• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề KTHK II lớp 9 năm học 2019-2020 môn Ngữ văn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề KTHK II lớp 9 năm học 2019-2020 môn Ngữ văn"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.

Câu 1 2 3 4

Đáp án A D A B

II. TỰ LUẬN (8.0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (3.0 điểm)

a. Viết đúng hình thức đoạn văn. 0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: HS bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc

đọc sách. 0.25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. 2.0

HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đưa ra được những suy nghĩ riêng và lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

- Giải thích: Sách là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần của nhân loại…

- Ý nghĩa:

+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, con đường tích lũy và nâng cao vốn tri thức của bản thân; tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống…

+ Đọc sách để rèn luyện nhân cách, làm phong phú tâm hồn.

+ Đọc sách để rèn luyện khả năng tư duy và óc sáng tạo.

+ Đọc sách là một hình thức giải trí, giảm căng thẳng…

- Bàn luận, mở rộng:

+ Phê phán thái độ thờ ơ, lười đọc sách; không biết chọn sách để đọc, đọc không chuyên sâu...

+ Mỗi người cần có thói quen đọc sách, biết lựa chọn sách phù hợp; có phương pháp đọc khoa học, hiệu quả…

0.5

1.0

0.5

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ

nghĩa tiếng Việt.

0.25

Câu 2 (5.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận; thân bài triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng được các

thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

4.0

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

0.5

2. Thân bài a. Khái quát

- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành; Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác.

- Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn nỗi xót đau của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Đoạn thơ thể hiện sự xúc động của tác giả trước khi vào trong lăng viếng Bác.

0.25

(2)

b. Cảm nhận, phân tích

* Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian cảnh vật bên ngoài lăng - Câu thơ mở đầu là lời thông báo của người con miền Nam ra thăm lăng Bác.

Cách xưng hô “con-Bác” mang đậm chất Nam Bộ, gợi sự gần gũi, thân mật;

thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng của nhà thơ đối với Bác.

- Cụm từ “ở miền Nam” gợi tình cảm thân thương ruột thịt giữa Bác với đồng bào miền Nam - mảnh đất thành đồng chống Mỹ, nơi Bác bắt đầu hành trình đi tìm đường cứu nước.

- Ba câu thơ tiếp theo là tâm trạng xúc động của nhà thơ khi ngắm nhìn không gian, cảnh vật bên lăng Bác. Thán từ “Ôi” đã thể hiện niềm thán phục, tự hào trước vẻ đẹp thân thuộc của thiên nhiên và sức sống mãnh liệt của cây tre.

- Biện pháp ẩn dụ “hàng tre xanh xanh Việt Nam”, “bão táp mưa sa”

tượng trung cho sức sống mãnh liệt và phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, không bị khuất phục trước khó khăn, thử thách.

1.0

* Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng viếng Bác - Hình ảnh “mặt trời trên lăng” là bút pháp tả thực để chỉ một thực thể trong vũ trụ, là mặt trời của thiên nhiên.

- “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Cũng giống như mặt trời của thiên nhiên mang lại ánh sáng, hơi ấm cho muôn loài, Bác đã mang lại ánh sáng cách mạng, đưa dân ta thoát khỏi nô lệ, lầm than. Qua đó, nhà thơ ca ngợi sự vĩ đại, vai trò và công lao to lớn của Bác với dân tộc Việt Nam. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính, ngưỡng mộ và lòng biết ơn vô hạn đối với Bác.

- Điệp ngữ “ngày ngày” kết hợp với hình ảnh “dòng người” gợi tả sự lặp lại của thời gian, gợi ra biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn, thành kính vào lăng viếng Bác. Qua đó khẳng định tình cảm của người dân Việt Nam đối với Bác là vô bờ, bất tận; tình cảm đó đã trở thành chân lí như vòng tuần hoàn của thời gian.

- Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”, hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân”

gợi nhiều ý nghĩa: mỗi người đến thăm Bác là một bông hoa và dòng người đi trong thương nhớ chính là tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân của Người… Qua đó thể hiện niềm kính yêu thiết tha và lòng biết ơn, sự tiếc thương vô hạn của nhà thơ và nhân dân với Bác.

1.25

c. Đánh giá

- Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc; vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót, tự hào. Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa giàu tính ẩn dụ, tượng trưng; giàu chất suy tưởng và chất trữ tình.

- Đoạn thơ đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc, sự biết ơn vô hạn và tình cảm nhớ thương tha thiết của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với Bác.

0.5

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.

- Liên hệ, mở rộng.

0.5 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ

nghĩa tiếng Việt.

0.25

Tổng điểm 10.0

Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.

Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0.5.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài thơ cho chúng ta thấy sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã. hi sinh vì

Với cảm xúc dạt dào, lời thơ tha thiết, hình tượng thơ độc đáo, sử dụng điệp từ...đoạn thơ cho thấy những suy nghĩ sâu sắc về người bà kính yêu, về bếp lửa và niềm

-Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, trong sáng, tha thiết; thể hiện tình cảm yêu mến, lòng biết ơn của học sinh đối với thầy

Siêu âm khớp, đặc biệt siêu âm Doppler năng lượng khảo sát trực tiếp các khớp bị tổn thương (tổn thương màng hoạt dịch, viêm gân, bào mòn xương) cho phép

Hình tượng cây tre góp phần thể hiện tình cảm nhà thơ cũng như của toàn dân đối với Bác : lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc khi vào lăng viếng Bác : ( 2 điểm )..

- Hiểu nội dung của bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ..

Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả, đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện cảm xúc, tình cảm của nhà thơ. Chỉ ra nét độc đáo trong cách

- Nội dung : Bài thơ thể hiện niềm xúc động, niềm thành kính thiêng liêng, biết ơn của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. -