• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải bài tập Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải bài tập Lịch sử 8"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 47 SGK Lịch sử 8: Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?

Lời giải:

- Ở Đức, phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống cho người lao động diễn ra sôi nổi, buộc giai cấp tư sản phải bãi bỏ” đạo luật đặc biệt”.

- 1889, ở Anh diễn ra cuộc bãi công của hàng vạn công nhân khuân vác ở bến tàu Luân Đôn.

- 1893, ở Pháp, công nhân đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.

- Ở Mĩ, ngày 1/5/1886, đã diễn ra cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân dệt Si-ca-gô.

Câu hỏi trang 48 SGK Lịch sử 8: Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?

Lời giải:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở nhiều nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

+ Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

- Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:

(2)

+ Nội bộ Quốc tế thứ hai đã có sự phân hóa thành hai bộ phận: bộ phận thứ nhất: đi theo khuynh hướng cách mạng, kiên trì bảo vệ học thuyết Mác. bộ phận thứ hai: theo khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa, phủ nhận học thuyết Mác.

+ Sự thiếu nhất trí về đường lối, tư tưởng, chia rẽ về tổ chức là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tan rã của quốc tế thứ hai (năm 1914).

Câu hỏi trang 49 SGK Lịch sử 8: Tìm hiểu và trình bày những nét chính về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin.

Lời giải:

- Lê-nin sinh ngày 22/4/1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ ở Simbirsk.

- Ngay từ khi còn ở trường trung học, Lê-nin đã giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng.

- 1893, Lê-nin đã tới Xanh Pê-téc-bua và trở thành người đứng đầu một nhóm Mácxít ở đây.

- 1895, Lê-nin đã thành lập một tổ chức Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.

- Do tham gia hoạt động cách mạng, Lê-nin bị bắt và bị đày đi Xi-bia. Năm 1900 hết hạn đày, ông cùng các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác.

- 1903, Đại hội Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ Đảng.

- Từ 1903, Lê-nin và Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga đã dần trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào cách mạng Nga.

Câu hỏi trang 49 SGK Lịch sử 8: Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới?

Lời giải:

(3)

Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới, điều này được thể hiện rất rõ trong mục tiêu, nhiệm vụ; tư tưởng; phương thức hoạt động của Đảng. Cụ thể là:

- Về mục tiêu, nhiệm vụ:

+ Kiên quyết đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản.

+ Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, thành lập nền chuyên chính vô sản.

- Về tư tưởng: Kiên quyết bảo vệ và phát triển học thuyết Mác.

- Về phương thức hoạt động: đề cao mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng.

Câu hỏi trang 50 SGK Lịch sử 8: Trình bày nguyên nhân, diễn biến của Cách mạng Nga 1905 – 1907.

Lời giải:

- Nguyên nhân:

+ Quần chúng nhân dân bất mãn với chế độ phong kiến Nga hoàng.

+ Thất bại của Nga trong cuộc chiến trang Nga – Nhật (1904 – 1905) làm cho những mâu thuẫn trong xã hội Nga càng thêm sâu sắc.

- Diễn biến:

+ 9/1/1905, khoảng 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua và gia đình xuống đường biểu tình.

thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống. Song, bị quân đội Nga hoàng đàn áp đẫm máu.

+ Tháng 5/1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi.

+ Tháng 6/1905 thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khỏi nghĩa.

+ Tháng 12/1905, quần chúng Mát-xcơ-va tổng bãi công.

+ Cuối 1907, 0hong trào cách mạng lắng xuống dần và cuối cùng chấm dứt.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

(4)

Câu 1 trang 50 SGK Lịch sử 8: Nêu một số sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

- 1889, ở Anh diễn ra cuộc bãi công của hàng vạn công nhân khuân vác ở bến tàu Luân Đôn.

- 1893, ở Pháp, công nhân đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.

- Ở Mĩ, ngày 1/5/1886, đã diễn ra cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân dệt Si-ca-gô.

- Tổ chức chính trị của công nhân ra đời ở nhiều nước. Ví dụ như: Đảng xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân Pháp (1879)...

Câu 2 trang 50 SGK Lịch sử 8: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905-1907?

Lời giải:

- Đối với nước Nga:

+ Làm suy yếu chế độ Nga hoàng.

+ Là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào cuối năm 1917.

- Đối với phong trào cách mạng thế giới:

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước Đế quốc.

+ Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông vào đầu thế kỉ XX.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, song các phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đều lần lượt thất bại.. Nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu

- Hành động đề xuất cải cách, canh tân đấn nước của các sĩ phu, quan lại đều xuất phát từ: lòng yêu nước, thương dân; mong muốn nước nhà hùng mạnh để có thể đương

Phần a: hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách kinh tế - xã hội mà thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh thế giới

- Sản xuất công nghiệp phát triển, các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.. Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc

- Tháng 8 - 1905, ông thành lập Trung Quốc đồng minh hội và đề ra học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).. + Mục đích: Đánh

Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương... - Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh

Câu hỏi trang 43 SGK Lịch sử 8: Qua tình hình của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế

Câu 4 trang 62 SGK Lịch sử 8: Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều lần lượt thất bại.