• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÔN TẬP KIỂM TRA HK1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ÔN TẬP KIỂM TRA HK1"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 1 ( 2017-2018)

CHƯƠNG I Câu 1.I.3.1: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac

A. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản sự phiên mã.

B. Enzym ADN pôlimeraza bám vào vùng khởi động và khởi đầu phiên mã.

C. Gen điều hòa A mang thông tin cho quá trình tổng hợp protein ức chế.

D. Gen cấu trúc Y mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin điều hòa.

Câu 2.I.4.2: Hiện týợng nào sau ðây là ðột biến?

1. ngýời bị bạch tạng có da trắng , tóc trắng, mắt hồng.

2. các tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc ADN khi ADN tái bản.

3. biến ðổi thýờng, nhýng không phải luôn có lợi cho sự phát triển của cõ thể mang nó 4. Xảy ra ở cấp ðộ phân tử, thýờng có tính thuận nghịch

5. Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể

A. 1,2,4,5 B. 1,3,4,5 C. 2,3,4,5. D. 1,2,3.

Câu 3.I.4.2: Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây,dạng đột biến nào là đột biến gen:

I. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể(NST); IV. Thay 1 cặp nuclêôtít;

II. Mất 1 cặp nuclêôtít; V. Ðảo đoạn NST;

III. Trao đổi chéo trong giảm phân; VI. Thêm 1 cặp nuclêôtít;

VII. Mất 1 đoạn NST

A. II, IV, VI B. I, II, III, IV,VI C. II, III, V,VI D. I, V, VII Câu 4.I.4.3: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào

1. sức đề kháng của từng có thể.

2. điều kiện sống của sinh vật.

3. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trýờng và kiểu hình.

4. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.

5. do NST bị chấn đoạn cơ học.

Số phát biểu đúng là:

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4

Câu 5.I.3.4: Sự điều hoà đối với ôperon lac ở E . Coli được khái quát là

1. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng.

2. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế.

3. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế .

4. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế

5. Chất cảm ứng lactôzơ tương tác với chất ức chế gây biến đổi cấu hình của chất ức chế Số phát biểu đúng

(2)

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 6.I.3.1: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli, thành phần nào là nơi ARN polymeraza bám vào và khởi đầu quá trình phiên mã

A. Vùng vận hành (P). B. Gen điều hòa (R).

C. Vùng khởi động (O). D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A).

Câu 7.I.4.2: Gen ban đầu có chứa Guanin dạng hiếm (G*) sau quá trình nhân đôi đã tạo nên đột biến:

A. G-X → A-T. B. X-G → A-T. C. X-G → G-X D. G-X → T-A.

Câu 8.I.4.3: Đột biến thay thế Nucleotit tại vị trí thứ 3 ở bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc sẽ gây hậu quả nghiệm trọng nhất?

A. 5’...XAT...3’. B. 5’...TAX...3’. C. 5’...TTA...3’. D. 5’...AUG...3’.

Câu 9.I.3.2: Những Phát biểu nào sau đây đúng

1. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách liên kết vào vùng vận hành.

2. Prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ.

3. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất xúc tác

4. Khởi đầu của một opêron là một trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là vùng vận hành.

5. trong cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là tổng hợp protein ức chế.

6. Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với prôtêin ức chế.

A. (1), (2), (5) B. (2), (3), (5) C. (1), (2), (4) D. (2), (4), (5) Câu 10.I.4.4: Số phát biểu đúng

1. Trong các dạng đột biến gen, dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng.

2. Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.

3. Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.

4. Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

5. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Câu 11.I.1.1: Nội dung nào phản ánh đúng tính thoái hóa của mã di truyền?

A. Mỗi axit amin chỉ được mã hóa bởi một bộ ba.

B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.

C. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin.

D. Nhiều axit amin khác nhau được mã hóa bởi 1 bộ ba.

Câu 12.I.1.2: Đặc điểm khác biệt giữa cấu tạo của ADN với cấu tạo tARN là

(3)

(1) ADN có cấu tạo 2 mạch còn tARN có cấu trúc 1 mạch.

(2) ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn tARN thì không có.

(3) Đơn phân của ADN có đường và thành phần ba zơ khác với đơn phân tARN.

(4) ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn tARN Phương án đúng là

A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 1,3,4 D. 1,2,3,4

Câu 13.I.1.2: Một phân tử mARN nhân tạo có 3 loại nucleotit( A,U,G). Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại bộ ba mã hóa axit amin?

A. 27 B. 24 C. 8 D. 9

Câu 14.I.2.3: Một gen của sinh vật nhân sơ thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, các gen con thực hiện phiên mã 2 lần, trên mỗi mARN có 5 ribôxôm trượt qua không lặp lại. Kết thúc quá trình dịch mã có bao nhiêu chuỗi polipetit được tạo thành ?

A. 15 B. 40 C. 80 D. 30

Câu 15.I.1.4: Một gen có chiều dài 0,408micromet. Trong đó mạch một của gen cóT=420 và X=30% số nucleotit của mạch. Gen có số liên kết hydro giữa A và T bằng số liên kết hydro giữa G và X. Quá trình phiên mã cần được môi trường cung cấp 900 nucleotit loại A. Hãy xác định mạch gốc và số lần phiên mã của gen trên?

A. Mạch 2 là mạch gốc và phiên mã 2 lần B. Mạch 2 là mạch gốc và phiên mã 3 lần C. Mạch 1 là mạch gốc và phiên mã 2 lần D. Mạch 1 là mạch gốc và phiên mã 3 lần

Câu 16.I.3.1: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở tế bào nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là :

A. Tạo ra chất cảm ứng lactôzơ tác dụng lên nhóm gen cấu trúc Z,Y,A . B. Quy định tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.

C. Tổng hợp enzim ARN polimeraza điều hòa họat động gen.

D. Tạo ra enzim điều hòa hoạt động operon Lac.

Câu 17.I.4.2: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về đột biến điểm:

A. Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.

B. Đột biến điểm là những biến đổi tại một điểm trong gen.

C. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại .

D. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.

Câu 18.I.4.2: Có một trình tự ARN {5`-AUG GGG XAU UUU UGX -3`} mã hoá cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Sự thay thế nu nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn lại 4 axit amin ?

A. Thay thế A ở vị trí thứ 1 bằng X. B. Thay thế X ở vị trí thứ 15 bằng A.

C. Thay thế G ở vị trí thứ 6 bằng A. D. Thay thế U ở vị trí thứ 12 bằng A.

Câu 19.I.4.3: Nếu một alen đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong quá trình giảm phân thì alen đó:

A. được tổ hợp với alen trội tạo ra thể đột biến.

B. không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình.

C. có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối.

(4)

D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết.

Câu 20.I.4.4: Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2 Angstron và mất 8 liên kết hiđrô. Khi 2 gen đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nu mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là:

A. A = T = 8 ; G = X = 16 B. A = T = 16 ; G = X = 8 C. A = T = 7 ; G = X = 14 D. A = T = 14 ; G = X = 7 Câu 21.I.1.2: Nội dung nào sau đây nêu đặc điểm mã di truyền:

(1) Trong ADN có 4 loại nucleotit khác nhau và mã di truyền là mã bộ 3 nên sẽ có 43 = 64 mã bộ 3 khác nhau.

(2) Có nhiều mã bộ 3 khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin.

(3) Mỗi mã bộ 3 có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin khác nhau.

(4) Mã di truyền đọc liên tục trên mạch gốc của gen từ 5’  3’.

(5) Trình tự các nuclêôtit trong ADN qui định trình tự các loại axit amin trong phân tử prôtêin.

A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (2), (5) D. (1), (3), (5) Câu 22.I.2.2: Có bao nhiêu nội dung sau đây phù hợp về hoạt động phiên mã trong nhân tế bào ?

(1) Truyền thông tin di truyền từ trong ra ngoài nhân (2)

Tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN

(3) Quá trình tổng hợp mARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN (4)

Quá trình tổng hợp các loại ARN từ thông tin di truyền chứa trong ADN

(5) Quá trình tổng hợp các loại ARN ribôxôm từ thông tin di truyền chứa trong ADN (6)

Tổng hợp các mARN, tARN, rARN tham gia vào quá trình dịch mã (7)

Một gen có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu của tế bào (8) Cả hai mạch của gen đều tham gia vào quá trình phiên mã

A. 6 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 23.I.4.2: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA … 5’. Có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa axit amin này thành codon mã hóa aixt amin khác ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 24.I.2.3: Một đoạn phân tử ADN có 282 cặp A - T và 546 cặp G - X. Giả sử đoạn ADN trên tiến hành phiên mã và giải mã tổng hợp một chuỗi polypeptit sẽ có bao nhiêu axit amin tham gia dịch mã ?

A. 551 B. 275 C. 274 D. 550

Câu 25.I.1.4: Với 3 loại nuclêotit là A, T và X, có thể hình thành bao nhiêu loại bộ ba (triplet) mã hóa cho các axit amin ?

A. 6 B. 9 C. 24 D. 27 Câu 26: I.1.1: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở bào quan nào trong tế bào ? A. Nhân. B. Mạng lưới nội chất. C. Bộ máy gôngi. D. Ribôxôm.

Câu 27: I.1.2: Cho một số phát biểu sau:

(1) Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.

(5)

(2) Đơn phân cấu tạo nên ARN là A,T,G,X.

(3) Phân tử mARN có cấu trúc mạch kép (trừ một số ARN của virút).

(4) Nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.

(5) Một trong các bộ ba kết thúc là UAA.

Có bao nhiêu phát biểu đúng ?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 28.I.2.2 : Sự tổng hợp ARN được thực hiện

A. Theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen.

B. Theo nguyên tắc bảo tồn chỉ trên một mạch của gen.

C. Theo nguyên tắc bán bảo tồn trên hai mạch của gen.

D. Theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen.

Câu 29.I.1.3: Một đoạn ADN có tổng số 39000 liên kết hidrô và có Ađênin chiếm 20%. Đoạn ADN này có

A. 3000 nuclêôtít. B. 9000 Guanin. C. Chiều dài là 5100 A0. D. 600 Ađênin.

Câu 30.I.1.4: Một gen có chiều dài 0,306 μm và có tích số hai loại nuclêôtít không bổ sung là 4% (với A > G). Gen này tiến hành nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit từng loại môi trường nội bào cần cung cấp là

A. A = T = 5040 ; G = X = 1260 B. A = T = 5760 ; G = X = 1440 C. A = T = 1260 ; G = X = 5040 D. A = T = 1440 ; G = X = 5760 Câu 31.I.1.1: Cho trình tự các Nucleotit của các bộ ba trên mARN như sau:

1 5’AAU3’ 2. 5’AUG3’ 3. 3’AAU5’

4. 5’UGA3’ 5. 3’XXX5’ 6. 5’AUA3’

Trình tự các nucleotit của bộ ba kết thúc là:

A. 1, 2 B. 3, 4 C. 4, 5 D. 4, 6 Câu 32.I.1.1: Trên mộtđoạn mạch ADN có trình tự các nucleotit như sau:

3’ ...ATG GXT XAX XGX ...5’

Dưa vào nguyên tắc bổ sung hãy xác định trình tự các Nucleotit của mạch còn lại trên ADN:

A. 3’ ...ATG GXT XAX XGX ...5’ B. 5’ ...ATG GXT XAX XGX ...3’

C. 5’ ...TAX XGA GTG GXG ...3’ D. 3’ ...TAX XGA GTG GXG ...5’

Câu 33.I.1.2 Dựa vào hình ảnh bên dýới, một số nhận xét ðýợc ðýa ra nhý sau:

1. Enzim ADN ligaza nối các đoạn okazaki hình thành thành mạch polynucleotit ARN polymeraza.

(6)

2. Enzim ADN polymeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN

3. Enzim helicaza tách hai mạch đơn của ADN

4. Mạch khuôn có chiều 3’ -5’ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’

Có bao nhiêu nhận xét đúng với quá trình tái bản AND ở sinh vật A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 34.I.1.2: Nguyên tắc bổ sung trong nhân đôi ADN có tác dụng:

A. đảm bảo sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN để duy trì tính đặc trưng và ổn định qua các thế hệ.

B. sao chép lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và duy trì tính đặc trưng qua các thế hệ.

C. sao chép lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ.

D. sao chép lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN và góp phần tạo nên hiện tượng biến dị tổ hợp.

Câu 35.I.1.2: Một đoạn mạch gốc của gen chỉ có 2 loại nu A và G với tỉ lệ A/G = 4. Tỉ lệ bộ ba mã hóa AAG

A. 16/125 B. 48/125 C. 4/125 D. 12/125

Câu 36.I.1.2: Từ tỷ lệ phần trăm bazơ ở các phân tử ADN dưới đây, nhận định đúng là A G T X

ADN 1 31 19 31 19 ADN 2 17 28 31 24 ADN 3 29 25 29 17 A. Phân tử 1 là mạch kép B. Phân tử 1 và 3 là mạch kép C. Phân tử 2 và 3 là mạch kép D. Phân tử 1 và 2 là mạch đơn

Câu 37.I.1.3: Gen có KLPT là 9.105 đvC, trên mạch 1 của gen có A = 10% và bằng 1/2 số Nu loại Timin của mạch. Nếu gen này nhân đôi 3 lần thì số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho gen này là bao nhiêu

A.ATD = TTD = 3150, XTD = GTD = 7550 B.ATD = TTD = 3450, XTD = GTD = 7550 C.ATD = TTD = 3050, XTD = GTD = 7050 D.ATD = TTD = 3150, XTD = GTD = 7350 Câu 38.I.1.3: Xét đoạn mARN và đoạn polypeptit tương ứng như sau:

mARN ... AUG AXU GXX AAA UXG UGG AXU...

Polypeptit ...Met - Thr - Ala - Lys – Ser – Trp – Thr ...

Dựa vào sơ đồ trên, mã di truyền thể hiện đặc điểm nào?

A.Tính phổ biến B.Tính thoái hóa C. Tính đặc hiệu D.Tính liên tục

Câu 39.I.1.3: Chọn phương án đúng khi nói về vai trò các loại enzim trong nhân đôi ADN

Tên enzim Vai trò của enzim

1. ADN ligaza a. Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN 2. ADN polymeraza b. Nối các đoạn okazaki hình thành thành

mạch polynucleotit liên tục

(7)

3. ARN polymeraza c.Làm gen tháo xoắn và tổng hợp mARN theo nguyên tắc bổ sung.

4. Enzim tháo xoắn d. Làm hai mạch đơn của ADN tách nhau tạo chạc chữ Y

Chọn phương án đúng khi nói về vai trò các loại enzim trong nhân đôi ADN A. 4 - d, 3 - a, 1 – b B. 2 - b, 3 - a, 4 – c C. 1 - b, 2 - a, 4 - d D. 1 - b, 2 - a, 4 - c

Câu 40.I.1.4: Có bao nhiêu đáp án đúng với quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân thực khác nhân sơ:

1. Phân tử ADN mạch dài, hở 2 đầu. Sau mỗi lần sao chép, phần đầu mút của phân tử ADN bị ngắn lại.

2. Thời gian dài hơn (thường khoảng 6 – 8 giờ), trong khi ở nhân sơ thường ngắn hơn (ở E.coli là 40 phút).

3. Có nhiều điểm khởi đầu sao chép, các điểm này cách nhau khoảng 20.000 cặp nuclêôtit.

4. Tốc độ sao chép ADN ở nhân thực đạt khoảng 10 – 100 nuclêôtit/giây, thấp hơn so với tốc độ sao chép ADN ở nhân sơ (khoảng 1500 nuclêôtit/giây).

5. Quá trình sao chép ADN chỉ diễn ra pha S của chu trình tế bào, diễn ra trong tế bào chất.

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 41.I.2.1: Mạch gốc của một đoạn gen có trình tự như sau: 3’ …

TATGGGXATGTAATGGGX … 5’. Xác định trình tự Nucleotit của mARN được phiên mã từ mạch trên:

A. 3’ … ATAXXXGTAXATTAXXXG … 5’

B. 5’ … ATAXXXGTAXATTAXXXG … 3’

C. 3’ … AUAXXXGUAXAUUAXXXG … 5’

D. 5’ … AUAXXXGUAXAUUAXXXG … 3’

Câu 42.I.2.2: Phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?

A. mARN sau khi phiên mã được sử dụng trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein.

B. mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối exon lại tạo thành mARN trưởng thành mới làm khuôn tổng hợp protein.

C. mAR N sau phiên mã được cắt bỏ exon, nối intron lại tạo thành mARN trưởng thành mới làm khuôn tổng hợp protein.

D. mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối exon lại tạo thành ARN trưởng thành mới làm khuôn tổng hợp protein.

Câu 43.I.2.2: Phân tử tARN mang axit amin mở đầu (Met) có bộ ba đối mã là:

A. 5’ … UAX …3’ B. 3’ … UAX …5’

C. 3’ … UAG …5’ D. 5’ … UAG …3’

Câu 44.I.2.1: Phân tử axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã?

A. ADN B. mARN C. tARN D. rARN

Câu 45.I.2.1: Đột biến điểm là đột biến trong cấu trúc của gen liên quan đến:

A. Một số cặp nuclêôtit của gen. B. Một hoặc một số cặp nuclêôtit của gen.

C. Một cặp nuclêôtit của gen. D. Một và một số cặp nuclêôtit của gen.

Câu 46.I.2.2: Sơ đồ nào sau đây thể hiện cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền?

A. ADN  mARN  protein  tính trạng B. ADN  tARN  protein  tính trạng

(8)

C. ADN  rARN  protein  tính trạng D. ADN  ARN  protein  tính trạng

Câu 47.I.4.2: Cho các bộ ba mã hóa các axit amin như sau: AUG: Met; UGU: Cys; XGU:

Arg; AGU: Ser; XXG: Pro; GXU: Ala.

Chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau: Met – Arg – Arg – Ser - Pro – Ala... Nếu đột biến cặp G – X ở vị trí số 4 bằng cặp A – T thì chuỗi pôlipeptit do gen chỉ huy tổng hợp có trình tự axit amin tương ứng là

A. Met – Arg – Arg – Ser – Pro – Ala... B. Met – Cys – Arg – Ser – Pro – Ala...

C. Met – Arg – Cys – Ser – Pro – Ala... D. Met – Cys – Cys – Ser – Pro – Ala...

Câu 48. I.2.1: Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ.

A. Enzim ARN – polimeraza trượt dọc trên mạch 3’-5’ của gen để tổng hợp mạch mới có chiều 5’ - 3’.

B. Enzim ARN – polimeraza trượt dọc trên mạch 5’- 3’ của gen để tổng hợp mạch mới có chiều 5’ - 3’.

C. Enzim ARN – polimeraza trượt dọc trên mạch gốc 3’- 5’của gen để tổng hợp mạch mới có chiều 3’ - 5’.

D. Enzim ARN – polimeraza trượt dọc trên mạch 5’-3’ của gen để tổng hợp mạch mới có chiều 3’ - 5’.

Câu 49. I.2.2: Những thông tin nào sau đây là đúng khi nói về các loại axit

A. Phân tử mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng; tARN có cấu trúc mạch đơn, vòng.

B. Mỗi loại tARN có nhiều lượt vận chuyển aa đến riboxom trong quá trình dịch mã

C. mARN, tARN, rARN được tổng hợp từ 1 gen cấu trúc, sau đó được biến đổi thành cấu trúc đặc trưng của mỗi loại.

D. Các loại ARN có cấu trúc mạch đơn nên có liên kết hidro giữa các nu bổ sung trên cùng một mạch.

Câu 50.I.2.2: Điều nào sau đây là đúng về quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực:

A. Phiên mã của sinh vật nhân sơ diễn ra trong nhân.

B. Phiên mã ở sinh vật nhân thực xảy ra ở tế bào chất.

C. Dịch mã ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân.

D. Dịch mã ở sinh vật nhân sơ diễn ra trong tế bào chất.

Câu 51.I.1.1: Mô hình cấu trúc Ôpêrôn Lac theo thứ tự gồm:

A. Vùng khởi động, vùng vận hành, các gen cấu trúc.

B. Gen điều hòa, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc.

C. Vùng vận hành, vùng khởi động, các gen cấu trúc.

D. Gen điều hòa, vùng khởi động , nhóm gen cấu trúc.

Câu 52.I.1.3: Trong môi trường không có đường lactôzơ, nếu vùng vận hành (O) của opêron Lac bị đột biến thì

A. Nhóm gen cấu trúc vẫn tiến hành phiên mã và dịch mã B. Nhóm gen cấu trúc không phiên mã và dịch mã

C. Gen đều hòa không phiên mã và dịch mã

D. Enzim ARN- polymeraza không bám vào vùng khởi động.

(9)

Câu 53.I.1.2: Khi nói về cấu trúc, chức năng của các thành phần trong một Operon Lac, điều nào sau đây là đúng

A. Một Operon Lac gồm có vùng điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành và các gen cấu trúc.

B. Vùng khởi động là nơi để enzim ARN - polimeraza bám vào để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.

C. Vùng vận hành là vùng điều khiển hoạt động phiên mã của các gen cấu trúc nhờ protein điều hòa.

D. Vùng vận hành nằm trước vùng khởi động là nơi để protein ức chế gắn vào ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.

Câu 54.I.1.4: Bạn đang thí nghiệm với một sinh vật ngoại nhập và phát hiện ra operon sản xuất tơ là peron chịu cảm ứng. Operon đó gồm bốn vùng theo trình tự sau: Q R S T. Tuy nhiên, vị trí của gen chỉ huy (operator) và gen khởi động (promoter) còn chưa xác định được. Bạn thấy rằng gen ức chế định vị xa operon này. Được biết, cần có hai gen khác nhau cho việc sản xuất tơ. Những mất đoạn khác nhau của operon này đã được tách và lập bản đồ. Vị trí các mất đoạn đó như sau ( ///// = mất đoạn):

Q R S T Mất đoạn

1 ////////

2 ////////////

3 //////////

4 ///////////////////

Mất đoạn 1 làm cho tơ được sản xuất ra liên tục; mất đoạn 2, 3, 4 làm cho tơ không được sản xuất ra. Vùng nào có thể chứa operator, vùng nào có thể chứa promoter?

A. Vùng Q chứa operator , vùng R, S, T chứa promoter.

B. Vùng R, S, T chứa operator, vùng Q chứa là promoter.

C. Cả bốn vùng đều không chứa promoter

D. Mỗi vùng đều chứa operator và chứa promoter.

Câu 55.I.4.3: Câu nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen

A. Đột biến thay thế thường làm thay đổi lớn cấu trúc chuỗi polipeptit do gen tổng hợp.

B. Tác nhân hóa học 5-brom uraxin gây đột biến thay thế G -X bằng A-T.

C. Khi môi trường không có tác nhân đột biến thì đột biến gen vẫn có thể xảy ra.

D. Khi tác nhân đột biến tác động trong quá trình nhân đôi ADN thì sau 2 lần nhân đôi, đột biến gen sẽ xuất hiện.

Câu 56.I.4.4: Một gen có 2160 nucleotit, trong đó có hiệu giữa A với loại Nu không bổ sung là 20%. Gen này bị đột biến điểm làm cho số liên kết hidro tăng lên 2 liên kết. Câu nào sau đây là đúng

A. Số nu của gen đột biến bằng số nu của gen bình thường.

B. Số liên kết hidro của gen đột biến là 2486.

C. Số nu loại G của gen bình thường ít hơn G của gen đột biến là 2 nucleotit.

(10)

D. Đột biến thuộc dạng thay thế 2 cặp A- T bằng 2 cặp G – X.

Câu 57.I.4.3: Một đoạn gen có 3700 liên kết hidrô. Gen bị đột biến dưới tác nhân hóa học 5 – brôm uraxin. Số liên kết hidro của gen sau đột biến là:

A. 3699 liên kết B. 3701 liên kết C. 3698 liên kết D. 3702 liên kết Câu 58.I.2.4: Mạch gốc của một đoạn gen có trình tự các Nuclêôtit như sau:

3’ … XXA TAX TGA GAT XGA GTX GAG ATG ATT AAX … 5’. Gen trên chỉ huy tổng hợp phân tử prôtêin có bao nhiêu axit amin?

A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 59.I.4.3: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

(1) Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

(2) Đột biến gen làm phát sinh các alen mới cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

(3) Đột biến gen làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.

(4) Đột biến gen phụ thuộc vào môi trường hoặc tổ hợp gen (5) Thể đột biến là cá thể mang gen đột biến

(6) Tất cả đột biến gen đều gây hại cho cơ thể đột biến

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 60.I.4.3: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa gen cấu trúc có thể làm cho chuỗi polipeptit tương ứng:

A. Không thay đổi chiều dài so với chuỗi polipeptit bình thường.

B. Ngắn hơn hoặc dài hơn so với chuỗi polipeptit bình thường.

C. Có chiều dài không đổi hoặc dài hơn so với chuỗi polipeptit bình thường.

D. Có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn so với chuỗi polipeptit bình thường.

Câu 61.I.5.1: Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là:

A. Nucleoxom. B. Nucleotit. C. ADN. D. Protein.

Câu 62.I.5.1 Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất vào kì nào của quá trình nguyên phân?

A. Kì giữa. B. Kì đầu. C. Kì trung gian. D. Kì sau.

Câu 63.I.6.1: Ở người, bệnh, hội chứng nào sau đây do đột biến trên nhiễm sắc thể giới tính gây ra?

A. Hội chứng Tocno. B. Hội chứng Patau. C. Hội chứng Etuot. D. Hội chứng Đao.

Câu 64.I.6.2: Chọn câu đúng về đặc điểm của người mắc hội chứng Đao A. Trong tế bào có ba nhiễm sắc thể 21.

B. Trong tế bào có 47 nhiễm sắc thể.

C. Được sinh ra do người mẹ đã trên 40 tuổi.

D. Chỉ biểu hiện ở nữ mà không biểu hiện ở nam.

Câu 65.I.6.2: Các giống cây cho thu hoạch thân, lá với năng suất cao được tạo ra nhờ ứng dụng của đột biến dạng nào?

A. Thể tự đa bội lẻ. B. Thể tam bội. C. Thể lệch bội. D. Thể dị đa bội.

Câu 66.I.6.2: Phép lai nào sau đây tạo ra thể tam bội?

A. P: 4n x 2n. B. P: 3n x 3n. C. P: 2n x n. D. P: n x (2n+1).

Câu 67.I.5+6.4: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về đột biến nhiễm sắc thể?

(11)

(1) Đột biến nhiễm sắc thể có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.

(2) Đột biến mất đoạn và lặp đoạn có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt độ biểu hiện của tính trạng.

(3) Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(4) Đột biến nhiễm sắc thể thường gây hại cho thể đột biến nên không phải là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.

(5) Các thể tự đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường.

(6) Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới ở sinh vật bậc cao.

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 68.I.6.3: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen Aaaa ở đời con lớn nhất?

A. P: AAaa aaaa. B. P: AAaa Aaaa C. P: AAaa AAaa. D. P: AAaa AAAa.

Câu 69.I.6.2: Một nhóm tế bào sinh tinh mang kiểu gen AAaa giảm phân bình thường cho tỉ lệ các loại giao tử thế nào?

A. 1AA: 4Aa: 1aa. B. 1AA: 1aa. C. 1AA: 2Aa: 1aa. D. 1AA: 1Aa: 1aa.

Câu 70.I.5.2: Khi nói về nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài không phản ánh mức độ tiến hóa.

B. Trong tế bào sinh dưỡng có thể chứa một hay một số cặp nhiễm sắc thể giới tính.

C. Mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, kích thước và cấu trúc.

D. Nhiễm sắc thể luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng trong tế bào sinh dưỡng.

Câu 71.I.5.1: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm:

A. Phân tử ADN mạch kép và protein loại histon.

B. Phân tử ADN mạch kép và protein loại phi histon.

C. Phân tử ADN mạch đơn và protein loại histon.

D. Phân tử ARN mạch kép và protein loại phi histon.

Câu 72.I.5.2: Hãy chọn số phát biểu đúng về cặp NST giới tính ở người:

1. Chỉ có ở tế bào sinh dục.

2. Gồm 1 cặp NST khác nhau ở nam và nữ.

3. Chứa các gen quy định tính trạng giới tính và các gen quy định tính trạng thường.

4. Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định thường gặp ở nữ, hiếm gặp ở nam.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 73.I.5.2: Sinh vật nào sau đây không có cấu trúc nhiễm sắc thể?

A. Vi khuẩn. B. Vi sinh vật. C. Nấm mốc. D. Trùng roi.

Câu 74. I.5.3: Ở Ruồi giấm, 2n=8. Hãy xác định số nhiễm sắc thể và trạng thái của chúng khi 1 tế bào mang đột biến thể ba đang ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân.

A. 9 NST kép B. 9 NST đơn. C. 17 NST đơn. D. 18 NST kép

(12)

Câu 75. I.5.3: Khi quan sát tiêu bản hiển vi của tế bào Người đang thực hiện quá trình phân bào, người ta đếm được 23 nhiễm sắc thể, trong đó mỗi NST đều gồm 2 cromatit. Cho biết tế bào đó đang ở kỳ nào của quá trình phân bào?

A. Kỳ đầu II của giảm phân. B. Kỳ đầu của nguyên phân.

C. Kỳ giữa I của giảm phân. D. Kỳ cuối II của giảm phân.

Câu 76.I.6.1: Hãy chọn câu có nhận định đúng trong các câu sau:

A. Đột biến tự đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n.

B. Đột biến tự đa bội là dạng đột biến làm tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào.

C. Đột biến tự đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn n.

D. Đột biến tự đa bội là hiện tượng làm tăng số bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào.

Câu 77.I.6.2: Các giống cây trồng như: nho không hạt, dưa hấu không hạt được tạo ra từ dạng đột biến nào sau đây?

A. Tự đa bội chẳn. C. Thể đa bội. B. Tự đa bội lẻ. D. Thể lệch bội.

Câu 78.I.6.2: Để khắc phục hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa, người ta có thể sử dụng phương pháp nào?

A. Đa bội hóa cơ thể lai xa. B. Lai trở lại với cá thể lưỡng bội ban đầu.

C. Xử lí bằng các tác nhân vật lí. D. Tạo thể đa bội lẻ.

Câu 79.I.6.3: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18, thể tam bội ở loài này có số lượng NST là bao nhiêu?

A. 27 B. 19 C. 21 D. 54

Câu 80.I.6.3: Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=8, trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử tất cả các NST không phân li tạo nên thể đột biến có số lượng NST là:

A. 16 B. 8 C. 12 D. 9

Câu 81.I.6.1: Trong các dạng đột biến sau đây, dạng nào là đột biến lệch bội?

A. (2n – 1) ; (n + 1) B. (2n + 1) ; (n - 1) C. (2n + 1) ; (2n - 1) D. (n – 1) ; (n + 1)

Câu 82.I.6.1: Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng

A. ở một cặp NST. B. ở một số cặp NST.

C. ở một hay một số cặp NST. D. ở tất cả các cặp NST.

Câu 83.I.6.2: Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cặp NST XX không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử của cặp NST XX tạo ra là

A. XX ; XO B. X ; XO C. XX ; O D. XX ; OX

Câu 84.I.6.3: Ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 10, 1 tế bào thể ba của loài này khi giảm phân cho giao tử có số lượng như thế nào ?

A. n = 5 ; n + 1 = 6 B. n = 5 ; n = 11 C. n = 6 ; n = 11 D. n = 10 ; n = 11

(13)

Câu 85.I.6.2: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 18, sau khi bị đột biến thì bộ NST của loài này là (2n + 1). Tìm số lượng bộ NST tế bào này sau đột biến

A. 19 NST B. 17 NST C. 27 NST D. 9 NST

Câu 86.I.5.1: Ở người, đột biến cấu trúc NST gây ra bệnh, hội chứng nào sau đây?

A. Ung thư máu ác tính B. Máu khó đông C. Hồng cầu hình lưỡi liềm D. Bạch tạng

Câu 87.I.5.2.: Dạng đột biến cấu trúc NST làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST là:

A. Trao đổi đoạn giữa hai NST không tương đồng.

B. Trao đổi đoạn không cân giữa hai NST tương đồng.

C. Trao đổi đoạn cân giữa hai NST tương đồng.

D. Trao đổi đoạn trên cùng một NST.

Câu 88.I.5.2: Trường hợp nào sau đây dẫn đến đột biến cấu trúc NST?

A. Rối loạn sinh lý nội bào trong giảm phân làm mất một số gen trên ADN.

B. Rối loạn sinh lý nội bào trong giảm phân làm mất một số cặp nucleotit trên gen.

C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi ADN làm mất một số cặp nucleotit trên gen.

D. Rối loạn trong quá trình nhân đôi ADN làm mất một số gen trên ADN.

Câu 89.I.5.3: Giống Thuốc lá mới có khả năng kháng virus gây đốm lá là ứng dụng của phương pháp gây đột biến:...

A. Chuyển đoạn NST khác loài. B. Chuyển đoạn NST cùng loài.

C. Lặp đoạn NST chứa gen kháng virus. D. Đảo đoạn NST chứa gen kháng virus.

Câu 90.I.5.4: Một nhóm tế bào sinh tinh có đột biến cấu trúc ở 3 chiếc của 3 cặp NST. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có trao đổi chéo. Theo lý thuyết, tỉ lệ các loại giao tử mang NST đột biến trong tổng số giao tử là:

A. 7/8 B. 1/8 C. 3/4 1/2

Câu 91.I.6.1: Dạng đột biến nào là thể một?

A. 2n + 1 + 1 B. 2n + 1 – 1 C. 2n – 1 D. 2n + 1

Câu 92.I.6.2: Quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng đều không phân li ở cặp NST số 2. Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n + 1) với nhau tạo hợp tử có bộ NST là:

A. 2n + 2 B. 2n + 1 + 1 C. 2n - 1 – 1 D. 2n - 2 Câu 93.I.6.2: Sự kết hợp giữa các giao tử nào sau đây tạo thể một?

A. Giao tử (n + 1) kết hợp với giao tử n. B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử n.

C. Giao tử (n + 1) kết hợp với giao tử (n - 1). D. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n -1).

Câu 94.I.6.4: Cho phép lai: Đực aaBB x Cái AAbb tạo ra F1 có kiểu gen AAaBb.

Biết các gen phân li độc lập. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Giảm phân ở bố và mẹ đều không phân li.

B. Giảm phân ở bố và mẹ phân li bình thường.

C. Giam phân ở bố không phân li và giảm phân ở mẹ phân li bình thường.

D. Giảm phân ở bố bình thường và giảm phân ở mẹ không phân li.

Câu 95.I.6.3: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Sau quá trình thụ tinh tạo ra hợp tử với bộ NST là 10. Kết luận nào sau đây đúng?

A. 2n + 2 hoặc 2n + 1 + 1 B. 2n - 2 hoặc 2n + 1 + 1

(14)

C. 2n + 2 hoặc 2n + 1 – 1 D. 2n - 2 hoặc 2n + 1 - 1

Câu 96.I.6.1: Một cơ thể sinh vật mang bộ NST 4n. Hãy cho biết đây là dạng đột biến gì?

A. Tự đa bội B. Dị bội C. Đa bội chẳn D. Dị đa bội.

Câu 97.I.6.2: Cho một số thông tin có liên quan đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể như sau:

1. Đột biến đa bội gặp phổ biến ở thực vật nhưng hiếm gặp ở động vật.

2. Cá thể mang kiểu gen Aaa thuộc dạng đột biến tam bội hoặc thể ba.

3. Cải bắp 2n=18B x cải củ 2n=18R tạo con lai F1 có bộ NST là 9B+ 9R hữu thụ.

4. Đậu hà lan (2n=14) bị đột biến lệch bội sẽ hình thành được 13 dạng thể 1.

Có bao nhiêu phương án đúng?

A.1 B.2 C.3 D.4

Câu 98.I.6.2: Cho cây lưỡng bội hoa đỏ giao phấn với nhau. Thu được F1 :3 cây hoa đỏ:1 cây hoa trắng. Tiến hành xử lí consixin ở tất cả cây F1 ( hiệu quả đạt 100%). Các cây F1 sẽ có các loại kiểu gen nào?

A. AA,Aa,aa B. AAAA,AAaa,aaaa

C. AAAA, Aaaa,aaaa D. AAAa,Aaaa,aaaa

Câu 99.I.6.3: Cho một số bệnh, hội chứng sau ở người:

1.Hội chứng tocno 2.Hội chứng Đao 3. Hội chứng siêu nữ 4. Hội chứng patau 5.Hội chứng Claiphento

Bệnh, hội chứng thuộc dạng đột biến thể 3 trên cặp NST số 23 là:

A.3,5 B.1,2,4 C.2,3,5 D.1,4,5

Cậu 100.I.6.4: Cho biết alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho sơ đồ lai sau: Đực AAa x Cái Aaa. Biết quá trình giảm phân tạo giao tử, hạt phấn n+1 không có khả năng thụ tinh. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời sau:

A. 11 hoa đỏ: 1 hoa trắng B. 5 hoa đỏ:1 hoa trắng

C. 35 đỏ:1 trắng D.100% đỏ

Câu 101.I.6.1: Ở thể đột biến nào sau đây , số lượng nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào sinh dưỡng là một số chẵn ?

A.Lệch bội dạng thể một. B. Lệch bội dạng thể ba.

C. Thể song nhị bội. D. Thể tam bội.

Câu 102.I.6.2: Một thể đột biến được gọi là thể tam bội nếu :

A.Cơ thể không có khả năng sinh sản hữu tính, chỉ có thể sinh sản vô tính.

B.Trong mỗi cặp NST của tế bào sinh dưỡng luôn tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng giống nhau.

C.Trong mỗi cặp NST của tế bào sinh dưỡng luôn tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng khác nhau.

D.Cơ quan sinh dưỡng có kích thước to gấp 3 lần so với cơ thể lưỡng bội

Câu 103.I.6.2: Cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AABBDDEE .Có một thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể mang kiểu gen AABBBDDEEE .Thể đột biến này thuộc dạng:

A. Thể tam bội. B.Thể ba. C. Thể một kép. D. Thể ba kép.

(15)

Câu 104.I.6.3: Cho phép lai P: ♂AaBb ♀Aabb. Đời con đã phát sinh 1 cây tứ bội có kiểu gen AAAabbbb.Đột biến được phát sinh ở :

A.Lần giảm phân 2 của giới đực và giảm phân 1 hoặc 2 của giới cái . B. Lần giảm phân 1 của cả giới đực và giới cái.

C. Lần giảm phân 2 của giới đực và giảm phân 1 của giới cái . D. Lần giảm phân 1 của giới đực và giảm phân 2 của giới cái .

Câu 105.I.6.4: Ở phép lai P: ♂AaBb ♀AaBB . Nếu trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, có 20% số tế bào của cơ thể cái có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen BB không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Ở đời con , loại hợp tử thể ba chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?

A. 43% B. 13% C. 12,5% D.11,8%

Câu 106.I.5.3: Ở ruồi giấm 2n =8. Quan sát 1 nhóm tế bò sinh tinh đang giảm phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 NST kép đang phân li về 2 cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là:

A. 16 B. 32 C. 8 D. 64

Câu 107.I.6.2: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về đột biến lệch bội?

A. Là sự thay đổi số lượng toàn bộ NST lưỡng bội của loài.

B. Là sự thay đổi số lượng NST ở một hoặc vài cặp NST tương đồng.

C. Là sự tăng hay giảm số lượng NST ở một cặp NST tương đồng.

D. Là sự tăng số lượng NST ở một hoặc vài cặp tương đồng.

Câu 108.I.6.1: Tế bào đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội làm quá trình sinh tổng hợp các chất xảy ra mạnh mẽ là kết quả của dạng đột biến:

A. Thể đa bội B. Thể lệch bội C. Thể tự đa bội D. Thể dị đa bội Câu 109.I.5&6.1: Cho các thông tin sau:

1. Làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào

2. Không làm thay đổi thành phần số lượng gen trên nhiễm sắc thể 3. Không làm thay đổi vị trí gen trên NST

4. Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN 5. Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể 6. Xảy ra ở thực vật và động vật

Trong 6 thông tin trên thì có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn NST và đột biến lệch bội?

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 110.I.5.2: Quan sát tế bào sinh dưỡng của một người bị bệnh thấy vai ngắn của NST 21 ngắn hơn NST 21 của người bình thường. Người đó có thể bị:

A. Hội chứng tiếng mèo kêu B. Bệnh bạch tạng C. Hội chứng đao D. Ung thư máu

Câu 111.II.6.1: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây đúng A. đột biến lệch bội luôn phát sinh trong giảm phân

(16)

B. đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân tạo thành thể khảm

C. đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thường không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính D. đột biến lệch bội làm thay đổi toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào

Câu 112 II.5.2: Cônsixin gây đột biến đa bội vì trong quá trình phân bào nó cản trở A. Việc tách tâm động của các nhiễm sắc thể kép

B. Sự hình thành thoi vô sắc ở pha S C. Sự hình thành thoi vô sắc ở pha G2

D. Nhiễm sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc

Câu 113. II.6.2: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết. Có 10 thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể được kí hiệu từ I đến X. Bộ nhiễm sắc thể của mỗi thể đột biến thể hiện ở bảng sau :

Thể đột biến I II III IV V VI VII VIII IX X

Số lượng NST

22 25 12 15 21 9 11 35 18 5

Trong 10 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc thể đa bội s?

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 114.II.6.3: Ở ngô 2n = 20, có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể ba đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là.

A.21 B. 41 C. 80 D. 42

Câu 115.II. 6.4: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 14, có một tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến tiến hành nguyên phân 5 lần đã cần môi trường cung cấp 651 NST đơn. Thể đột biến trên thuộc dạng :

A.thể tam bội B.thể tam nhiễm . C. thể một. D.thể tứ bội . Câu 116.I.5.1: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức có cấu trúc xoắn cực đại là:

A. Sợi cơ bản B. Sợi nhiễm sắc. C. Vùng xếp cuộn. D. Crômatit

Câu 117.I.5.1:Khi mô tả về cơ chế đột biến đảo đoạn NST, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Một đoạn nào đó của NST bị đứt ra, sau đó gắn vào vị trí cũ trên cùng 1 NST.

B. Một đoạn nào đó của NST bị đứt ra, sau đó gắn vào vị trí mới trên cùng 1 NST

C. Một đoạn nào đó của NST bị đứt ra, sau đó quay 180 0 gắn vào vị trí cũ trên cùng 1 NST D. Một đoạn nào đó của NST bị đứt ra, sau đó quay 180 0 gắn vào vị trí khác trên NST khác Câu 118: I.5.2: Trong phòng thí nghiệm, khi nghiên cứu bộ NST trong một tế bào của một loài côn trùng người ta nhận thấy chiều dài NST số 2 tăng lên bất thương nhưng hàm lượng AND trog tế bào không thay đổi. Có bao nhiêu dạng đột biến cấu trúc NST có thể xảy ra ở tế bào nói trên:

1. Mất đoạn 2. Đảo đoạn. 3. Lặp đoạn.

4. Chuyển đoạn trên cùng một NST. 5. Chuyển đoạn tương hổ 6. Chuyển đoạn không tương hỗ.

A. 2 B. 3. C. 4. D.5

Câu 119.I.6.2: Ở động vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể tam nhiễm.

A. Trứng (n) kết hợp với tinh trùng (n-1) B. Trứng (n +1) kết hợp với tinh trùng (n)

(17)

C. Trứng (n+1) kết hợp với tinh trùng (n+1) D, Trứng (n-1) kết hợp với tinh trùng (n-1) Câu 120.I.6.3: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội thuần chủng quả đỏ, tròn giao phấn với cây tứ bội quả vàng, dài thu được F1 toàn quả đỏ tròn. Đem cây F1 giao phấn trở lại với cây quả vàng, dài ở thế hệ P. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở thế hệ con là:

A. 25 : 5 : 5 : 1 B. 25 : 25 : 5 : 1

C. 1 : 1 : 4 : 4 : 16 : 4 : 4 : 1 : 1 D. 1 : 1 : 1 : 4 : 16 : 4 : 1 : 1 : 1 Câu 121.I.6.1: Một thể khảm đa bội xuất hiện trên cây lưỡng bội do A. Sự rối loạn phân li NST trong nguyên phân ở một số tế bào sinh dưỡng.

B. Sự rối loạn phân li NST ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

C. Sự rối loạn phân li NST trong giảm phân ở một hoặc một số cặp NST.

D. Sự rối loạn phân li NST trong giảm phân ở các cặp NST tương đồng.

Câu 122.I.6.2: Cặp bố mẹ sinh đứa con đầu lòng mắc hội chứng Đao, ở lần sinh thứ 2 con của họ có xuất hiện hội chứng Đao không? Vì sao.

A. Có thể xuất hiện nhýng với tần số rất thấp vì tần số ðột biến rất bé.

B. Chắc chắn xuất hiện vì ðây là bệnh do ðột biến NST nên di truyền.

C. Không bao giờ xuất hiện vì rất khó xảy ra ðột biến.

D. Không bao giờ xuất hiện vì chỉ có 1 giao tử xảy ra ðột biến.

Câu 123.I.6.2: Tế bào hạt phấn của loài A có 8 NST, tế bào rễ của loài B có 12 NST. Dự đoán số NST ở tế bào thể song nhị bội của 2 loài này là:

A. 16 B. 20 C. 28 D. 40

Câu 124.I.6.3: Một loài thực vật có 6 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến được kí hiệu từ (1) đến (6). Số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là:

(1) 9 NST (4) 21 NST

(2) 15 NST (5) 45 NST

(3) 18 NST (6) 54 NST

Số thể đa bội lẻ là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 125.I.6.4: Ở một loài thực vật genA quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua quả chua. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường. Khi đem lai 2 cây tứ bội với nhau.

(1) Kết quả kiểu hình F1 75% quả ngọt: 25% quả chua thì kiểu ggen P là Aaaa x Aaaa.

(2) Kết quả kiểu hình F1 xuất hiện 350 cây quả ngọt trong số 420 cây thì kiểu gen của P là AAaa x Aaaa

(3) Phép lai cho ðời con toàn bộ cây quả ngọt AAAa x aaaa

(4) Ðể ðời con xuất hiện toàn bộ cây quả chua thì kiểu gen của P là aaaa x aa.

Số kết luận đúng là:

A 1 B. 2 C. 3 D. 4

(18)

CHƯƠNG II

Câu 1.II.12.1: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp NST giới tính XX và giới cái mang cặp NST giới tính XY.

A. Chim, bướm, gà. B. Gà, chim, hươu.

C. Bướm, ruồi giấm, thỏ. D. Ruồi giấm, bướm, gà, chim.

Câu 2.II.9.1: Theo thí nghiệm của Menden khi lai đậu hà lan thuần chủng hạt vàng trơn và hạt xanh nhăn với nhau F1 đều được hạt vàng trơn. Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình là:

A. 1 vàng trơn – 1 xanh nhăn

B. 1 vàng trơn – 1 vàng nhăn – 1 xanh trơn - 1 xanh nhăn C. 3 vàng trơn – 3 vàng nhăn – 1 xanh trơn - 1 xanh nhăn D. 4 vàng trơn – 4 xanh nhăn – 1 vàng nhăn - 1 xanh trơn

Câu 3.II.9.1: Giao tử AbD có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây?

A. AABBDd B. AaBbDd C. aaBbDd D. AaBBDd

Câu 4.II.9.1: Ở một loài thực vật,mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thì số kiểu gen và số kiểu hình xuất hiện ở thế hệ sau là:

A. 9 Kiểu gen và 2 kiểu hình B. 2 Kiểu gen và 9 kiểu hình C. 9 Kiểu gen và 4 kiểu hình D. 4 Kiểu gen và 4 kiểu hình

Câu 5.II.8.1: Menden tiến hành thí nghiệm trên đối tượng nào để tìm ra quy luật phân li và phân li độc lập:

A. Ruồi giấm B. Cây hoa phấn C. Đậu Hà Lan D.Cây cải bắp.

CÂU 6.II.9.1: Trong phép lai đề cặp đến 2 tính trạng do 2 cặp gen quy định và 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì 2 tính trạng này tuân theo quy luật di truyền nào sau đây?

A. Phân li độc lập B.Quy luật liên kết gen C.Quy luật hoán vị gen D. Quy luật tương tác gen Câu 7.II.11.1: Khi nói về tần số hoán vị gen phát biểu đúng là?

A. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%

B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%

C.Tần số hoán vị gen có thể lớn hơn 50%

D.Tần số hoán vị gen bao giờ cũng nhỏ hơn 50%

Câu 8.II.9.1: Giả sử 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen quy định, phân ly độc lập. Khi lai giữa hai cá thể dị hợp tử về hai cặp gen thì F1 sẽ xuất hiện tỷ lệ kiểu hình nào?

A. 9:3:3:1 B.3:3:1:1 C. 9:6:1 D. 9:7

Câu 9.II.9.2: Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn.

Phép lai AaBb x aabb ở đời con có sự phân li kiểu hình là:

A. 3:1 B. 1:1:1:1 C. 1:2:1 D. 1:1

Câu 10.II.9.2: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí

(19)

A. AaBbDd x aabbDD B. AaBBDD x AABbDd C. AaBbDd x AABBDD D. AABbDd x AABbdd

Câu 11.II. 9. 2: Tần số hoán vị gen như sau: AB= 49%, AC =36%, BC =13%, bản đồ gen thế nào?

A. ABC B.ACB C.BAC D.CAB.

Câu 12.II.9.2: Giả sử mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định, phân ly độc lập. Trong các phép lai sau, có mấy phép lai cho 1 kiểu hình ?

(1) AaBB x AABb (2) AaBb x AaBB (3) AaBb x AABB (4) AaBB x Aabb A. 1 Phép lai B. 2 phép lai. C. 3 phép lai D. 4 phép lai

Câu 13.II.9.2: Lai đậu Hà Lan thân cao, hạt trơn với với thân thấp, hạt nhăn, thu được F1 toàn cây thân cao hạt trơn. Cho F1 lai phân tích, thu được đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình là:

A. 1:2:1 B. 3:3:1:1 C. 1:1:1:1 D. 3:1

Câu 14.II.11.2 : Cho cá thể có kiểu gen Ab

aB . Xác định tỉ lệ các loại giao tử của cá thể. Biết xảy ra hoán vị gen với tần số f = 40%.

A. Ab = aB = 40%, AB = ab = 10% B. Ab = aB = 30%, AB = ab = 20%

C. Ab = aB = 30%, AB = ab = 20% D. Ab = aB = 20%, AB = ab = 30%

CÂU 15.II.9.2: Ở một loài thực vật gen A quy định quả đỏ; a:quả vàng; B: vị ngọt; b: chua. Khi cho giao phấn cây có kiểu gen AaBb với cây Aabb thì tỉ lệ kiểu hình quả đỏ, vị chua xuất hiện ở đời con lai là.

A. 3/8 B. 1/8 C. 1/4 D. 3/16

Câu 16 .II.11.2: Ở một loài côn trùng khi cho giao phối giữa 2 dòng thuần chủng thân đen, râu dài với thân xám, râu ngắn thu được F1 toàn thân đen, râu dài. Cho F1 lai phân tích thì thu được ở đời con tỉ lệ kiểu hình 1 thân đen, râu dài : 1 thân đen, râu ngắn. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là.

A. Quy luật liên kết gen B. Quy luật phân li độc lập C. Quy luật hoán vị gen D. Quy luật tương tác gen

Câu 17.II.9.2: Trong một phép lai 2 cặp tính trạng: cặp tính trạng thứ nhất cho tỉ lệ kiểu hình 3:1; cặp tính trạng thứ 2 cho tỉ lệ kiểu hình 1: 1. Biết các gen phân li độc lập. Xác định tỉ lệ kiểu hình chung của phép lai hai cặp tính trạng này là?

A. 3: 1: 3: 1 B. 3: 3: 3: 1 C. 1: 1 : 1 : 3 D. 3: 1: 1: 1: 1

Câu 18.II.11.2: Khi quan sát số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào ruồi giấm dưới kính hiển vi, người ta đếm được 8 nhiễm sắc thể, trong trường hợp không có đột biến xảy ra. Số nhóm gen liên kết là

A. 8 nhóm B. 4 nhóm C. 12 nhóm D. 16 nhóm

Câu 19.II.9.2: Nếu một gen qui định một tính trạng, phép lai nào dưới đây cho KH ít nhất:

A. AaBb x aabb B. AaBb x AABB C. AaBb x Aabb D. AaBb x AaBb

Câu 20.II.9.2: Giả sử mỗi gen quy định một tính trạng. Cho cá thể có kiểu gen AaBb đem lai phân tích thì con lai thu được có kiểu hình giống mẹ là:

A.25% B.50% C.75% D.100%

(20)

Câu 21.II.12.3: Ở một loài thực vật, khi cho cơ thể dị hợp AB/ab tự thụ phấn, (f=30%), ở đời con tỉ lệ kiểu hình mang cả hai tính trạng trội là:

A. 12,25%. B. 62,25%. C. 2, 25%. D. 52,25%

Câu 22.II.11.3: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có mấy phép lai sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1

(1). AaBbDd aaBbDD (2).

AB ab

ab

ab, tần số hoán vị gen bằng 25%

(3).

Ab

aB DD ab

ab Dd , tần số hoán vị gen bằng 25%

(4) Ab

aB Dd ab

ab Dd , tần số hoán vị gen bằng 25%

(5).

Ab aB

ab

ab, tần số hoán vị gen bằng 12,5%

A. 1 phép lai B. 2 phép lai C. 3 phép lai D. 4 phép lai

Câu 23.II.9.3: Ở một loài thực vật,mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cây có kiểu gen AaBbCCDd tự thụ phấn sẽ tạo ra đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ là:

A. 3/64 B. 9/64 C. 27/64 D. 1/64

Câu 24.II.9.3: Giả sử mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho lai giữa 2 cá thể AaBb x Aabb. Xác định số loại kiểu hình, kiểu gen thu được ở đời con.

A. 2 kiểu hình, 6 kiểu gen B. 4 kiểu hình, 5 kiểu gen C. 4 kiểu hình, 4 kiểu gen D. 4 kiểu hình, 6 kiểu gen

Câu 25.II.11.3: Cho 2 dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau thu được F1 toàn cây thân cao, hạt dài. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở đời F2 thu được 20.000 cây, trong đó có 1250 cây thân thấp, hạt bầu. Gỉa sử nếu có hoán vị gen xảy ra thì tỉ lệ cây thân cao, hạt dài ở F2 là bao nhiêu?

A.0,375 B. 0,0625 C. 0,5625 D. 0,1875

Câu 26.II.9.3: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh, hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn, cho cây hạt vàng trơn dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1 có 240 hạt.

Tính theo lí thuyết số hạt vàng nhăn thu được ở F1 là

A.135 hạt B. 45 hạt C. 15 hạt D. 120 hạt

Câu 27.I.11.3: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn.

Xét các phép lai:

(1) aaBbDd x AaBBdd (5) AaBbDD x aaBbDd (2) AaBbDd x aabbDd (6) AABbdd x AabbDd (3) AAbbDd x aaBbdd (7) AabbDD x AabbDd (4) aaBbDD x aabbDd (8) AABbDd x Aabbdd

(21)

Theo lý thuyết, trong 8 phép lai nói trên,có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%?

A. 6 Phép lai B. 5 phép lai. C. 4 phép lai D. 2 phép lai Câu 28.II.11.4: Cho cá thể có kiểu gen

AB

ab lai với cá thể có kiểu gen Ab

aB (f = 20%), Biết quá trình giảm phân xảy ra ở cả hai giới là như nhau. Xác định tỉ lệ kiểu gen

AB

ab ở F1.

A. 8% B. 32% C. 16% D. 4%

Câu 29.II.11.4: Khi lai 2 thứ thuần chủng của 1 loài thực vật lá xoăn, hạt trắng với lá thẳng, hạt đỏ với nhau được F1 đồng loạt lá xoăn, hạt đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có 20.000 cây, trong đó có 4800 cây lá xoăn, hạt trắng. Hỏi tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen ở F2 là bao nhiêu? (biết rắng mỗi gen quy định một tính trạng).

A. 34% B. 2% C. 32% D. 17%

Câu 30.II.11.4: Ở loài thực vật tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, chín sớm trội hoàn toàn so với chín muộn. Ở một phép lai, cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1 có 4% cây thân thấp, chín muộn. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau và quá trình giảm phân giữa tế bào noãn và tế bào sinh hạt phấn như nhau. Theo lí thuyết cho các phát biểu sau.

(1) Tần số hoán vị gen của phép lai trên là 40%

(2) Thế hệ F1 có 9 kiểu gen

(3) Ở F1 cây thân cao chín sớm có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 4%

(4) Cây thân cao, chín muộn ở F1 chiếm tỉ lệ 54%

(5) Cây thân thấp chín sớm ở F1 chiếm tỉ lệ 21%

Có bao nhiêu ý đúng từ các phát biểu trên

A.2 B.3 C.4 D.5

Câu 31.II.9.1: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể dị hợp tử về cả hai cặp gen đang xét?

A. AABb. B. AaBB. C. AAbb. D. AaBb.

Câu 32.II.9.1: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3: 3 : 1 : 1?

A. AaBb x AaBb B. Aabb x aaBb C. AaBb x aabb D. AaBb x Aabb

Câu 33.II.11.2: Cho cá thể ruồi giấm cái có kiểu gen : AB/ab, biết cá thể tạo giao tử AB chiếm tỉ lệ 40%, tìm tần số hoán vị gen của kiểu gen trên là:

A. 80% B. 20% C. 40% D.10%

Câu 34.II.9.2: Một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd, xác suất sinh đứa con có kiểu gen mang 3 alen trội là bao nhiêu?

A. 27/64 B.8/64 C. 15/64 D. 20/64

Câu 35.II.11.3: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của

(22)

nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng

số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 11,25%.

Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng ở F1 là

A. 45%. B. 15%. C. 2.5%. D. 7,5%.

Câu 36.II.9.2: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với gen b quy định quả chua, các gen phân li độc lập. Khi cho lai giữa 2 cây thân cao quả ngọt dị hợp 2 cặp gen, F1 sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình :

A. 9 cây thân cao, quả chua : 3 cao ngọt : 3 thấp chua : 1 thấp ngọt.

B. 3 cây thân cao, quả ngọt : 9 cao chua : 3 thấp ngọt : 1 thấp chua.

C. 3 cây thân cao, quả chua : 9 cao ngọt : 3 thấp ngọt : 1 thấp chua.

D. 9 cây thân thấp, quả ngọt : 3 thấp chua : 3 cao ngọt : 1 cao chua.

Câu 37.II.11.2: Ở một loài thực vật, gen A – hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a – hoa trắng, gen B – hạt xanh trội hoàn toàn so với gen b – hạt vàng. Các gen cùng nằm trên 1 NST và liên kết hoàn toàn. Phép lai nào sau đây thu được tỉ lệ kiểu hình 3 : 1

A. AB/ab x Ab/aB B. Ab/aB x Ab/aB C. AB/aB x AB/Ab D. AB/ab x AB/ab

Câu 38.II.12.2: Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu ý đúng về đặc điểm di truyền của các gen trên NST giới tính ?

1. Các gen nằm trên NST Y không di truyền cho những các thể có cặp NST giới tính XX trong quần thể.

2. Các gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X chỉ di truyền từ giới đồng giao cho giới dị giao và ngược lại.

3. Các gen nằm trên NST Y luôn di truyền thẳng.

4. Các gen nằm ở vùng không tương đồng Y chỉ di truyền từ giới đồng giao cho giới đồng giao hoặc từ giới dị giao cho giới dị giao.

5. Các gen nằm trên NST X luôn di truyền chéo.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.

Câu 39.II.9.3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Với phép lai : AaBbDdEE x aaBBDdee.

Cho các kết quả sau : 1. Số kiểu gen là 12 2. Số kiểu hình là 8 3. Số tổ hợp là 16

4. Tỉ lệ kiểu hình là 3 : 3 : 1 : 1.

5. Tỉ lệ kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là 12,5%

Có bao nhiêu kết quả đúng ở F1 ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tương tự như kết quả của một số nghiên cứu khác, nghiên cứu này không thấy có sự liên quan đột biến hai gen KRAS, BRAF với nồng độ CEA ở bệnh nhân

Câu 24: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới

Câu 8: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Câu 7: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường về thực trạng chất lượng luận văn cao học và bác sĩ nội

(2) Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể có thể thay đổi bởi sự tác động của

Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu

 II sai vì nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số tương đối của các alen trong quần thể vẫn có thể bị thay đổi do đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên?. 