• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào Dân chủ 1936 – 1939 | Giải bài tập Lịch sử 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào Dân chủ 1936 – 1939 | Giải bài tập Lịch sử 12"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Bài 15: Phong trào Dân chủ 1936 – 1939 A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 99 sgk Lịch Sử 12: Phong trào dân chủ 1936-1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

Lời giải

* Tình hình thế giới:

- Chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở nhiều nước ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới.

- 7/1935, Đại hội VII quốc tế cộng sản họp tại Mátxcơva đã xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.

- 6/1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành nhiều chính sách có lợi cho thuộc địa.

* Tình hình trong nước:

- Chính trị: Nhiều đảng phái hoạt động, mạnh nhất là Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Kinh tế: Giai đoạn phục hồi và phát triển của kinh tế Việt Nam, tuy nhiên vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

- Xã hội:

+ Nhiều chính sách tiến bộ được thực hiện: Cử phái viên điều tra tình hình, ân xá tù chính trị,….

+ Đời sống nhân dân khó khăn, cực khổ.

Câu hỏi trang 102 sgk Lịch Sử 12: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939?

Lời giải

(2)

2

* Ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ 1936-1939

- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

- Đội ngũ cán bộ, đảng viên đựợc rèn luyện và trưởng thành.

* Bài học lịch sử của phong trào dân chủ 1936-1939 - Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

- Tổ chức quần chúng đấu tranh công khai với các hình thức linh hoạt, phong phú.

 Là tổng diễn tập lần 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/1945.

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu hỏi trang 102 sgk Lịch Sử 12: Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936-1939?

Lời giải

- Về quy mô: Rộng lớn, diễn ra rộng khắp cả nước, trên nhiều mặt trận.

- Về lực lượng: Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Ngoài tầng lớp cơ bản là công nhân và nông dân, có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân khác như tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ và cả ngoại kiều ở Đông Dương.

- Về hình thức đấu tranh: Đa dạng, phong phú với nhiều hình thức công khai- bí mật, hợp pháp- bất hợp pháp.

⟹ Phong trào dân chủ 1936 -1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưng công nhân đã trưởng thành và nhận thức được vai trò và vị trí của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế. Quang cảnh buổi

Câu hỏi trang 34 SGK Lịch sử 8: Nêu vai trò của C.Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất..

Thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng trong cả nước được Đảng ta xác định trong thời gian nào?. ☐ Trước khi Nhật đầu

- Trước tình hình mới, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ trước mắt của nhân dân là: “chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và

☐ Công nhân, cán bộ, bộ đội, trí thức tình nguyện về nông thôn giúp nông dân sản xuất nông nghiệp;.. ☐ Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho nông dân

- Giai cấp công nhân Việt Nam: Phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.. Đặc điểm công nhân Việt Nam: Xuất thân

+ 12/1920: Tham gia đại hội XVIII của Đảng xã hội Pháp (Đại hội Tua), bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp → Nguyễn Ái Quốc đi

- Đảng nắm bắt thời cơ cách mạng: Khi nhận được thông tin về việc Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc,