• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 | Giải Tập bản đồ 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 | Giải Tập bản đồ 12"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 15. Phong trào dân chủ 1936 - 1939

Bài 1 trang 34 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý đúng, trong những phương án dưới đây.

1) Đại hội Quốc tế Cộng sản VII, tháng 7-1935, đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm mục đích gì?

A. Chống phát xít, chống chiến tranh thế giới, bảo vệ hòa bình.

B. Chống đế quốc thực dân.

C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7 – 1935) đề ra chủ trương thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi ở các nước nhằm mục đích: Chống phát xít, chống chiến tranh thế giới, bảo vệ hòa bình.

2) Nội dung nào sau đây không nằm trong nhiệm vụ do Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 7-1936 đưa ra?

A. Tự do ,cơm áo, hòa bình.

B. Tạm gác khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Người cày có ruộng”.

C. Chỉ chống phát xít Nhật.

D. Hình thức đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp.

Lời giải:

Đáp án: C Giải thích:

- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 7-1936 đã xác định mục tiêu trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình; chủ trương thực hiện: hình thức đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp.

3) Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập với mục đích A. nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ.

B. tập hợp liên minh công nông.

(2)

C. liên minh công nông đoàn kết với tư sản.

D. tập hợp tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập với mục đích nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống lực lượng phản động thuộc địa, tay sai; chống chiến tranh đế quốc.

4) Lực lượng tham gia phong trào cách mạng giai đoạn 1936-1939 chủ yếu là A. công nông.

B. không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị.

C. liên minh tư sản và địa chủ.

D. binh lính và công nông.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào cách mạng 1936 - 1939 có sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp.

5) Đến tháng 3-1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên là

A. Mặt trận Dân tộc Phản đế đồng minh.

B. Hội Phản đế đồng minh.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Để phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3-1938 quyết định đổi tên thành Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

6) Cuộc mít tinh lớn nhất giai đoạn 1936-1939 diễn ra vào thời gian nào?

A. Ngày 1-5-1936 B. Ngày 1-5-1937

(3)

C. Ngày 1-5-1938 D. Ngày 1-5-1939 Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 diễn ra vào ngày 1 - 5 - 1938, tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội.

7) Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cuộc vận động dân chủ 1936-1939?

A. Tổ chức được một đội quân chính trị quần chúng đông hàng triệu người.

B. Đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá trong các tầng lớp nhân dân.

C.Mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám.

D. Được xem là cuộc diến tập thứ 3 chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thành công.

Lời giải:

Đáp án: C Giải thích:

- Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là một cao trào cách mạng dân tộc. - Là một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn. - Uy tín của Đảng được nâng cao rõ rệt. - Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng được truyền bá sâu rộng và thấm sâu trong quần chúng.

- Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bài 2 trang 35 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 34 kết hợp nội dung trong SGK, em hãy cho biết nội dung và ý nghĩa của cuộc đấu tranh trong bức ảnh dưới đây:

(4)

Trả lời:

- Nội dung bức ảnh: Mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động (1-5-1938) tại khu Đấu Xảo (nay thuộc khu vực Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội).

- Ý nghĩa:

+ Là cuộc mít tinh lớn nhất trong thời kì vận động dân chủ 1936-1939, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

+ Cho thất bước trưởng thành về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trước tình hình mới, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ trước mắt của nhân dân là: “chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và

+ Đà Nẵng cách Kinh đô Huế khoảng 100km về phía Đông Nam => có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng

- Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp, góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm

Bài 3 trang 25 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của bản thân, hãy điền nội dung cho phù hợp, hoàn thành bảng dưới đây

Ngoài tầng lớp cơ bản là công nhân và nông dân, có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân khác như tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ và cả ngoại kiều ở Đông

- Đảng nắm bắt thời cơ cách mạng: Khi nhận được thông tin về việc Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc,

Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, trong đó chủ yếu nhất là nông nghiệp (đồn điền cao su) và khai mỏ. 2) Vai trò của Ngân

+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Trực tiếp triệu tập, chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng, sáng lập ra Đảng Cộng sản