang 149 SGK Lịch sử 8: Một số điểm giống và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về Mục đích, lực lượng tham

- Xã hội: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức... Hãy vẽ biểu đồ tình