• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 5: 4->9/10/2021 Tiết 9, 10

I. NỘI DUNG BÀI HỌC:

Bài 7: NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN

1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến :

* Chế độ phong kiến các nước phương Đông: Hình thành sớm, phát triển muộn, thời gian suy vong kéo dài.

* Chế độ phong kiến các nước phương Tây: Hình thành muộn, phát triển sớm, kết thúc sớm hơn phương Đông.

2. Cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến :

* Cơ sở kinh tế :

- Nông nghiệp là chính, ngoài ra còn kết hợp một số nghề thủ công, chăn nuôi.

- Sản xuất nông nghiệp bị đóng kín ở công xã nông thôn (phương Đông), lãnh địa phong kiến (châu Âu).

- Phương thức bóc lột của lãnh chúa và địa chủ bằng địa tô.

- Riêng ở châu Âu sang thế kỉ XI, công thương phát triển.

* Cơ sở xã hội :

Xã hội có 2 giai cấp cơ bản là :

- Phương Đông : Địa chủ -nông dân lĩnh canh.

- Phương Tây : Lãnh chúa và nông nô . 3. Nhà nước phong kiến :

- Thể chế nhà nước : Chế độ quân chủ, vua nắm quyền hành tối cao.

- Chế độ quân chủ ở phương Đông hình thành từ thời cổ đại và sang xã hội phong kiến quyền lực của vua tăng hơn.

- Ở phương Tây lúc đầu quyền lực vua bị hạn chế, sang thế kỉ XV quyền lực ngày càng tập trung trong tay vua.

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU BÀI:

Dựa sgk trả lời:

- Xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu hình thành từ bao giờ ( thời gian cụ thể)?

- Nêu thời gian xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu phát triển ( thời gian cụ thể).

- Nêu thời gian xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu suy yếu ( thời gian cụ thể).

- Nhận xét về thời gian hình thành, phát triển, suy yếu của xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu .

- Nêu cơ sở kinh tế, xã hội của xã hội phong kiến.

- Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành gọi là chế độ quân chủ.

(2)

III. DẶN DÒ HỌC TIẾT SAU:

- Tìm hiểu về tổ chức nhà nước thời Ngô.

- Tìm hiểu về Đinh Bộ Lĩnh.

- Đinh Bộ Lĩnh làm gì để thống nhất đất nước.

I. NỘI DUNG BÀI HỌC:

Phần II : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX . Chương I : BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ-ĐINH-TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

BÀI 8 NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP

1. Nước ta dưới thời Ngô:

a.Ngô Quyền dựng nền độc lập:

- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh- Hà Nội).

- Bỏ chức “tiết độ sứ”.

- Xây dựng bộ máy nhà nước:

+ Ở trung ương : Vua đứng đầu quyết định mọi việc, đặt ra các chức quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương: Đứng đầu các châu là thứ sử, cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

* Bộ máy nhà nước thời Ngô đơn giản nhưng thể hiện nền tự chủ.

b. Tình hình chính trị cuối thời Ngô:

- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tíếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi .

- Năm 950, Ngô Xương Văn giành được ngôi vua, nhưng

- Năm 965, Ngô Xương Văn mất , cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào tiếp diễn ,đất nước xảy ra lọan 12 sứ quân -> Đất nước rối loạn.

* Hậu quả: Đất nước bị chia cắt, kinh tế sa sút, quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

2. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:

- Đinh Bộ Lĩnh liên kết quân Trần Lãm, sau đó lần lượt đánh bại các sứ quân còn lại.

- Năm 967, đất nước thống nhất.

- Ý nghĩa: Tạo điều kiện thuận lợi xây dựng đất nước và đánh thắng quân Tống.

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU BÀI:

- Ngô Quyền làm gì để xây dựng nền độc lập tự chủ?

- Việc bãi bỏ chức tiết độ sứ thể hiện điều gì ?

(3)

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô thể hiện như thế nào?

- Trình bày các nét tiêu biểu nước ta cuối thời Ngô ? - Loạn 12 sứ quân có hại gì cho đất nước ?

- Nêu khó khăn nước ta cuối thời Ngô ?

- Trình bày quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. Ý nghĩa của việc đất nước được thống nhất ?

III. DẶN DÒ HỌC TIẾT SAU:

Chuẩn bị bài 9.

- Nhà Đinh làm gì để xây dựng đất nước?

- Tổ chức bộ máy chính quyền thời Tiền Lê được thể hiện như thế nào?

- Tìm hiễu diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Những biện pháp nhà Nguyễn đã thực hiện để lập lại chế độ phong kiến tập quyền (hành chính, luật pháp, quân đội, đối ngoại).. - Tình hình kinh tế nước ta dưới thời

A. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài

Hoạt động 1: Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhân dân ta cực nhục là:.. -Chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính

- Ngoài vũ khí cổ truyền, quân chính quy được trang bị hoả khí mua của phương Tây như đại bác, súng trường, thuyền máy, thuốc nổ...Các loại súng thần công, đại bác

☐ Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán..

Nhà Nguyễn củng cố chế độ phong kiến-sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc - Để khuyến khích khẩn hoang, chúa Nguyễn cho phép tư hữu về ruộng đất, từ đó hình thành một

Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong

hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài.. hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng suy vong kéo