• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
45
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

Ngày soạn : 12/10/2021 Ngày dạy : 18/10/2021

Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT DƯỚI CỜ

BÀI 7: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP ( TIẾT 1)

I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT:

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- HS biết gọn gàng ngăn nắp, tác dụng của đồ dùng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

- Văn nghệ: tiết mục với nội dung hát, múa vể mái trường, thầy cô, bạn bè.

2. Học sinh: Văn nghệ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Gọn gàng ngăn nắp (15’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- GV cho HS xem hoạt cảnh Đồ dùng ở đâu?

- GV cho HS xem lần 1 kết hợp yêu cầu HS

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS xem hoạt cảnh Đồ dùng ở đâu?

(2)

nêu câu trả lời: HS hỏi đáp giao lưu với nhau.

+ Giày của tôi ở đâu?

+ Tại sao nó lại được mang vào chân?

+ Giày của đủ vừa cho mọi người không?

+ Màu sắc giày như thế nào?

- GV cho HS giới thiệu về đôi giày?

- GV cho HS giao lưu thêm một số đồ vật.

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS xem lần 1 kết hợp yêu cầu HS nêu câu trả lời: HS hỏi đáp giao lưu với nhau.

- HS theo dõi, trả lời

- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời - HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TOÁN

BÀI 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( Tiếp theo)( Tiết 1)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học, HS:

- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giao viên:Máy tính; slide minh họa, bảng phụ.

2. Học sinh: SKG, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động mở đầu(5-7 phút)

-Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”

- GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi.

+ Làm thế nào để em lấy đúng được số

- HS thực hành chơi trò chơi theo HD của GV

- NV1: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được nhiều hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật.

- NV2: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được ít hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật.

- Một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- HS nói cách làm của cá nhân các

(3)

đồ vật mà bạn yêu cầu?

- GVNX và tổng kết trò chơi.

- HS quan sát tranh thảo luận cặp đôi, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để đặt câu hỏi về số bông hoa của các tổ ( Trong bảng thi đua)

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới. Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con sẽ học bài 24: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ ( tiếp theo)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (7-10 phút)

- GV trình chiếu bài toán.

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán.

Bài toán:Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa. Hỏi tổ Ba có mấy bông hoa?

- Yêu cầu HS nói cho bạn nghe:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV HD tóm tắt bài toán(như SGK) - Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.

+ Tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông.

Muốn tìm số bông hoa của tổ Ba ta làm phép tính gì?

- GV nhận xét và hướng dẫn cách trình bày lời giải.

Bài giải

Tổ ba có số bông hoa là:

6 + 2 = 8 ( bông) Đáp số: 8 bông hoa - GV chốt cách làm.

+ Tìm số bông hoa của tổ Ba bằng cách lấy số bông hoa của tổ Một ( 6 bông) cộng với phần hơn ( 2 bông) Đây là bài toán về nhiều hơn.( Làm phép cộng) 3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 10-15 phút)

Bài 1/46.

- Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS)

- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.

+ Bài toán cho biết gì?

em.

- HS thảo luận theo cặp. Đại diện 2 nhóm lên trình bày: VD:

Tổ Hai có 5 bông hoa. Tổ 1 có nhiều hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Một có bao nhiêu bông hoa?

- HS quan sát

- HS đọc bài toán ( 2 HS)

- HS nói cho nhau nghe nhóm đôi.

+ Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa

+ Hỏi tổ Ba có bao nhiêu bông hoa?

- HS đọc tóm tắt.

- HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.

+ Ta làm phép tính cộng. Lấy số bông hoa của tổ Một cộng thêm 2 thì ra số bông hoa của tổ Ba.

- HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm( Đại diện 2 nhóm) - HS đọc lại bài giải trên bảng.

- HS đọc bài toán.

- HS nói cho nhau nghe nhóm đôi.

+ BT cho biết: Mai gấp được 7 chiếc

(4)

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nêu tóm tắt bài toán.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi.

- HS thảo luận lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- GV cho HS giao lưu

+ Để tìm số thuyền của Toàn gấp được tại sao con lại làm phép cộng?

- GV nhận xét.

Bài 2/47.

- GV trình chiếu bài toán.

- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS nêu tóm tắt

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp để điền vào phần bài giải trong phiếu bài tập.

- Y/c HS gắn bài làm lên bảng + Vì sao con lại lấy 35 + 20 ?

- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.

- GV lưu ý “ dài hơn” cũng có nghĩa là

“nhiều hơn”

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- GV chốt: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con lấy số bé cộng số nhiều hơn để được số lớn.

4. Hoạt động vận dụng.

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến bài toán về nhiều hơn.

thuyền giấy, Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc

+ BT hỏi: Toàn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy ?

- HS đọc tóm tắt.

- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

+ Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?

HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.

+ Vì Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc thuyền. Nên tìm số thuyền của Toàn ta lấy Số thuyền của Mai cộng thêm 5.

- HS đọc bài toán.

- HS phân tích bài toán, nói cho nhau nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt.

- Đại diện nhóm nêu tóm tắt (2 nhóm) - HS suy nghĩ tự điền phép tính vào vở.

- HS gắn bài làm ở bảng phụ lên bảng và đọc bài làm của mình.

+ Vì sợi dây lụa màu đỏ dài hơn sợi dây lụa màu xanh 20 cm nên con lấy 35 + 20.

- HS nhận xét

HSTL: Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

- HS nghe và ghi nhớ.

- HS nêu một BT về nhiều hơn.

(5)

- GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài học gì?

- Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đếnBài toán về nhều hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Bài toán về ít hơn

- HS nêu : Bài toán về nhều hơn.

- HS lắng nghe.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TỰ NHIÊN VÀ XÀ HỘI

BÀI 6: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

- Đánh giá được việc giữ vệ sinh của HS khi tham gia các hoạt động ở trường.

- Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường,

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv : Tranh ảnh minh họa

- HS : khẩu trang, găng tay, túi đựng rác…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu ( 5’)

- GV cho HS nghe và hát bài hát về giữ vệ sinh trường học (Ví dụ: Không xả rác).

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa nghe bài hát Không xả rác, vậy các em có biết những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường là gì không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Giữ vệ sinh ở trường học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

( 7-10p)

Hoạt động 1: Xác định những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường Bước 1: GV cho HS làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 và trả lời câu hỏi:

Nêu những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt

- HS hát bài Không xả rác.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

- Những việc nên làm:

+ Hình 2: Lớp học gọn gàng sạch sẽ.

+ Hình 3: Bạn nữ vứt vỏ chuối vào

(6)

động ở trường trong mỗi hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên

trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

- GV yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của các bạn.

- GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể những việc làm khác để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập:

(15’)

Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường học

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong mục Chuẩn bị SGK

trang 33 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường.

+ Giải thích tại sao lại cần phải sử dụng những dụng cụ đó.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm trình bày

thùng rác.

+ Hình 4: Các bạn thu gom rác sau khi vui liên hoan đón tết Trung thu.

+ Hình 6: Các bạn xếp dọn sách vở và làm vệ sinh sau giờ học trong thư viện.

- Những việc không nên làm:

+ Hình 1: HS đánh rơi sách vở, bút xuống sàn nhưng không nhặt lên phải để cô giáo nhắc nhở.

+ Hình 3: Bạn nam vứt rác ra sân.

+ Hình 5: Các bạn xả rác xuống gầm bàn trong thư viện.

- HS trả lời: Những việc làm khác để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường:

+ Không vẽ bậy lên bàn ghế.

+ Vào thư viện đọc sách phải trả sách đúng chỗ.

+ Lau bảng sạch đẹp khi bắt đầu tiết học.

+ Dọn vệ sinh lớp học thường xuyên.

+ Lau dọn cửa phòng học.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường: khẩu trang, găng tay, túi đựng rác.

+ Cần phải sử dụng những dụng cụ đó:

Khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn, bảo vệ sức khỏe; găng tay tránh tay bị

(7)

kết quả thảo luận trước lớp.

- GV phân công các nhóm thức hiện việc thu gom rác ở một số khu vực phù hợp trong sân trường và tổ chức cho HS thực hành thu gom rác.

- GV nhắc nhở HS sau khi thực hành hoạt động, rửa tay bằng xà phòng, nước sạch, nhận xét và tuyên dương tinh thần làm việc của HS.

4. Hoạt động vận dụng:(5’)

+ Con còn thấy khó khăn gì khi vệ sinh ở trường học?

- GV chia sẻ cùng HS để lần sau thực hành được tốt hơn.

bẩn trong quá trình thu gom rác; túi đựng rác để thu gom rác vào một chỗ chờ xử lí.

- Đại diện trình bày

- HS thực hành hoạt động thu gom rác tại sân trường.

- HS rửa tay sạch sẽ.

- HS nêu thấy khó khăn khi vệ sinh ở trường học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Ngày soạn : 12/10/2021 Ngày dạy : 19/10/2021

Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021

TIẾNG VIỆT

LUYỆN VIẾT ĐOẠN: VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật (từ chỉ đồ dùng học tập). Viết được 3 - 4 câu giới thiệu một đồ vật được dùng để vẽ.

- Thông qua các hoạt động học, HS được phát triển năng lực tự chủ và tự học;

năng lực ngôn ngữ nói và viết.

- HS biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, yêu quý và biết giữ gìn đồ dùng học vẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

(8)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu( 4’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Đuổi hình bắt chữ”

+ GVđưa ra hình ảnh để HS đoán xem đó là đồ vật nào và nêu công dụng của đồ vật đó.

- Kết thúc trò chơi GV tuyên dương HS.

- Qua trò chơi vừa rồi các con đã được gợi lại cho các con một số kiến thức về đồ dùng học tập và công dụng của chúng. Chúng ta cùng tìm hiểu vào bài học ngày hôm nay để viết được những câu giới thiệu về những đồ vật, đồ dùng đó.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 10’)

* Nói tên đồ vật và nêu công dụng.

Bài 1: Nhìn tranh, nói tên đồ vật và nêu công dụng của chúng.

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo hình thức hỏi – đáp để nêu tên đồ vật và công dụng của đồ vật ở trong hình SGK trang 61. (Thời gian thảo luận 2p)

- GV quan sát giúp đỡ các nhóm.

- Hết thời gian GV mời một số nhóm lên thể hiện kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- Vừa rồi các con đã nói được tên các đồ vật bạn nhỏ sử dụng để vẽ tranh và nêu công dụng của các đồ vật đó. Mỗi một đồ vật đều có một công dụng riêng ví dụ như màu để tô, tẩy để xóa, thước kẻ dùng để kẻ những đường thẳng,…và vẽ là một hoạt động mà các con rất yêu thích, vậy bây giờ chúng ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo để cùng nhau viết đoạn văn giới thiệu về đồ vật được

- HS suy nghĩ đoán tên các đồ vật và nêu công dụng của đồ vật đó qua các hình gợi ý.

- HS theo dõi - HS lắng nghe

- 1-2 HS đọc.

- HS trả lời: Nhìn tranh, nói tên đồ vật và nêu công dụng của chúng.

- HS thảo luận nhóm theo hình thức hỏi – đáp để nêu tên đồ vật và công dụng của đồ vật ở trong hình SGK trang 61.

- Một số nhóm lên thể hiện kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn: giấy màu để vẽ, màu để tô, bút chì để viết, tẩy để xóa, thước kẻ dùng để kẻ đường thẳng…

- HS theo dõi, lắng nghe - HS lắng nghe

(9)

dùng để vẽ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành( 13 phút)

* Viết đoạn văn

Bài 2: Viết 3-4 câu giới thiệu về một đồ vật được dùng để vẽ.

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Hướng dẫn HS làm bài: chọn một đồ vật các em dùng để vẽ và giới thiệu về đồ vật đồ theo các câu hỏi gợi ý trong sách SGK.

- GV gọi một vài HS đọc gợi ý trong SGK.

- Gọi một vài HS chia sẻ đồ vật dùng để vẽ mà mình định giới thiệu.

- YC HS thực hành viết vào VBT tr.31.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.

- GV chữa nhanh một số bài

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt của HS 4. Hoạt động vận dụng ( 5 phút)

- Gọi một vài HS vận dụng cách giới thiệu đồ dùng để vẽ giới thiệu về một đồ dùng học tập của mình.

* Củng cố dặn dò (3phút)

- GV củng cố bài về cách giới thiệu đồ dùng học vẽ và nhắc HS về nhà hãy vận dụng cách giới thiệu đồ dùng để vẽ để chia sẻ, giới thiệu với các bạn, anh, chị về các đồ dùng học tập của mình.

- GV lưu ý HS cần giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận.

- Nhận xét, dặn dò HS.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- Viết 3-4 câu giới thiệu về một đồ vật được dùng để vẽ.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- Một vài HS đọc gợi ý trong SGK.

- HS chia sẻ với các bạn.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài làm của mình. Các bạn khác nhận xét. Sau khi được các bạn và GV nhận xét, HS tự sửa lại các câu văn đã viết cho hay hơn. HS đổi chéo bài góp ý cho nhau.

- HS theo dõi - HS lắng nghe - HS giới thiệu

- HS theo dõi - 1-2 HS đọc.

- HS lắng nghe cách tìm một câu chuyện về trường học , chia sẻ thông tin về câu chuyện theo gợi ý

- HS thực hiện việc đọc mở rộng ở nhà cùng người thân.

-HS lắng nghe

(10)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

ĐỌC MỞ RỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết tìm, đọc và hiểu các bài thơ, câu chuyện về trường học. Biết trao đổi với bạn về nội dung, nhân vật trong câu chuyện mình đọc.

- Thông qua các hoạt động học, HS được phát triển năng lực tự chủ và tự học;

năng lực ngôn ngữ nói.

- HS biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, yêu quý và biết giữ gìn đồ dùng học vẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK

- HS: Bài thơ, câu chuyện đã sưu tầm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu:(3’)

Khởi động + Kết nối

- Gv kiểm tra nhiệm vụ đã giao cho HS ở các tiết học trước

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài 2. Hoạt động đọc mở rộng (30’)

Bài 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về câu chuyện về trường học

- GV gọi HS đọc YC bài

- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả Hs đã chuẩn bị theo nhóm 4.

- Gv mời các nhóm chia sẻ

- GV Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2: Đọc một số câu thơ, câu chuyện hay cho các bạn nghe.

- GV gọi HS đọc YC bài

- GV tổ chức cho Hs thi đọc một số câu thơ, câu chuyện hay.

- Vì sao em thích những câu thơ, câu chuyện đó?

- HS báo cáo sản phẩm đã sưu tầm các bài thơ, câu chuyện về trường học.

- HS đọc: Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về câu chuyện về trường học

- HS hoạt động nhóm 4 - Hs chia sẻ:...

- HS đọc: Đọc một số câu thơ, câu chuyện hay cho các bạn nghe.

- HS thi đọc - HS chia sẻ lí do

VD: Em thích những câu thơ bài mèo con đi học vì chú mèo trong bài rất đáng yêu.

(11)

- Nx, đánh giá việc đọc mở rộng của HS

* Củng cố, dặn dò(2’) - Hôm nay học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung cho tiết đọc mở rộng tiếp.

- HS lắng nghe Hs chia sẻ cá nhân

Qua tiết học em thêm yêu thích các bài thơ, câu chuyện và muốn đọc thật nhiều bài thơ, câu chuyện viết về trường học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TOÁN

BÀI 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( Tiếp theo)( Tiết 2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học, HS:

- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về ít hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giao viên:Máy tính; slide minh họa, bảng phụ.

2. Học sinh: SKG, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động mở đầu(5’)

-Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”

- GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi.

+ Làm thế nào để em lấy đúng được số đồ vật mà bạn yêu cầu?

- GVNX và tổng kết trò chơi.

- HS quan sát tranh thảo luận cặp đôi, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để đặt câu hỏi về số bông hoa của các tổ ( Trong

- HS thực hành chơi trò chơi theo HD của GV

- NV1: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được nhiều hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật.

- NV2: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, … ) đố bạn lấy được ít hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật.

- Một số nhóm chia sẻ trước lớp.

- HS nói cách làm của cá nhân các em.

- HS thảo luận theo cặp. Đại diện 2 nhóm lên trình bày: VD:

Tổ Hai có 5 bông hoa. Tổ 1 có nhiều

(12)

bảng thi đua)

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới. Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con sẽ học bài 24: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ ( tiếp theo) tiết 2

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút)

- GV trình chiếu bài toán.

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán.

Bài toán:Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa. Hỏi tổ Ba có mấy bông hoa?

- Yêu cầu HS nói cho bạn nghe:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV HD tóm tắt bài toán(như SGK) - Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.

+ Tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông.

Muốn tìm số bông hoa của tổ Ba ta làm phép tính gì?

- GV nhận xét và hướng dẫn cách trình bày lời giải.

Bài giải

Tổ ba có số bông hoa là:

6 + 2 = 8 ( bông) Đáp số: 8 bông hoa - GV chốt cách làm.

+ Tìm số bông hoa của tổ Ba bằng cách lấy số bông hoa của tổ Một ( 6 bông) cộng với phần hơn ( 2 bông) Đây là bài toán về nhiều hơn.( Làm phép cộng) 3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 15 phút)

Bài 1/46.

- Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS)

- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nêu tóm tắt bài toán.

hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Một có bao nhiêu bông hoa?

- HS quan sát

- HS đọc bài toán ( 2 HS)

- HS nói cho nhau nghe nhóm đôi.

+ Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa

+ Hỏi tổ Ba có bao nhiêu bông hoa?

- HS đọc tóm tắt.

- HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.

+ Ta làm phép tính cộng. Lấy số bông hoa của tổ Một cộng thêm 2 thì ra số bông hoa của tổ Ba.

- HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm( Đại diện 2 nhóm) - HS đọc lại bài giải trên bảng.

- HS đọc bài toán.

- HS nói cho nhau nghe nhóm đôi.

+ BT cho biết: Tổ 2 có 5 bông hoa, tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông

+ BT hỏi: Tổ Bốn có mấy bông hoa ? - HS đọc tóm tắt.

- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô

(13)

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi.

- HS thảo luận lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- GV cho HS giao lưu

+ Để tìm số bông hoa của tổ Bốn tại sao con lại làm phép trừ?

- GV nhận xét.

Bài 4/48.

- GV trình chiếu bài toán.

- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS nêu tóm tắt

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp để điền vào phần bài giải trong phiếu bài tập.

- Y/c HS gắn bài làm lên bảng + Vì sao con lại lấy 9- 4 ?

- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- GV chốt: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn.

- Y/c Hs làm bài cá nhân

- Đọc lại bài giải?

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Gv nhận xét, tuyên dương, chốt ở bài tập 1 các con được giải bài toán liên quan đến phép trừ.

Bài 2:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Quan sát tranh suy nghĩ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu Hs suy nghĩ giải bài toán

đặt trong phần phép tính giải và đáp số.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

+ Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?

HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.

+ Vì Tổ Bốn có ít hơn tổ 2 là 1 bông.

Nên số bông hoa của tổ Bốn tại sao con lại làm phép trừ.

- HS đọc bài toán.

- HS phân tích bài toán, nói cho nhau nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt.

- Đại diện nhóm nêu tóm tắt (2 nhóm) - HS suy nghĩ tự điền phép tính vào vở.

- HS gắn bài làm ở bảng phụ lên bảng và đọc bài làm của mình.

+ Vì ngăn thứ nhất có 9 quyển sách mà ngăn thứ 2 có ít hơn 4 quyển sách.

- HS nhận xét

HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS nghe và ghi nhớ.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số.

Ngăn thứ hai có số quyển sách là:

9 – 4 = 5 (quyển sách) Đáp số: 5 quyển sách

- HS đọc thầm bài toán.

- HS thực hiện.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính

(14)

theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- Đọc lại bài giải?

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Gv nhận xét, tuyên dương, chốt ở bài tập 2 các con được giải bài toán liên quan đến phép trừ.

4. Hoạt động vận dụng.(5’)

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến bài toán về nhiều hơn.

- GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài học gì?

- Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đếnBài toán về nhều hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Luyện tập

giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số.

Năm nay Dũng có số tuổi là:

16 – 9 = 7 (tuổi) Đáp số: 7 tuổi - Hs đọc.

- Hs nêu.

- HS nêu một BT về ít hơn.

- HS nêu : Bài toán về ít hơn.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

ĐẠO ĐỨC

BÀI 7: KÍNH TRỌNG THẦY CÔ GIÁO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nêu được các thầy cô giáo đã giảng dạy ở trường của mình. Biết thể hiện những hành vi, thái độ thể hiện sự kính trọng thầy cô.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, bài hát Bụi phấn, Lời thầy cô,… tranh ảnh về các thầy cô giáo trong trường.

- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập đạo đức; Hình dán mặt cười mặt mếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: 3’

- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Lời thầy cô

GV : con hãy chia sẻ với các bạn cảm xúc của mình khi nghe bài hát.

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

- Cả lớp hát

- Hs chia sẻ cảm xúc của em khi nghe bài hát

(15)

2. HĐ Hình thành kiến thức mới (30’)

*Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc thầy giáo, cô giáo đã làm cho em.

- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.14- 15, tổ chức thảo luận nhóm 4, YC HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu những việc làm của thầy giáo, cô giáo trong các bức tranh trên.

+ Những việc làm của thầy cô giáo đem lại điều gì cho em?

- GV chốt: Thầy giáo, cô giáo dạy em biết đọc, biết viết, biết những kiến thức trong cuộc sống; thăm hỏi, động viên,

*Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.14- 15, YC thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc đó thể hiện điều gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ.

+ Em cần làm gì để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt:

+ Những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo: chào hỏi, chú ý nghe giảng, học hành chăm chỉ, lễ phép, ……

+Những việc làm không thể hiện sự tôn trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo: không chào hỏi, cãi lời, nói trống không, nói chuyện trong giờ học, không học bài, không làm bài tập, không vâng lời,….

* Củng cố- dặn dò.2’

- Nhận xét giờ học

- Dặn học sinh chuẩn bị bài cho tiết học sau.

- HS thảo luận nhóm 4 - 2-3 HS chia sẻ.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp.

- HS chia sẻ.

- 3-4 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

(16)

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: CUỐN SÁCH CỦA EM( TIẾT 1 + 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, đặc điểm của văn bản thông tin.

Hiểu nội dung bài: Các đơn vị xuất bản sách thiếu nhi, cấu trúc một cuốn sách, các công đoạn để tạo ra một cuốn sách.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực: nhận biết được các thông tin trên bìa sách: tranh minh họa, tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản.

- HS biết giữ gìn sách vở gọn gàng, ngăn nắp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

1. Hoạt động mở đầu ( 5’) - GV tổ chức Thi đố đáp.

- Chiếu lần lượt các hình vẽ trong bài Em học vẽ để HS Thi đối đáp.

- Yêu cầu HS đọc lại to câu thơ có chứa hình ảnh vừa tìm được.

- GV tổng kết thi đua.

- Gọi 1 -2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ.

- Nhận xét – tuyên dương.

- Dẫn dắt, giới thiệu vào Bài 16: Khi trang sách mở ra

*HĐKĐ (UDCNTT): Quan sát bìa sách bên và cho biết các thông tin có trên bìa sách.

- Gọi HS đọc y/c trong SGK trang 63 - GV chiếu tranh

- Hd Hs chia sẻ nội dung theo câu hỏi:

+ Cuốn sách viết về điều gì?

+ Nhân vật chính trong cuốn sách là ai?

+ Câu chuyện sẽ diễn biến ra sao, kết thúc thế nào?

- GV dẫn dắt: Trước khi đọc bất cứ một cuốn sách nào, nên dành thời gian để quan sát kĩ trang bìa và đưa ra những dự đoán trước khi đọc sách. Làm như vậy, em có thể tò mò và hứng thú, tập trung cao hơn khi đọc sách. Bây giờ cô và các con sẽ cùng

- Bầu trời sao, ông trăng, cánh diều, biển cả, hoa phượng.

- HS đọc lại to câu thơ có chứa hình ảnh vừa tìm được.

- 1 -2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ.

- HS lắng nghe

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 1-2 HS đọc

- HS quan sát tranh

- 2-3 HS chia sẻ theo ý hiểu của mình

- Lắng nghe

(17)

nhau đi tìm hiểu thêm về ý nghĩa của cuốn sách qua bài “Cuốn sách của em” nhé!

2.Hoạt động khám phá

* Hoạt động 1: Đọc văn bản. ( 30’)

- GV đọc mẫu: ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- Luyện đọc câu dài: Tên sách/ là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng/ rất nhiều ý nghĩa.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

nhà xuất bản, mục lục.

- Hướng dẫn HS chia đoạn:

+ Bài này nên được chia thành mấy đoạn?

- GV chốt: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến viết về điều gì.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến phía dưới bìa sách.

+ Đoạn 4: Từ phần lớn các cuốn sách đến hết.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.

- GV gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn.

- GV kết hợp sửa lỗi một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ khó: nhà xuất bản, mục lục, cười khúc khích, Tác giả,…

TIẾT 2

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. (13’) - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.64.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời

- Cả lớp đọc thầm.

- 2-3 HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, lớp)

- 2-3 HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) - HS chia đoạn theo ý hiểu.

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

- 4 HS đọc nối tiếp, dưới lớp đọc thầm theo.

+ NXB: nơi in sách, báo, tranh ảnh hoặc đưa vào các phương tiện mang tin khác để phát hành.

+ mục lục: là một danh sách ở đầu hoặc cuối quyển sách, danh sách này liệt kê các tiêu đề, nội dung chính của quyển sách kèm với số trang tương ứng.

+ cười khúc khích: từ gợi tả tiếng cười nhỏ và liên tiếp, biểu lộ sự thích thú

+ Tác giả: là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, KH - HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

(18)

hoàn thiện vào VBTTV/tr.32.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

Câu 1. Chọn từ ngữ ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B.

Câu 2. Qua tên sách em có thể biết được điều gì?

- GV có thể mở rộng, mang cho HS một cuốn sách mới, cho HS quan sát, nhận ra tên sách, đặt câu hỏi giúp HS dự đoán về nội dung sách.

Câu 3. Sắp xếp các thông tin theo đúng trình tự trong bài đọc.

Câu 4. Đọc phụ lục.

- HS làm việc nhóm/ cặp.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (10’)

- Gọi 1 HS đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. (10’)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64.

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.32.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64.

- Hướng dẫn HS nói tiếp để hoàn thành câu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò (2’)

- C1: Tên sách – thường chứa đựng nhiều ý nghĩa.

Tác giả - người viết sách báo.

Nhà xuất bản – nơi cuốn sách ra đời.

Mục lục - thể hiện các mục chính và vị trí của chúng.

- C2: Qua tên sách, em có thể được điều gì.

- C3: 1-c; 2-a; 3-d; 4-b

- C4: a. Phần 2 của cuốn sách có các mục Xương rồng, Thông, Đước.

b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em phải đọc trang 25

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.

- 1-2 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm 4, thực hiện theo yêu cầu.

- 4-5 nhóm lên bảng.

(19)

- GV cho HS thực hành quan sát quyển sách Tiếng Việt lớp 2 và nêu tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.

- GV nhận xét, tuyên dương giờ học.

- Nhắc HS cần phải giữ gìn sách vở cẩn thận.

- HS chia sẻ.

- Lắng nghe

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY.

...

...

..

Ngày soạn : 12/10/2021 Ngày dạy : 20/10/2021

Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021

TOÁN

BÀI 23: LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Luyện tập, suy nghĩ, tìm tòi lời giải và trình bày bài giải: Bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huông gần với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng. Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề Toán học ; năng lực giao tiếp Toán học ; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

- Phát triển phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác, tự tin trong khi làm việc nhóm và cá nhân; yêu thích học toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thẻ Đ/S…..

- Học sinh: SHS, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (5’)

- GV nêu yêu cầu.

- GV NX, bổ sung.

- Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

- GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể: 3 bước + Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

+ Viết đáp số.

2.Hoạt động thực hành - luyện tập(25’)

Bài 1:

- HS chia sẻ những tình huống trong thực tế có liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- HS lắng nghe.

(20)

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Quan sát tranh suy nghĩ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Y/c HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất theo 3 bước.

- Đọc lại bài giải.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- GV nhận xét, chốt kt, chuyển bài tiếp theo.

Bài 2:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Quan sát tranh suy nghĩ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu Hs suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- Đọc lại bài giải?

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Gv nhận xét, tuyên dương, chốt ở bài tập 2 các con được giải bài toán liên quan đến phép trừ.

Bài 3:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Hướng dẫn Hs phân tích bài toán. Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết Tuấn có bao nhiêu bưu ảnh ta làm như thế nào?

- Hs làm bài cá nhân vào vở thực hiện theo 3 bước.

- Nêu lời giải khác.

- GV nhận xét, chốt.

Bài 4:

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ trả lời.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số.

Tú có số con thú nhồi bông là:

12 - 3 = 11 (con)

Đáp số: 11 con thú nhồi bông - Hs đọc

- Hs nêu.

- HS đọc thầm bài toán.

- HS thực hiện.

- HS chọn số và phép tính thích hợp cho các ô (?) đặt trong phần phép tính giải; chọn số thích hợp cho ô (?) đặt trong phần Đáp số.

Thủy cắt được số bông hoa là:

17 – 9 = 8 (bông) Đáp số: 8 bông hoa - Hs đọc.

- Hs nêu.

- HS đọc thầm bài toán.

Hs trả lời.

- HS suy nghĩ giải bài toán.

- Ta có:

Bài giải

Tuấn có số bưu ảnh là:

24- 10 = 14 (bưu ảnh )

Đáp số : 14 bưu ảnh - Hs nêu.

(21)

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Hướng dẫn Hs phân tích bài toán. Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết phòng tập thể dục có bao nhiêu chiếc ghế nằm đẩy tạ ta làm thế nào?

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Gv nhận xét, đánh giá học sinh.

2. Hoạt động vận dụng (5p)

- GV yêu câu HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

* Củng cố, dặn dò (2 -3p)

- Bài học hôm nay, em giúp em ôn lại những gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- Gv nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.

- HS đọc thầm bài toán.

- Hs trả lời.

- HS suy nghĩ giải bài toán.

- Ta có:

Bài giải

Phòng tập thể dục có số chiếc ghế nằm đẩy tạ là:

11 – 4 = 7 (chiếc)

Đáp số: 7 chiếc ghế nằm đẩy tạ - HS suy nghĩ trả lời.

- HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- Bài học hôm nay, em giúp em ôn lại lời giải và trình bày bài giải: Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn là cần đọc kĩ đề bài xác định rõ các dạng toán

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

VIẾT: CHỮ HOA I, K

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết viết chữ viết hoa I, K cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa I,K cỡ nhỡ và cỡ vừa.

- HS: Vở Tập viết; bảng con, bút, phấn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu ( 5’)

Khởi động: hát và vận động theo lời bài hát: “ Chữ đẹp mà nết càng ngoan”

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới:UDCNTT

- HS hát và vận động theo lời bài hát

(22)

*HĐ 1: Hướng dẫn viết chữ hoa I, K ( 20’) - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa I ( cỡ nhỡ và cỡ nhỏ).

+ Chữ hoa I gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa I.

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

+ Nét 1: từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 5 cạnh bên phải đường kẻ dọc 3, viết nét cong trái, kéo dài them đến giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4.

+ Nét 2: Từ điểm kết thúc nét 1, kéo thẳng xuống đến đường kẻ ngang 2 rồi viết nét cong trái. Điểm kết thúc là giao điểm giữa đường kẻ dọc 3 và đường kẻ ngang 2.

- Tương tự cho HS quan sát và nhận xét độ cao, độ rộng chữ hoa K

- Chữ hoa K được viết bởi mấy nét?

- Chỡ hoa K giống chữ hoa I ở điểm nào?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa K.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

*HĐ 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. ( 6’) - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa K đầu câu.

+ Lưu ý HS khi viết chữ hoa K lia bút viết nối chữ i viết thường.

- Y/c HS chia sẻ cách đặt dấu thanh ở các chữ cái và vị trí đặt dấu chấm cuối câu

- Hs quan sát - 2-3 HS chia sẻ.

- Chữ hoa I cỡ nhỡ cao 5 li, rộng 2 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 1 li

- 2 nét

- Hs theo dõi - Hs theo dõi

- Chữ hoa K cỡ nhỡ cao 5 li, rộng 5 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 2,5 li

- 2 nét

- Giống cách viết nét 1, nét 2 - HS luyện viết bảng con.

- HS nhận xét bảng con của bạn

- 3- 4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu sắc đặt trên chữ ê trong tiếng Kiến, dấu ngã trên chữ u trong tiếng cũng, dấu huyền trên chữ â trong tiếng đầy, dẩu hỏi trên chữ ô trong tiếng tổ

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái ô trong

(23)

3. Hoạt động thực hành, luyện tập ( 2’) -GV hướng dẫn hs về nhà viết bài

*Củng cố, dặn dò( 3’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học

tiếng tổ.

- HS lắng nghe cô giao nhiệm vụ

- HS chia sẻ quy trình viết chữ A

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TIẾNG VIỆT

NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN HỌA MI, VẸT VÀ QUẠ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ. Kể lại được câu chuyện dựa vào tranh.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: ( 3’)

- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể:

hát vận động bài “ Thật là hay”

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới:( 25’)

* HĐ1: Nghe kể chuyện (UDCNTT) GV chiếu slide tranh yêu cầu hs quan sát

- Gv chiếu các bức tranh y/c quan sát và đoán trên các loài chim có trong tranh - GV giới thiệu câu chuyện

- Gv kể câu chuyện lần 1

- Gv kể câu chuyện lần 2 kết hợp chỉ từng bức tranh

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh 1: Họa mi, vẹt và quạ nói chuyện gì với nhau?

+ Tranh 2: Họa mi, vẹt và quạ đến gặp chim hoàng anh vì chuyện gì?

-HS hoạt động tập thể: hát vận động bài “ Thật là hay”

- Lắng nghe

- HS quan sát và suy nghĩ nêu tên các loài chim có trong tranh: quạ, vẹt, họa mi, hoàng anh.

- Lắng nghe

- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

+ Tranh 1: Họa mi, vẹt và quạ không biết hát và ngưỡng mộ hoàng anh hát rất hay

+ Tranh 2: Họa mi, vẹt và quạ đến gặp chim hoàng anh vì muốn nhoqf hoàng anh dạy hát

(24)

+ Tranh 3: Vì sao quạ bỏ các bạn bay đi?

+ Tranh 4: Câu chuyện kết thúc như thế nào?

- Gv nhận xét, chốt ý kiến đúng

* HĐ2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

- Tổ chức cho HS thảo luận N4 kể lại câu chuyện .

- Gọi HS chia sẻ trước lớp( mời 2 HS xung phong kể lại câu chuyện trước lớp - mỗi em kể 2 đoạn – kể nối tiếp đến hết câu chuyện).

- GV động viên, khen ngợi. GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- GV nêu câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

3. HĐVận dụng: ( 5’)

- Gv hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: Kể cho người thân nghe câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ.

* Củng cố, dặn dò: ( 2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học. Dặn về nhà thực hiện hoạt động vận dụng: Kể cho người thân nghe câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ.

+ Tranh 3: Quạ bỏ các bạn bay đi vì ngày nào cũng học luyện hát, quạ chán nản, thiếu kiên nhẫn.

+ Tranh 4: Câu chuyện kết thúc họa mi và vẹt đã hát được với giọng êm ái còn quạ thì chỉ biết phát ra âm thanh buồn bã: quạ… quạ… quạ

- HS thảo luận theo N4, sau đó chia sẻ trước lớp.

- Hs chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe, nhận xét

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS chia sẻ: Hôm nay em được nghe- kể câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ.

- Lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: KHI TRANG SÁCH MỞ RA ( TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng rõ ràng một văn bản thơ; Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh quan sát được.Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu nội dung bài: Sách mang cho ta bao điều kì diệu, sách mở ra trước mắt chúng ta cả một thế giới sinh động và hấp dẫn. Nhờ đọc sách chúng ta biết nhiều điều hơn.

(25)

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Biết chia sẻ về những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài học.

- Yêu quý sách, có thêm cảm hứng để đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh minh họa.

- HS: SGK, Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: ( 5’)

+ Khởi động:

- Gọi HS đọc bài Cuốn sách của em.

- Nói một số điều thú vị mà em học được từ bài học đó?

- Nhận xét, tuyên dương.

+ Kết nối: Nói tên những cuốn sách mà em đã đọc; Giới thiệu về cuốn sách mà em thích nhất.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐhình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Đọc văn bản ( 30’)

- GV đọc mẫu: giọng đọc giọng đọc vui vẻ, háo hức.

- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- GV yc HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 1 - GV theo dõi HS đọc, phát hiện từ HS đọc chưa đúng ghi bảng: trang sách, trời xa, xích lại, sau nữa, chân trời,…

- GV yc HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 2 - GVHD HS cách ngắt nhịp các khổ thơ - GV nhận xét

- Luyện đọc nối tiếp các khổ thơ trong nhóm: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc - HS nx, tuyên dương HS

- HS đọc toàn bài

*Củng cố, dặn dò: 5’

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV nhận xét giờ học. Dặn về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe.

- 3 HS đọc nối tiếp

- HS chia sẻ điều thú vị mà em học được từ bài học Cuốn sách của em.

- HS chia sẻ theo cảm nhận riêng của mình

- Cả lớp theo dõi GV đọc

- 4 HS đọc nối tiếp lần 1

- HS đọc từ khó. ( cá nhân, nhóm, lớp)

- 4 HS đọc nối tiếp ( 2 lượt) - HS theo dõi và luyện đọc - HS nx

- HS luyện đọc nối tiếp các khổ thơ theo nhóm bốn.

- HS các nhóm thi đọc - HS nx

- HS đọc toàn bài - HS nêu cảm nhận -Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

(26)

TOÁN

BÀI 24: LUYỆN TẬP CHUNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Điều chỉnh theo cv 3969: 2 tiết dạy trong 1 tiết. Không làm bài 2 trang 50; bài 5 , 6 trang 51

- Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn. Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày. Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

- Phát triển phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác, tự tin trong khi làm việc nhóm và cá nhân; yêu thích học toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, bảng phụ

- Học sinh: SHS, VBT, nháp ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động (5’)

- GV nêu yêu cầu.

- GV NX, bổ sung.

- Yêu cầu HS ôn lại tiến trình suy nghĩ giải bài toán có lời văn:

- GV giới thiệu thao tác mới trong tiến trình giải bài toán có lời văn, đó là viết bài giải của bài toán, cụ thể: 3 bước + Viết câu lời giải.

+ Viết phép tính.

+ Viết đáp số.

- GV giới thiệu và ghi tên bài : Toán luyện tập chung

- Yêu cầu học sinh đọc tên bài 2.Hoạt động thực hành - luyện tập(25p)

Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Quan sát tranh suy nghĩ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Y/c HS suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất theo 3 bước.

- HS chia sẻ những tình huống trong thực tế có liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc tên bài

- HS đọc thầm bài toán.

- HS suy nghĩ trả lời.

- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ

Rạp xiếc có tất cả số diễn viên thú là

(27)

- Yêu cầu hs đọc - Đọc lại bài giải.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- GV nhận xét, chốt kt, chuyển bài tiếp theo.

Bài 3:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Quan sát tranh suy nghĩ bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu Hs suy nghĩ giải bài toán theo tiến trình giải bài toán có lời văn đã thống nhất.

- Đọc lại bài giải?

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

- Gv nhận xét, tuyên dương, chốt ở bài tập 2 các con được giải bài toán liên quan đến phép trừ.

Bài 4:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài toán.

- Hướng dẫn Hs phân tích bài toán. Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết Phú còn lại bao nhiêu chiếc bút chì ta làm như thế nào?

- Hs làm bài cá nhân vào vở thực hiện theo 3 bước.

- Nêu lời giải khác.

- GV nhận xét, chốt.

1. Hoạt động vận dụng (5p)

- GV yêu câu HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

* Củng cố, dặn dò (2 -3p)

- Bài học hôm nay, em giúp em ôn lại những gì?

là:

8 + 5 = 13 (diễn viên) Đáp số:13 diễn viên thú - Hs đọc

- Hs nêu.

- HS đọc thầm bài toán.

- HS thực hiện.

- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ

Buổi chiều siêu thị bán được số thùng táo là:

30 – 10 = 20 (thùng) Đáp số: 20 thùng táo - Hs đọc.

- Hs nêu.

- HS đọc thầm bài toán.

Hs trả lời.

- HS suy nghĩ giải bài toán.

- Ta có:

Bài giải

Phú còn lại số chiếc bút chì là:

12- 6 = 6 (chiếc )

Đáp số : 6 chiếc bút chì

- HS tự nêu một bài toán trong thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ.

- Bài học hôm nay, em giúp em ôn lại lời giải và trình bày bài giải: Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ.

(28)

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- Gv nhận xét giờ học; Về nhà hoàn thành các bài tập 2, 5, 6 dưới sự hướng dẫn của bố mẹ hoặc người thân.

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn là cần đọc kĩ đề bài xác định rõ các dạng toán

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Ngày soạn : 12/10/2021 Ngày dạy : 21/10/2021

Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2021

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: KHI TRANG SÁCH MỞ RA ( TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng rõ ràng một văn bản thơ; Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh quan sát được.Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu nội dung bài: Sách mang cho ta bao điều kì diệu, sách mở ra trước mắt chúng ta cả một thế giới sinh động và hấp dẫn. Nhờ đọc sách chúng ta biết nhiều điều hơn.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Biết chia sẻ về những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài học.

- Yêu quý sách, có thêm cảm hứng để đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh minh họa.

- HS: SGK, Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: ( 3’)

+ Khởi động:

- Gọi HS đọc bài Cuốn sách của em.

- Nói một số điều thú vị mà em học được từ bài học đó?

- Nhận xét, tuyên dương.

+ Kết nối: Nói tên những cuốn sách mà em đã đọc; Giới thiệu về cuốn sách mà em thích nhất.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐhình thành kiến thức mới Hoạt động 2. Trả lời câu hỏi ( 10’) - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.67.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong

- 3 HS đọc nối tiếp

- HS chia sẻ điều thú vị mà em học được từ bài học Cuốn sách của em.

- HS chia sẻ theo cảm nhận riêng của mình

- HS đọc câu hỏi

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

(29)

VBTTV/tr.33.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

C1: Sắp xếp các sự vật sau theo thứ tự được nhắc đến trong khổ thơ đầu.

C2: Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ thấy gì trong những trang sách?

C3: Theo em khổ thơ cuối ý nói gì?

C4: Tìm các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ.

- GV hỏi: Bài thơ đã giúp em nhận ra điều gì về thời gian?

* Qua bài học ngày hôm nay con đã hiểu được điều gì?

b. Luyện đọc lại ( 10’)

- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

4. Hoạt động luyện tập theo văn bản đọc ( 10’)

Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ thứ hai hoặc thứ 3

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.67.

- HS làm việc theo nhóm đôi

- Gọi HS đại diện nhóm trình bày kết quả, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.34.

- GV nhận xét, tuyên dương

Bài 2: Đặt 1 câu viết về một cuốn chuyện

M: Truyện Tích Chu nói về tình cảm bà cháu

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.67.

- GV HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

*Củng cố, dặn dò: 2’

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

C1: Thứ tự đúng: cỏ dại, cánh chim, trẻ con, người lớn.

C2: Trong khổ thơ thứ 2, bạn nhỏ thấy biển, cánh buồm, rừng, gió; Trong khổ thơ thứ 3, bạn nhỏ thấy lửa, ao, giấy.

C3: Đáp án C. Trong trang sách có nhiều điều thú vị về cuộc sống

C4: Các tiếng cùng vần là: lại – dại;

đâu – sâu; gì – đi.

- HS: Bài thơ đã cho em hiểu được giá trị của việc đọc sách.

- Cần phải biết giữ gìn sách vở, tích cực đọc sách để mở mang kiến thức.

- HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ bất kì.

-1 - 2 HS đọc.

- Hs thực hiện thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày

- Từ ngữ chỉ vật trong khổ thơ 2: trang sách, biển, cách buồm, rừng, gió

- Từ ngữ chỉ vật trong khổ thơ 3: trang sách, lửa, giấy, ao

- HS nhận xét.

- HS đọc - HS thực hiện

VD: Câu chuyện Niềm vui vủa Bi và Bống nói về tình cảm anh em.

- Hs chia sẻ

Qua bài học em cảm Bài thơ rất hay và

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến tiểu cầu bằng máy tách tế bào.. 4.2.2.1 Ảnh hưởng của loại máy tách tế bào tới

Cũng cố kĩ năng ước lượng độ dài của một số đồ vật (theo đơn vị xăng-ti-mét) rồi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo và kiểm tra lại. - Thông qua hoạt động

Yêu cầu HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4: (chiếu yêu cầu lên màn hình) + Ước lượng độ dài của một số đồ vật theo đơn vị xăng-ti-mét, sau đó nhóm trưởng ghi lại các

PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A.

Chúng ta có thể khái quát kiểm định chất lượng thư viện đại học là một trong những yêu cầu của kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, là yếu tố nhằm bảo

- GV cho HS thảo luận nhóm 6 để thực hiện chọn đơn vị đo,sau đó đo và ghi chép kết quả đo vào “ Mẫu phiếu thực hành đo độ dài “. - Từng nhóm lên trình bày kết quả, các

Các em về nhà ôn lại bài và xem trước bài. diện tích hình chữ

Hỏi tờ giấy màu xanh có diện tích lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ bao nhiêu