• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hóa 10 Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron | Giải Hóa học 10 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hóa 10 Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron | Giải Hóa học 10 Cánh diều"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron

A/ Câu hỏi đầu bài

Mở đầu trang 26 Hóa học 10: Cho biết sự phân bố electron theo lớp của các nguyên tử H, He, Li như sau:

Dựa vào hình 5.1, hãy cho biết số electron tối đa ở lớp K của các nguyên tử có số hiệu nguyên tử Z ≥ 2 là bao nhiêu. Theo em, thứ tự phân bố electron vào lớp vỏ nguyên tử như thế nào?

Trả lời:

- Trong hình 5.1 có He (Z = 2) và Li (Z > 2), ta thấy lớp K của 2 nguyên tử này đều có 2 electron ⇒ số electron tối đa ở lớp K của các nguyên tử có số hiệu nguyên tử Z

≥ 2 là 2.

- Thứ tự phân bố electron vào lớp vỏ nguyên tử: Các electron sẽ được phân bố lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài. Mỗi lớp có số electron đối đa xác định, như lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ 2 có tối đa 8 electron,…

I. Lớp và phân lớp electron 1. Lớp electron

Câu hỏi 1 trang 26 Hóa học 10: Vì sao số AO trong một lớp luôn bằng một nửa số electron tối đa thuộc lớp đó?

Trả lời:

Vì mỗi AO chứa tối đa 2 electron nên số AO trong một lớp luôn bằng một nửa số electron tối đa thuộc lớp đó.

(2)

Luyện tập 1 trang 27 Hóa học 10: Lớp ngoài cùng của nitrogen (Z = 7) có bao nhiêu electron, bao nhiêu AO?

Trả lời:

Số hiệu nguyên tử (Z) = số electron ⇒ Nitrogen có 7 electron được phân bố vào 2 lớp:

+ Lớp thứ nhất chứa 2 electron, phân bố vào 1 AO.

+ Lớp thứ hai chứa 5 electron, phân bố vào 4 AO.

Như vậy lớp ngoài cùng của nitrogen chứa 5 electron, phân bố vào 4 AO.

2. Phân lớp electron

Câu hỏi 2 trang 27 Hóa học 10: Các ô (1), (2), (3), (4) trong hình dưới đây liên hệ với nội dung nào về cấu tạo lớp vỏ nguyên tử?

Trả lời:

Các ô (1), (2), (3), (4) trong hình liên hệ với lớp electron.

Chú ý:

Lớp K, n =1 có 1 phân lớp, Lớp L, n = 2 có 2 phân lớp, Lớp M, n = 3 có 3 phân lớp, Lớp N, n = 4 có 4 phân lớp.

(3)

Câu hỏi 3 trang 27 Hóa học 10: Lớp electron thứ tư (n = 4) có bao nhiêu phân lớp và kí hiệu các phân lớp này là gì?

Trả lời:

Lớp electron thứ tư (n = 4) có 4 phân lớp. Kí hiệu là 4s, 4p, 4d và 4f.

Câu hỏi 4 trang 27 Hóa học 10: Tính số electron tối đa (bão hòa) trên mỗi phân lớp ns, np, nd, nf

Trả lời:

Vì mỗi AO chứa tối đa 2 electron nên ta có:

Phân lớp ns np nd nf

Số AO 1 3 5 7

Số electron tối đa (bão hòa)

2 6 10 14

II. Cấu hình electron nguyên tử

1. Cách viết cấu hình electron nguyên tử

Luyện tập 2 trang 28 Hóa học 10: Viết cấu hình electron của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 1 đến 20.

Trả lời:

Số hiệu nguyên tử (Z) Cấu hình electron

1 1s1

2 1s2

3 1s22s1

4 1s22s2

5 1s22s22p1 6 1s22s22p2 7 1s22s22p3

(4)

8 1s22s22p4 9 1s22s22p5 10 1s22s22p6 11 1s22s22p63s1 12 1s22s22p63s2 13 1s22s22p63s23p1 14 1s22s22p63s23p2 15 1s22s22p63s23p3 16 1s22s22p63s23p4 17 1s22s22p63s23p5 18 1s22s22p63s23p6 19 1s22s22p63s23p64s1 20 1s22s22p63s23p64s2

2. Biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital

Luyện tập 3 trang 29 Hóa học 10: Biểu diễn cấu hình theo orbital (chỉ với lớp ngoài cùng) các nguyên tử có Z từ 1 đến 20. Xác định số electron độc thân của mỗi nguyên tử.

Số hiệu nguyên tử Z

Orbital lớp ngoài cùng Số electron độc thân

1 1

2 0

(5)

3 1

4

5 1

6 2

7 3

8 2

9 1

10 0

11 1

12 0

(6)

13 1

14 2

15 3

16 2

17 1

18 0

19 1

20 0

III. Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố dựa theo cấu hình electron của nguyên tử

Luyện tập 4 trang 30 Hóa học 10: Dự đoán tính chất hóa học cơ bản (tính kim loại, tính phi kim, tính trơ) của các nguyên tố có Z từ 1 đến 20.

(7)

Trả lời:

Số hiệu nguyên tử (Z) Cấu hình electron Tính chất hóa học cơ bản

1 1s1 Tính kim loại

2 1s2 Tính kim loại

3 1s22s1 Tính kim loại

4 1s22s2 Tính kim loại

5 1s22s22p1 Tính phi kim

6 1s22s22p2 Tính phi kim

7 1s22s22p3 Tính phi kim

8 1s22s22p4 Tính phi kim

9 1s22s22p5 Tính phi kim

10 1s22s22p6 Khí hiếm (tính trơ)

11 1s22s22p63s1 Tính kim loại

12 1s22s22p63s2 Tính kim loại

13 1s22s22p63s23p1 Tính kim loại

14 1s22s22p63s23p2 Tính phi kim

15 1s22s22p63s23p3 Tính phi kim

16 1s22s22p63s23p4 Tính phi kim

17 1s22s22p63s23p5 Tính phi kim

18 1s22s22p63s23p6 Khí hiếm (Tính trơ) 19 1s22s22p63s23p64s1 Tính kim loại

20 1s22s22p63s23p64s2 Tính kim loại

(8)

Bài tập

Bài 1 trang 30 Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(a) Orbital 1s có dạng hình cầu, orbital 2s có dạng hình số tám nổi.

(b) Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 1s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 2s.

(c) Trong một nguyên tử*, năng lượng của electron thuộc AO 2s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 2p.

(d) Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 2s gần bằng năng lượng của electron thuộc AO 2p.

(*) Ngoại trừ nguyên tử H có năng lượng các phân lớp trong một lớp là bằng nhau.

Trả lời:

(a) Sai. Các orbital s đều có dạng hình cầu.

(b) Đúng.

(c) Sai. Các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.

(d) Đúng.

Bài 2 trang 30 Hóa học 10: Nguyên tử nguyên tố X có hai lớp electron, trong đó có một electron độc thân. Vậy X có thể là những nguyên tố nào?

Trả lời:

Cấu hình electron theo orbital của nguyên tố X có thể là

(9)

Vậy X có thể là Z = 3 (Li) hoặc Z = 5 (Bo) hoặc Z = 9 (F).

Bài 3* trang 30 Hóa học 10: Cấu hình electron của các ion được thiết lập bằng cách nhận hoặc nhường electron, bắt đầu từ phân lớp ngoài cùng của cấu hình electron nguyên tử tương ứng.

a) Viết cấu hình electron của ion Na+ và ion Cl-.

b) Nguyên tử Cl nhận 1 electron để trở thành ion Cl-, electron này xếp vào AO thuộc phân lớp nào của Cl? AO đó là AO trống, chứa 1 hay 2 electron?

Trả lời:

a) Cấu hình electron của Na (Z = 11): 1s22s22p63s1. Nguyên tử Na nhường 1 electron để được ion Na+.

⇒ Cấu hình electron của Na+ là 1s22s22p6.

Cấu hình electron của Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5. Nguyên tử Cl nhận 1 electron để được ion Cl-.

⇒ Cấu hình electron của Cl- là 1s22s22p63s23p6

b) Cấu hình theo orbital lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl

Nguyên tử Cl nhận 1 electron để trở thành ion Cl-, electron này xếp vào AO thuộc phân lớp 3p của Cl. AO đó là AO chứa 1 electron.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngược lại, nếu AO chứa đủ hai electron thì các electron đó gọi là electron ghép đôi (kí hiệu bởi hai mũi tên ngược chiều nhau ↑↓). Hình thành kiến thức mới 10 trang 30

Hình thành kiến thức mới 10 trang 39 SGK Hóa học 10: Quan sát hình 5.2, dựa vào cấu hình electron nguyên tử, hãy nhận xét mối quan hệ giữa số electron hóa trị của

Trả lời:.. Các ion Na + và Cl - mang điện tích trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử NaCl. - Ion Cl - có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 8

(d) Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân. Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 1 amu. Là nguyên tử nhẹ nhất trong số các nguyên tử được biết cho đến nay.

Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo nào. Giả sử, ta có thể chụp ảnh một electron ở một thời điểm nào đó, nếu

- Năm 1866, J Newlands (Niu-lan, người Anh) đã xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng khối lượng nguyên tử thành các octave (quãng tám), trong đó nguyên tố thứ

b*) Giải thích vì sao sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng là nguyên nhân quyết định đến sự biến đổi tính tuần hoàn về tính chất hóa học của các

Lớp ngoài cùng của nguyên tử nitrogen có 5 electron, nên nguyên tử nitrogen có xu hướng nhận thêm 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững (8 electron ở